What's new

Phổ biến kiến thức di truyền ( phần đại cương), 1 bài/tuần

http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/inheritance/chromosomalinheritance
Có phải rối loạn NST được di truyền ?

Mặc dù có thể di truyền một số loại bất thường NST, nhưng hầu hết các rối loạn NST (như hội chứng Down và hội chứng Turner) không thể truyền từ một thế hệ sang thế hệ kế tiếp.

Một số rối loạn NST gây ra bởi các thay đổi trong số lượng NST. Những thay đổi này không di truyền, nhưng xảy ra như những ?hiện tượng ngẫu nhiên trong suốt quá trình sản sinh tế bào (trứng và tinh trùng). Một sai sót trong phân bào gọi là không phân cắt ( nondisjunction) kết quả của sự sản sinh tế bào với số lượng NST bất thường. Chẳng hạn, một tế bào sinh sản có thể đột nhiên tăng ?hay giảm mỗi bản sao của một NST. Nếu một trong số những tế bào sinh sản không diển hình này đóng góp nguyên liệu di truyền tạo nên một đứa trẻ, đứa trẻ sẽ dư hoặc thiếu NST trong mỗi tế bào của cơ thể.

Những thay đổi trong cấu trúc NST cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn NST. Một số thay đổi trong cấu trúc NST có thể được di truyền, trong khi số khác xảy ra đột ngột ngẫu nhiên trong suốt quá trình sản sinh tế bào hoặc trong giai đoạn phát triên ban đầu của phôi thai. Do di truyền những thay đổi này khá phức tạp,nên người ta quan tâm đến loại bất thường NST muốn đề cập với chuyên gia di truyền học.

Một số tế bào ung thư cũng có những thay đổi trong cấu trúc và số lượng NST. Do những thay đổi này xảy ra trong tế bào soma (những tế bào không phải trứng và tinh trùng) nên chúng không thể truyền từ một hệ sang thế hệ kế tiếp.
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/inheritance/ethnicgroup;jsessionid=9B06F176309F390E8C38DD3CC2CD336B
Tại sao một số chủng tộc người lại có tần suất mắc một loại rối loạn di truyền cao hơn?

Một số rối loạn di truyền có tần suất cao ở những tộc người mà khi đến sống tại một khu vực địa lý đặc biệt họ đã sinh con đẻ cái. Người trong tộc thường thừa hưởng vốn gen chung của  tộc đó, truyền lại từ tổ tiên. Nếu một người trong tộc này kế thừa gen qui định chứng bệnh nào đó- gây ra bởi đột biến, thì loại bệnh đặc thù đó có thể có tần suất cao trong  tộc.

Các ví dụ về những rối loạn di truyền thường gặp trong những nhóm chủng tộc đặc biệt là thiếu máu hồng cầu hình liềm, có tần suất cao đối với người sống ở Phi châu, Mỹ la tinh và Địa Trung hải; bệnh Tay-Sach  dễ bắt gặp với tổ tiên người Do thái  Ashkenazi (vùng Trung tâm châu âu và Đông âu), người Canada, Pháp. Tuy nhiên, điều cần chú ý là những dị tật này có thể xảy ra ở bất kì chủng tộc nào.
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/inheritance/penetranceexpressivity
Khái niệm Độ thấm và Độ biểu hiện là gì?

Độ thấm (Reduced penetrance ) và Độ biểu hiện  (variable expressivity ) là hai  yếu tố tác động tới kết quả của mỗi biến đổi di truyền đặc thù. Thường hai yếu tố này ảnh hưởng tới rối loạn di truyền theo qui luật trội NST thường, đôi khi là lặn NST thường.

Độ thấm
Độ thấm là tỉ lệ số người mang một biến đổi di truyền đặc thù (như một đột biến tại một gen chuyên biệt) biểu hiện thành các dấu hiệu và triệu chứng của một rối loạn di truyền. Nếu người ?nào mang đột biến nhưng không phát triển các dị tật trong tương lai, lúc ấy qui ước độ thấm giảm hoặc bằng không. Thường độ thấm giảm đối với các loại ung thư quen thuộc. Chẳng hạn, những người ?mang gen đột biến của gen BRCA1 hay BRCA2, ?ung thư sẽ đeo đuổi ?suốt đời, nhưng một số người sẽ không bị như vậy. Bởi vậy, bác sỹ không thể dự đoán người nào mang đột biến ?ung thư sẽ phát triển hay khối u khi nào sẽ bộc phát.

Có lẽ độ thấm giảm là kết quả của sự tổ hợp các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống, và nhiều yếu tố chưa biết khác. Hiện tượng giảm độ thấm gây không ít gian nan cho chuyên gia di truyền để liệt kê bệnh sử của một gia đình và dự đoán nguy cơ truyền rối loạn di truyền tới những thế hệ sau.

Độ biểu hiện
Mặc dù vài rối loạn di truyền khi biểu hiện ít thấy biến đổi, còn hầu hết đều để lại dấu hiệu và triệu chứng khác nhau đối với người bị ảnh hưởng bởi rối loạn. Biến đổi độ biểu hiện được coi là một tập hợp dấu hiệu và triệu chứng ở những người khác nhau cùng mắc một rối loạn di truyền. Chẳng hạn, tương lai hội chứng Marfan sẽ biến đổi biểu hiện rộng rãi - chỉ số ít người có triệu chứng nhẹ (như biểu hiện thân cao và ốm, ngón tay mảnh khảnh), trong khi số khác phải trải nghiệm cuộc sống cùng nỗi ?lo âu về bệnh tim mạch. Mặc dù tương lai hội chứng Marfan biến đổi khôn lường, nhưng hầu như người mắc chứng Marfan đều có cùng gen đột biến (FBN1).

Trong lúc sự tổ hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống có lẽ là nguyên nhân làm độ thấm giảm, thì nguyên nhân làm biến đổi độ biểu hiện hầu như vẫn chưa được xác định. Nếu một rối loạn di truyền có những dấu hiệu và triệu chứng biến đổi khôn lường, thật gian nan để chẩn đoán.
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/genome
Hệ gen là gì ?

Hệ gen (genome) là toàn bộ DNA có trong cơ thể, gồm tất cả các gen của cơ thể. Mỗi hệ gen chứa toàn bộ thông tin cần để kiến tạo và duy trì cơ thể. Ở người, một bản sao hệ gen trọn vẹn gồm hơn 3 nghìn tỉ cặp base DNA được chứa đựng trong tất cả những tế bào có nhân (nucleus).

Thông tin thêm về hệ gen:
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/project/info.shtml
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/About/primer/genetics_genome.html
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/description

Kế hoạch hệ gen người là gì và tại sao nó lại quan trọng ?

Kế hoạch hệ gen người (Human Genome Project) là một nỗ lực nghiên cứu toàn cầu để xác định trình tự của hệ gen người và nhận dạng những gen con người chứa đựng. Viện NIH và ?U.S. Department of Energy phối hợp thực hiện. Ngoài ra tham gia kế hoạch còn có các trường đại học khắp nước Mỹ, các đối tác quốc tế ở Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và Trung quốc. Kế hoạch hệ gen người bắt đầu định hình từ 1990 và đã hoàn tất vào năm 2003, sớm hơn 2 năm so với dự kiến.

Công trình kế hoạch hệ gen người đã cho phép các nhà nghiên cứu bước đầu thấu hiểu cách thiết kế xây dựng nên một con người. Khi các nhà nghiên cứu hiểu hơn nữa các chức năng của gen và protein, hiểu biết khi ấy sẽ có ảnh hưởng chính ?đến các lĩnh vực của y dược, công nghệ sinh học, và khoa học sự sống.

Thông tin thêm về Kế hoạch hệ gen người:

National Human Genome Research Institute
http://www.genome.gov/10001772
Những câu thường hỏi về kế hoạch hệ gen người
http://www.genome.gov/11006943
Website thông tin kế hoạch hệ gen ngừơi
http://www.genome.gov/11006943
Thông tin từ U.S. Department of Energy Office of Science
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/project/benefits.shtml
Thông tin từ Centre for Genetics Education
http://www.genetics.com.au/factsheet/22.htm
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/goals;jsessionid=FA769F97D03E86766333E59CEE00E47E

Mục tiêu của kế hoạch hệ gen người là gì ?

Hai mục tiêu chính của kế hoạch hệ gen người là cung cấp một cách đầy đủ và chính xác trình tự của 3 nghìn tỉ cặp base tạo nên hệ gen con người và cung cấp khoảng 20,000 đến 25,000 gen ?của người. Kế hoạch cũng đã hướng tới trình tự hệ gen của vài loài khác có tầm trọng quan trọng trong nghiên cứu y học, như chuột và ruồi giấm.

Để có thêm trình tự DNA, kế hoạch hệ gen người cố gắng phát triển những cộng cụ mới để tổng hợp và phân tích dữ liệu sau đó mở rộng những thông tin này ở mức có thể. Cũng vậy, do các biến cố di truyền ?có những hệ quả đối với mỗi cá nhân và xã hội, kế hoạch hệ gen người đã nhóm họp để thăm dò những nghiên cứu hệ gen trong chương trình (tạm dịch) Đạo đức, Luật pháp và Quan hệ xã hội (ELSI).

Thông tin thêm về các mục tiêu của kế hoạch hệ gen người:
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/hg5yp/
http://www.genome.gov/10001177
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/accomplishments

Kế hoạch hệ gen người đã hoàn thành những gì ?

Vào tháng tư năm 2003, các nhà nghiên cứu thông báo kế hoạch hệ gen người đã hoàn tất một lượng lớn trình tự chủ yếu của toàn bộ hệ gen người. Trình tự này lấp các chỗ trống của công trình phác thảo hệ gen, công bố 2001 trước đó. Nó cũng giúp xác định vị trí của nhiều gen người và cung cấp thông tin về cấu trúc và tổ chức của các gen. Kế hoạch đã tạo ra trình tự của hệ gen người và tạo ra các công cụ ?để phân tích dữ liệu miễn phí thông qua Internet.

Để củng cố hệ gen người, kế hoạch hệ gen người đã trình tự hóa hệ gen của một số loài khác, kể cả nấm men bia rượu, giun tròn và ruồi giấm. Vào năm 2002, các nhà nghiên cứu thông báo họ cũng đã hoàn tất công trình phác thảo hệ gen chuột. Bằng cách so sánh những điểm giống và khác giữa các gen người và các gen những loài khác, các nhà nghiên cứu có thể khám phá những chức năng của mỗi gen riêng biệt và xác định những gen nào là thiết yếu đối với sự sống.

Kế hoạch của chương trình Đạo đức, Luật pháp và Quan hệ xã hội (ELSI) đã trở thành chương trình đạo luật sinh học lớn nhất thế giới và trở thành mô hình mẫu cho những chương trình ELSI khắp hành tinh. Để bổ túc thông tin về ELSI và những chương trình đã hoàn tất, hãy tham khảo Kế hoạch hệ gen người đã diễn giải gì về ELSI ?

Thông tin thêm về những cái đã hoàn tất của kế hoạch hệ gen người:
National Human Genome Research Institute
http://www.genome.gov/11006929
http://www.genome.gov/12513430
U.S. Department of Energy Office of Science
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/project/50yr.shtml
Website ?The Human Genome Project Information
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/project/journals/journals.html
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/elsi;jsessionid=0F6061698A516CD9489B5A40A2F4E1F7
Kế hoạch hệ gen người diễn giải gì về ELSI ?

Chương trình Đạo đức, Luật pháp và Quan hệ xã hội (ELSI) khởi xướng từ 1990 như phần mở rộng của kế hoạch hệ gen người (Human Genome Project). Nhiệm vụ của chương trình ELSI là xác định và tường trình nghiên cứu hệ gen các mô nuôi cấy sẽ ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội. Một phần ngân quỹ kế hoạch hệ gen người tại viện NIH và U.S. Department of Energy đã được chi cho nghiên cứu ELSI.

Chương trình ELSI đã tập trung vào những hệ quả khả thi của nghiên cứu hệ gen trong bốn lĩnh vực chính:

Sự riêng tư và công bằng trong việc sử dụng thông tin di truyền, kể cả ?khả năng sai khác di truyền trong công việc và bảo hiểm.

Quyền bình đẳng đối với những kĩ thuật di truyền mới, chẳng hạn xét nghiệm gen, vào trong thực tiễn của y học lâm sàng.

Những vấn đề đạo đức ?xung quanh việc dự kiến và quản lý nghiên cứu di truyền người, kể cả quá trình đồng nhất các thông tin.

Sự nghiệp giáo dục ?các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chính trị gia, sinh viên, công chúng về di truyền và những vấn đề phức tạp là kết quả từ nghiên cứu hệ gen.

Thông tin thêm về chương trình ELSI:

Chương trình nghiên cứu Đạo đức, Luật pháp, Quan hệ xã hội
http://www.genome.gov/10001618
U.S. Department of Energy Office of Science
Đạo đức, Pháp luật và các vấn đề xã hội
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/elsi/elsi.shtml
Nghiên cứu Đạo đức, Pháp luật và các vấn đề xã hội
http://www.ornl.gov/sci/techresources/Human_Genome/research/elsi.shtml
Thảo luận thêm về các vấn đề đạo đức trong di truyền học người
http://www.genetics.com.au/factsheet/21.htm
 
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/genomicresearch/nextsteps
Những bước tiếp theo trong nghiên cứu hệ gen là gì ?

Khám phá ra trình tự hệ gen người chỉ là bước khởi đầu để thấu hiểu bằng cách nào những cấu trúc mã hóa trong DNA dẫn tới hình thành một con người có chức năng. Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu hệ gen sẽ bắt đầu với cái gốc là hiểu biết ý nghĩa đầy đủ của trình tự DNA. Những nghiên cứu dựa trên kế hoạch hệ gen người phải được tiến hành khắp toàn cầu.

Những mục tiêu kế tiếp của nghiên cứu hệ gen bao gồm các điều sau:

. ?Xác định chức năng của các gen và các yếu tố điều hòa gen thông qua hệ gen.

. ?Tìm kiếm các biến đổi trong trình tự DNA giữa mỗi người và xác định ý nghĩa của chúng. Những biến đổi này có thể cung cấp thông tin về nguy cơ bệnh tật và phản ứng với những loại thuốc nào đó trong tương lai.

. ?Khám phá cấu trúc không gian ba chiều của protein và xác định chức năng của chúng.

. ?Giải thích bằng cách nào ?protein và DNA tương tác với một yếu tố khác và với môi trường để tạo nên những hệ thống sống phức tạp.

. ?Phát triển và ứng dụng hệ gen - dựa trên những chiến lược dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

. ?Trình tự hệ gen của những cơ thể khác, chẳng hạn chuột, cừu, và tinh tinh, để so sánh những gen tương đồng giữa các loài.

. ?Phát triển những kĩ thuật mới để nghiên cứu gen và DNA trên một qui mô rộng lớn và lưu trữ một cách hiệu quả dữ liệu hệ gen.

. Tiếp tục giải thích Đạo đức, Pháp luật và những vấn đề xã hội xuất phát điểm từ nghiên cứu hệ gen.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Huỳnh Như Ngọc Hiển said:
http://ghr.nlm.nih.gov/handbook/inheritance/familyhistory
Tại sao lại phải tìm hiểu tiền sử bệnh tật của gia đình mình

Lịch sử điều trị gia đình ( family medical history) hay tiền sử bệnh là bản ghi chép  thông tin sức khỏe về một người và các mối  quan hệ riêng tư của người đó. Bản ghi hoàn chỉnh bao gồm thông tin  từ các mối quan hệ ba đời, kể cả con cái, anh chị em, cha mẹ, dì chú, cháu gái và cháu trai, ông bà, anh em họ.

Nhiều gia đình có những nét  chung như gen, môi trường, lối sống. Kết hợp lại, những yếu tố này có thể đưa ra các bằng chứng là bệnh đang lưu hành trong gia đình. Bằng cách chú ý tới hình thái  bệnh tật, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể xác định cá nhân, thành viên hoặc thế hệ nào  trong gia đình  có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đó được không.

Dựa vào tiền sử bệnh có thể xác định ai dễ  mắc các chứng bệnh phổ biến với tần số cao, như bệnh tim, cao huyết áp  (high blood pressure), đột quỵ  (stroke), ung thư, và tiểu đường (diabete). Sự tổ hợp các yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và cách lựa chọn lối sống tác động gây ra những rối loạn phức tạp này. Tiền sử bệnh còn giúp thông tin về các  rối loạn hiếm có gây ra bởi những đột biến tại một gen riêng biệt, như u xơ nang  (cystic fibrosis) và thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia).

Tiền sử bệnh cung cấp thông tin về  những rủi ro  đặc biệt liên quan tới sức khỏe cá nhân, biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng nhưng không có nghĩa cá nhân đó bị  xác định là sẽ phát triển với rối loạn ấy. Mặt khác, một người mà lịch sử điều trị gia đình không mắc rối loạn có thể vẫn có khả năng mắc bệnh cao.

Tìm hiểu tiền sử bệnh cho phép chúng ta thao tác nhằm làm giảm hiểm họa cho người bệnh. Chẳng hạn một người đang có nguy cơ  bệnh ung thư trở nặng hơn, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị tăng tần số lọc ( frequent screening ) hơn nữa (như chụp rơnghen hay nội soi ruột) mammography or colonoscopy bắt đầu từ giai đoạn sớm. Các nhà cung cấp y tế cũng có thể khuyến khích rà soát và kiểm tra thường xuyên những cá nhân biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh lưu hành trong gia đình. Mặt khác, thay đổi lối sống như chấp nhận chế độ ăn kiêng phù hợp, thường xuyên tập thể dục thể thao, và bỏ hút thuốc lá  cũng giúp nhiều người hạ thấp khả năng phát triển bệnh tim và những chứng bệnh thông thường khác.

Cách sớm nhất để  có được thông tin về  tiền sử bệnh là đề cập đến những mối quan hệ  sức khỏe của gia đình họ. Có phải là họ đã có vấn đề lâm sàng nào đó, và khi nào chúng phát sinh ? Cuộc sum họp gia đình có thể là thời khắc tốt để thảo luận những vấn đề này. Hơn nữa, lưu trữ bản ghi lâm sàng và những dữ liệu khác ( như  lời cáo phó và giấy báo tử) có thể giúp hoàn tất lịch sử điều trị gia đình. Thật cần kíp  khi lưu giữ những thông tin cập nhật này để chia xẻ thường xuyên với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Relatives là những người thân (cùng huyết thống) chứ ko phải là các mối quan hệ (relationship).

----

Lịch sử điều trị gia đình (family medical history) hay bệnh sử là bản ghi chép những thông tin sức khỏe của một cá nhân và các người thân trong gia đình. Một bản theo dõi bệnh sử hoàn chỉnh cần bao gồm thông tin từ các cá nhân trong ba thế hệ của gia đình, bao gồm con cái, anh chị em ruột, cha mẹ, dì chú, anh em họ và ông bà.

Nhiều thành viên trong một gia đình sẽ có những đặc điểm chung với nhau như gene, môi trường, lối sống. Bằng cách phân tích những yếu tố này, người ta có thể tìm ra nguyên nhân những căn bệnh đang lưu hành trong gia đình. Thông qua mô hình di truyền bệnh tật, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể xác định từng cá nhân, các thành viên khác hoặc thế hệ tương lai trong gia đình có thể có nguy cơ phát triển bệnh cao trong những điều kiện nhất định.

Dựa vào bệnh sử có thể xác định ai dễ mắc các chứng bệnh phổ biến với tần số cao, như bệnh tim, cao huyết áp (high blood pressure), đột quỵ (stroke), ung thư, và tiểu đường (diabete). Những rối loạn bệnh lý phức tạp này thường là kết quả của sự tổ hợp các yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và lối sống. Bệnh sử còn giúp thông tin về các rối loạn hiếm gặp gây ra bởi những đột biến tại một gen riêng lẻ, như u xơ nang (cystic fibrosis) hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia).

Bệnh sử chỉ cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh có liên quan tới điều kiện y tế nhất định chứ không có nghĩa là cá nhân đó sẽ chắc chắn phát triển bệnh lý. Mặt khác, một người mà lịch sử điều trị gia đình không mắc rối loạn có thể vẫn có khả năng mắc bệnh.

Tìm hiểu bệnh sử cho phép chúng ta có những hướng điều trị nhằm giảm hiểm họa mắc bệnh cho từng người. Chẳng hạn đối với một người có nguy cơ bệnh ung thư cao, các chuyên gia y tế có thể đề nghị tăng tần số kiểm tra (frequent screening) bằng chiếu chụp hay nội soi ruột (mammography or colonoscopy) ngay từ những giai đoạn sớm. Các nhà cung cấp y tế cũng có thể khuyến khích kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên những cá nhân trong gia đình có bệnh sử nhất định. Mặt khác, thay đổi lối sống như sử dụng chế độ ăn kiêng phù hợp, thường xuyên tập thể dục thể thao, và bỏ hút thuốc lá cũng giúp nhiều người giảm khả năng phát triển bệnh tim và những chứng bệnh thông thường khác.

Cách dễ nhất để có được thông tin về bệnh sử là nói chuyện về tình trạng sức khỏe của các người thân trong gia đình. Có ai có vấn đề nào về sức khỏe không, và chúng phát sinh khi nào? Những cuộc sum họp gia đình có thể là thời khắc tốt để thảo luận những vấn đề này. Hơn nữa, việc lưu trữ sổ khám bệnh cá nhân và những dữ liệu khác (như biên bản khám nghiệm và giấy báo tử) có thể giúp hoàn tất lịch sử điều trị gia đình. Điều quan trọng khác là luôn cập nhật những thông tin này và thông báo thường xuyên với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

---

Chi tiết So sánh chi tiết 2 phiên bản
 

Facebook

Top