What's new

PlosOne

#1
Một trong số các tạp chí khoa học nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đó là Plos One. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn về tạp chí này, mình rất muốn biết quan điểm của các bạn về Plos One. Mình có thể tóm tắt một số ưu và nhược điểm cơ bản của Plos One:

Ưu điểm:
1) Hệ số ảnh hưởng (Impact factor) tương đối ổn: > 4, cao hơn phần lớn các tạp chí chuyên ngành sinh học (trừ sinh y).
2) Không giới hạn độ dài, biểu đồ, hình ảnh trong một bài báo (trong khi các tạp chí chuyên ngành thường có giới hạn rất khắt khe).
3) Đăng các thể loại nghiên cứu mà không cần phải đọc kỹ như ở các tạp chí chuyên ngành xem bài của mình có phù hợp với tạp chí đó không.
4) Open access: bất cứ ai quan tâm cũng có thể download bài báo của bạn mà không phải trả tiền.
5) Tỉ lệ chấp nhận bài khá cao: > 70%
6) Thời gian từ khi nộp bản thảo đến khi được chấp nhận cũng nhanh.
7) Có thể theo dõi được bao nhiêu người đọc (mở) bài báo của mình.
8) Có diễn đàn để xem ý kiến người đọc về bài báo.
...

Nhược điểm:
1) Phải đóng tiền xuất bản.
2) Không hướng tới một đối tượng người đọc cụ thể nào. Ví dụ, khi mở một tạp chí chuyên nganh ra người đọc có thể chờ đợi được gì từ đó, nhưng khi mở Plos One người ta có thể chờ đợi bất cứ thứ gì.
3) Chất lượng của một nghiên cứu trên Plos One, thường có một vài khiếm khuyết nào đó (không quá nghiêm trọng) nhưng rất khó được chấp nhận trong các tạp chí chuyên ngành. Một số đồng nghiệp của mình đánh giá Plos One là dumping place cho các nghiên cứu không được chọn vẹn.
4) Impact factor cao nhưng phần lớn là do thừa hưởng từ các nghiên cứu bên sinh y mang lại (do chỉ số trích dẫn bên lĩnh vực này thường cao hơn).
5) Một số các nhà khoa học (lớn) vẫn không có thiện cảm lắm và thường đánh giá thấp những bài báo trên Plos One.
6) Tần suất xuất hiện của các tên tuổi lớn (big name) đồng nghĩa với các nghiên cứu lớn trên Plos One không cao.
...
Bạn có ý kiến gì khác không?
Cảm ơn trước!
DK
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Mình làm bên ngành y-sinh, ở chỗ mình làm thường Plos One là điểm đến của những nghiên cứu kém chất lượng và thường ko mấy ai quan tâm đến các nghiên cứu đăng ở đây!
 
Mình làm bên ngành y-sinh, ở chỗ mình làm thường Plos One là điểm đến của những nghiên cứu kém chất lượng và thường ko mấy ai quan tâm đến các nghiên cứu đăng ở đây!
Đó là điều mình cũng nhìn thấy ở một số người khác. Thỉnh thoảng vẫn có một vài big name xuất hiện nhưng thường đi kèm với một nghiên cứu bị khiếm khuyết nào đó mà không đăng được trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên nhiều người bên sinh học vẫn chọn Plos One vì nó có IF cao hơn so với các tạp chí chuyên ngành hoặc vì deadline của dự án, thesis bắt buộc vài có bài báo thì cơ hội được đăng trên Plos One cao hơn. Một số người khác đăng trên Plos One vì họ không muốn các nhà xuất bản như Elsevier makes profits trên công trình nghiên cứu của họ?
 
Có khi nào mình đang có thành kiến nặng quá với Plos One không và liệu hướng open access như Plos One có phải là tương lai của các tạp chí khoa học. Liệu kiến thức từ các nghiên cứu khoa học có phải là tài sản chung của nhân loại (vì đều đến từ tiền đầu tư của nhà nước, của công ty hay xét cho cùng là đầu tư của người dân cho khoa học) thay vì để cho một nhóm các nhà xuất bản trục lợi từ quá trình này?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Có khi nào mình đang có thành kiến nặng quá với Plos One không và liệu hướng open access như Plos One có phải là tương lai của các tạp chí khoa học. Liệu kiến thức từ các nghiên cứu khoa học có phải là tài sản chung của nhân loại (vì đều đến từ tiền đầu tư của nhà nước, của công ty hay xét cho cùng là đầu tư của người dân cho khoa học) thay vì để cho một nhóm các nhà xuất bản trục lợi từ quá trình này?
Sẽ phải còn rất rất lâu nữa open access mới trở thành "tương lai của các tạp chí khoa học" nói chung. Đơn giản thôi, để có 1 tạp chí đăng báo phải trải qua rất nhiều khâu mà khâu nào cũng tốn tiền cả!

Ngoài ra tư duy chung là cái gì free thì thường chất lượng không cao! Đồng ý các tạp chí thu tiền đăng bài có thu lợi. Nhưng để duy trì lợi nhuận thì họ cũng phải làm việc rất vất vả để tăng uy tín tạp chí, qua đó làm chất lượng công bố trên báo của họ tăng lên và giúp ích cho khoa học. Mình thì mình đồng tình với xu hướng cái gì cũng phải có thu chi, lợi nhuận. Những gì làm dựa trên thiện nguyện đóng góp của mọi người khó đem lại chất lượng cao lắm, nhất là trong khoa học. Đơn giản như wiki có giá trị tham khảo rất rộng rãi nhưng có bài báo nào trích dẫn từ wiki không?
 

Ho Huu Tho

Member
Mình thấy là open access hay không thì nhà xuất bản vẫn được thu tiền, chỉ khác là thu của ai và bao nhiêu thôi. Không open access thì họ thu tiền của người đọc, còn open access thì họ thu tiền của tác giả bài báo. Có ai biết theo cách nào thì nhà xuất bản sẽ thu được nhiều tiền hơn không ạ?
 
Sẽ phải còn rất rất lâu nữa open access mới trở thành "tương lai của các tạp chí khoa học" nói chung. Đơn giản thôi, để có 1 tạp chí đăng báo phải trải qua rất nhiều khâu mà khâu nào cũng tốn tiền cả!

Ngoài ra tư duy chung là cái gì free thì thường chất lượng không cao! Đồng ý các tạp chí thu tiền đăng bài có thu lợi. Nhưng để duy trì lợi nhuận thì họ cũng phải làm việc rất vất vả để tăng uy tín tạp chí, qua đó làm chất lượng công bố trên báo của họ tăng lên và giúp ích cho khoa học. Mình thì mình đồng tình với xu hướng cái gì cũng phải có thu chi, lợi nhuận. Những gì làm dựa trên thiện nguyện đóng góp của mọi người khó đem lại chất lượng cao lắm, nhất là trong khoa học. Đơn giản như wiki có giá trị tham khảo rất rộng rãi nhưng có bài báo nào trích dẫn từ wiki không?
Theo mình biết thì các tổng biên tập (chef editors), ban biên tập (editorial board), và phản biện (reviewers/referees) đều làm việc trên tinh thần tự nguyện và không có trả công mà trong khi chất lượng công việc của họ làm nên thương hiệu của tạp chí. Tất nhiên cái được của họ là danh tiếng và uy quyền trong lĩnh vực họ nghiên cứu nhưng không có tiền thù lao từ nhà xuất bản.

wiki giống như một cuốn sách giáo khoa với các kiến thức cơ bản, nó khác so với bài báo khoa học mà?
 
Mình thấy là open access hay không thì nhà xuất bản vẫn được thu tiền, chỉ khác là thu của ai và bao nhiêu thôi. Không open access thì họ thu tiền của người đọc, còn open access thì họ thu tiền của tác giả bài báo. Có ai biết theo cách nào thì nhà xuất bản sẽ thu được nhiều tiền hơn không ạ?
Mình không có một con số cụ thể nào để trả lời cho câu hỏi này nhưng có khả năng thu tiền từ người đọc sẽ được nhiều hơn vì không phải ai đọc bài báo cũng là người làm nghiên cứu?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Theo mình biết thì các tổng biên tập (chef editors), ban biên tập (editorial board), và phản biện (reviewers/referees) đều làm việc trên tinh thần tự nguyện và không có trả công mà trong khi chất lượng công việc của họ làm nên thương hiệu của tạp chí. Tất nhiên cái được của họ là danh tiếng và uy quyền trong lĩnh vực họ nghiên cứu nhưng không có tiền thù lao từ nhà xuất bản.

wiki giống như một cuốn sách giáo khoa với các kiến thức cơ bản, nó khác so với bài báo khoa học mà?
Khương lấy thông tin ở đâu mà nói rằng chef editors cùng editorial board không được trả công thế? Họ được trả lương đây, các chức vụ này tại open access journal như PLOS cũng có lương!

Reviewers thì không có lương nhưng việc review không mang lại cho họ danh tiếng hay quyền uy chỉ đơn giản vì quá trình review luôn là quá trình kín! Thường 1 nhà khoa học có danh tiếng rồi mới được mời làm reviewer.

Ngay cả khi chi phí để trả cho các chức vụ này không lớn, thì tạp chí không thể hoạt động tốt được nếu các bộ phận vận hành khác của tạp chí không được trả lương xứng đáng để họ tận tâm với việc duy trì tap chí, mời editor, reviewer có chất lượng... . Mà tốt nhất là nên lấy thực tiễn để chứng minh, các journal có IF cao đều ko phải open access. Mà các tạp chí không phải open access cũng có thu tiền của người gửi đăng bài, những bài dài quá số trang quy định, có hình màu thường phải trả thêm khá nhiều tiền.

Mình lấy ví dụ về wiki để nói rằng những cái free thường khó mà có chất lượng cao trong dài hạn!
 
Last edited:
Thời buổi này khi mà grant review dựa trên số lượng công trình xuất bản (gần như nơi đâu cũng thế), thì việc có nhiều tạp chí là một hệ quả tất yếu.
Số lượng tạp chí khổng lồ, cũng giống như bất cứ hiện tượng cung cầu nào khác, là để đáp ứng nhu cầu xuất bản công trình của các nhà khoa học, mà mục đích cuối cùng là để giúp định lượng sự thành công của đề tài cũng như của người chủ trì đề tài. Tạp chí điểm thấp điểm cao đều có ý nghĩa, đó là đưa kết quả nghiên cứu của mình đến với người cần (người nghiên cứu cùng lĩnh vực, hoặc khác lĩnh vực). Bên cạnh đó hiện tượng scoop (bị nhóm khác đăng mất kết quả mình đang theo đuổi) khiến cho một số nhóm phải đăng kết quả của mình ở tạp chí thấp.

Hệ thống grant review này không phải là không có khiếm khuyết. Việc một số nhóm mạnh dành gần như hết tiền của NIH ở Mỹ và liên tục ra lò CNS (Cell - Nature - Science) khiến cho hướng nghiên cứu trở nên lệch (tập trung nhiều cho các nhóm này), đồng thời tạo sự thiên vị (các báo CNS ưu ái khi các nhóm này đăng báo hoặc khi phát hiện lỗi thì ưu ái thời gian để nhóm submit erratum thay vì retract).

Nói chung lúc mình mới nghiên cứu mình thấy khinh những bài đăng ở tạp chí điểm thấp. Nhưng càng làm mình thấy rằng việc đánh giá một researcher, tiềm năng trở thành good researcher hay professor, thì báo chí (số lượng, chất lượng) cũng chỉ là một trong số các tiêu chí, cũng như đánh giá sinh viên dựa vào điểm. Nhiều lúc việc đăng báo dù điểm thấp, cũng có tác dụng là "get credit for what you did", tức là cung cấp thông tin cho người xem biết mình đã làm những gì. Vì thế sự tồn tại của những tạp chí điểm thấp nói chung cũng được justified.
 
Khương lấy thông tin ở đâu mà nói rằng chef editors cùng editorial board không được trả công thế? Họ được trả lương đây, các chức vụ này tại open access journal như PLOS cũng có lương!

Reviewers thì không có lương nhưng việc review không mang lại cho họ danh tiếng hay quyền uy chỉ đơn giản vì quá trình review luôn là quá trình kín! Thường 1 nhà khoa học có danh tiếng rồi mới được mời làm reviewer.

Tớ lấy thông tin từ bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, cũng là editor của tạp chí: Có thể tớ hiểu sai hoặc thông tin sai?

"Bài báo sẽ được bình duyệt bởi các chuyên gia trong chuyên ngành, và các chuyên gia này làm việc hoàn toàn không lương (họ chỉ có một dòng trong bản lí lịch khoa học!) Sau khi bình duyệt, ban biên tập (cũng là các nhà khoa học làm việc không lương) quyết định cho công bố hay không công bố bài báo; "
http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1472-mo-hinh-xuat-ban-khoa-hoc-hien-hanh-qua-lac-hau-

Ngay cả khi chi phí để trả cho các chức vụ này không lớn, thì tạp chí không thể hoạt động tốt được nếu các bộ phận vận hành khác của tạp chí không được trả lương xứng đáng để họ tận tâm với việc duy trì tap chí, mời editor, reviewer có chất lượng... . Mà tốt nhất là nên lấy thực tiễn để chứng minh, các journal có IF cao đều ko phải open access. Mà các tạp chí không phải open access cũng có thu tiền của người gửi đăng bài, những bài dài quá số trang quy định, có hình màu thường phải trả thêm khá nhiều tiền.
Tớ đồng ý một thực tế rằng các tạp chí có IF cao hiện nay đều ko phải là open access nhưng tớ có một số câu hỏi như sau:

1) Danh tiếng của các tạp chí đó là kết quả nỗ lực của cả một lịch sử rất dài từ khi thành lập đến nay (ví dụ, Nature thành lập năm 1869). Mặc nhiên trong quá khứ người ta chưa nghĩ đến việc open access vì xu thế này mới xuất hiện rất gần đây và Plos One được thành lập năm 2006 cũng nằm trong trào lưu đó. Vậy câu hỏi đặt ra là IF cao có phải do nó là dạng tạp chí đóng hay là do bản thân mục tiêu của tạp chí hướng đến là những công trình mang tính đột phá lớn cho khoa học? Giả sử nếu Nature là open access ngay từ khi thành lập và nhà nước trả tiền cho toàn bộ nhân viên, in ấn của nature thông qua tiền thuế của nhân dân thì liệu Nature có danh tiếng như ngày nay hay không? Và nếu trong tương lai Nature chuyển qua dạng open access thì liệu danh tiếng của Nature có mất đi hay không?


2) Một thực tế thứ 2 mà tớ muốn đề cập đến là phần lớn các tạp chí hiện nay không phải là open access (tớ nghĩ > 95%), vậy tỉ lệ tạp chí có IF cao (ví dụ trên 10) so với những tạp chí có IF thấp (ví dụ < 2) là bao nhiêu? Chắc Hưng cũng có thể tính được những tạp chí có IF > 10 là vô cùng hiếm, rất nhiều chuyên ngành tạp chí đỉnh nhất cũng chỉ có IF khoảng 5 - 6 (ví dụ ngành thủy sản). Vậy nếu chia trung bình về IF của 2 dạng open và không open liệu IF chung của dạng không Open có cao hơn không? Có hàng ngàn tạp chí không open có IF < 1, trong khi những tạp chí dạng này có IF cao là rất nhỏ?

3) Đồng ý một thực tế thứ 3 là các công trình đột phá lớn, quan trọng đều công bố trên các tạp chí dạng không open, nhưng đó là kết quả của việc tạp chí đó không open hay là kết quả của việc chưa có một tạp chí dạng open đủ tương xứng?

4) Nếu các nước trên thế giới họp lại và đưa ra quyết định chính phủ các nước sẽ góp tiền để đóng cho toàn bộ các chi phí của nhà xuất bản thông qua một hiệp ước nào đó để mở toàn bộ tri thức khoa học cho mọi người bất kể nước giàu, nghèo, khi đó liệu chất lượng nghiên cứu công bố trên các tạp chí tương ứng hiện nay có bị giảm đi hay không?

5) Đồng ý rằng tạp chí như Plos One hiện nay quá tạp nham nhưng có thể coi nó là một cuộc cách mạng chưa thành công trọn vẹn do chưa có nhiều tạp chí như vậy mà Plos One phải gánh vác quá nhiều thứ lên mình? Nếu một tạp chí open access mới thành lập, chẳng hạn như Plos Two, họ đặt ra các tiêu chí khắt khe như Nature thì sao nhỉ?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Tớ lấy thông tin từ bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, cũng là editor của tạp chí: Có thể tớ hiểu sai hoặc thông tin sai?

"Bài báo sẽ được bình duyệt bởi các chuyên gia trong chuyên ngành, và các chuyên gia này làm việc hoàn toàn không lương (họ chỉ có một dòng trong bản lí lịch khoa học!) Sau khi bình duyệt, ban biên tập (cũng là các nhà khoa học làm việc không lương) quyết định cho công bố hay không công bố bài báo; "
http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1472-mo-hinh-xuat-ban-khoa-hoc-hien-hanh-qua-lac-hau-
Ồ, cái này hơi lạ. Cũng có thể tuỳ từng journal. Khương xem tin tuyển việc ở PLOS theo link dưới đây, các vị trí editors và chief editor đều có dòng "Please send a cover letter outlining your reasons for applying and salary expectations and CV to jobs@plos.org" Chứng tỏ có được trả lương.

http://www.plos.org/about/jobs/#Chief Editor, PLOS Medicine


1) Danh tiếng của các tạp chí đó là kết quả nỗ lực của cả một lịch sử rất dài từ khi thành lập đến nay (ví dụ, Nature thành lập năm 1869). Mặc nhiên trong quá khứ người ta chưa nghĩ đến việc open access vì xu thế này mới xuất hiện rất gần đây và Plos One được thành lập năm 2006 cũng nằm trong trào lưu đó. Vậy câu hỏi đặt ra là IF cao có phải do nó là dạng tạp chí đóng hay là do bản thân mục tiêu của tạp chí hướng đến là những công trình mang tính đột phá lớn cho khoa học? Giả sử nếu Nature là open access ngay từ khi thành lập và nhà nước trả tiền cho toàn bộ nhân viên, in ấn của nature thông qua tiền thuế của nhân dân thì liệu Nature có danh tiếng như ngày nay hay không? Và nếu trong tương lai Nature chuyển qua dạng open access thì liệu danh tiếng của Nature có mất đi hay không?
Điều chưa xảy ra thì khó có thể dự đoán được, nhất là với những người ko có kinh nghiệm xuất bản tạp chí như tớ. Nhưng nhà nước không trả tiền và tạp chí ko chuyển qua dạng open access thì cũng phải có lý của họ!


2) Một thực tế thứ 2 mà tớ muốn đề cập đến là phần lớn các tạp chí hiện nay không phải là open access (tớ nghĩ > 95%), vậy tỉ lệ tạp chí có IF cao (ví dụ trên 10) so với những tạp chí có IF thấp (ví dụ < 2) là bao nhiêu? Chắc Hưng cũng có thể tính được những tạp chí có IF > 10 là vô cùng hiếm, rất nhiều chuyên ngành tạp chí đỉnh nhất cũng chỉ có IF khoảng 5 - 6 (ví dụ ngành thủy sản). Vậy nếu chia trung bình về IF của 2 dạng open và không open liệu IF chung của dạng không Open có cao hơn không? Có hàng ngàn tạp chí không open có IF < 1, trong khi những tạp chí dạng này có IF cao là rất nhỏ?
Nếu muốn tính trung bình để so sánh thì tính thế này mới đúng: tạp chí ko open access có tỷ lệ IF > 10 = x% (x > 0) còn tạp trí open access có tỷ lệ IF > 10 = 0%.

3) Đồng ý một thực tế thứ 3 là các công trình đột phá lớn, quan trọng đều công bố trên các tạp chí dạng không open, nhưng đó là kết quả của việc tạp chí đó không open hay là kết quả của việc chưa có một tạp chí dạng open đủ tương xứng?
Tớ không nói là tạp chí open access ko thể vươn tới IF cao! Tớ không nắm hết được các khâu xuất bản articles của 1 tạp chí, giả định của tớ là: những gì free thì thường chất lượng kém, và điều đó đúng với các tạp chí open access hiện giờ! Tất nhiên có những trường hợp cá biệt nhưng ở đây chúng ta đang nói chung.

4) Nếu các nước trên thế giới họp lại và đưa ra quyết định chính phủ các nước sẽ góp tiền để đóng cho toàn bộ các chi phí của nhà xuất bản thông qua một hiệp ước nào đó để mở toàn bộ tri thức khoa học cho mọi người bất kể nước giàu, nghèo, khi đó liệu chất lượng nghiên cứu công bố trên các tạp chí tương ứng hiện nay có bị giảm đi hay không?
Chính phủ trả tiền cho người đọc hay người đọc tự trả tiền thì có gì khác nhau đâu Khương. Vấn đề là phải có trả tiền để ko vấp vào giả định trên của tớ.

5) Đồng ý rằng tạp chí như Plos One hiện nay quá tạp nham nhưng có thể coi nó là một cuộc cách mạng chưa thành công trọn vẹn do chưa có nhiều tạp chí như vậy mà Plos One phải gánh vác quá nhiều thứ lên mình? Nếu một tạp chí open access mới thành lập, chẳng hạn như Plos Two, họ đặt ra các tiêu chí khắt khe như Nature thì sao nhỉ?
Một tạp chí vừa ra đời (cho dù open access hay ko) mà đặt ra tiêu chí khắt khe như Nature thì... chả ai gửi bài để đăng! Đơn giản vì họ thà gửi cho nature!
 

Dicati

Member
Mình làm bên ngành y-sinh, ở chỗ mình làm thường Plos One là điểm đến của những nghiên cứu kém chất lượng và thường ko mấy ai quan tâm đến các nghiên cứu đăng ở đây!
Bác phán câu này thì nói thật mình cũng bó tay với bác, mình đang làm đề tài về di truyền trên chuột, cụ thể là về t complex trên chromosome 17. Rất nhiều các bài báo xuất sắc về t complex mình down về để tham khảo là từ PlosOne. t complex là một trong những vấn đề hóc búa và kỷ lạ nhất mà sau 80 năm nghiên cứu vẫn chưa có lời giải đáp. Các bài báo của Marry Lyon, Lee Silver đều đăng ở tạp chí này. Đơn giản vì một số đề tài có đặc thù mang tính nghiên cứu là thuần túy nên đăng trên PlosOne để mọi người cùng tham khảo free vậy thôi. chứ đâu phải bài báo free là bài báo không giá trị. Còn nếu bác cho rằng cái t complex mà mình nêu trên là " kém chất lượng và thường ko mấy ai quan tâm" thì I am speechless.
 
Mình bắt đầu thấy thú vị rồi hihi, tranh luận tiếp nhé!

Ồ, cái này hơi lạ. Cũng có thể tuỳ từng journal. Khương xem tin tuyển việc ở PLOS theo link dưới đây, các vị trí editors và chief editor đều có dòng "Please send a cover letter outlining your reasons for applying and salary expectations and CV to jobs@plos.org" Chứng tỏ có được trả lương.

http://www.plos.org/about/jobs/#Chief Editor, PLOS Medicine
Vậy có thể kết luận ở đây là có tạp chí có trả lương cho editor và có tạp chí không trả.


Điều chưa xảy ra thì khó có thể dự đoán được, nhất là với những người ko có kinh nghiệm xuất bản tạp chí như tớ. Nhưng nhà nước không trả tiền và tạp chí ko chuyển qua dạng open access thì cũng phải có lý của họ!
Không, câu hỏi chính của tớ ở đây là tạp chí không open access và IF cao, open access và IF thấp, đây chỉ đơn giản là mối tương quan (correlation) hay phản ánh bản chất (nguyên nhân) của việc IF cao là do tạp chí phải đóng tiền nên Editor và Reviewers làm việc cẩn thận hơn, dẫn đến chất lượng của tạp chí được nâng lên. Nếu vẫn tạp chí đó, chuyển qua open access thì IF sẽ giảm ngay và chất lượng bài báo cũng sẽ giảm ngay?

Quan điểm của tớ: tạp chí có IF cao là do chất lượng của các nghiên cứu trên tạp chí đó, bất kể hình thức open access hay không open access. Cái phản ánh bản chất của vấn đề ở đây là tiêu chí của tạp chí, chất lượng editors + review => chất lượng nghiên cứu được công bố => IF cao. Tớ biết có nhiều tạp chí đỉnh cao (No 1 trong một chuyên ngành) của nhà xuất bản Wiley cho tác giả chọn giữa open access và không open access. Tớ không nghĩ việc tác giả lựa chọn open access sẽ làm giảm giá trị của bài báo đó?



Nếu muốn tính trung bình để so sánh thì tính thế này mới đúng: tạp chí ko open access có tỷ lệ IF > 10 = x% (x > 0) còn tạp trí open access có tỷ lệ IF > 10 = 0%.
Tớ nhắc lại là tính trung bình (mean) chứ không phải tính top (maximum) và trong toàn bộ các tạp chí dạng không open access thì tỉ lệ tạp chí có IF > 10 chắc chắn nhỏ hơn 5 %. Ví dụ nhé: trong tổng số 205 tạp chí của lĩnh vực environmental science thì tạp chí ở vị trí thứ 5 cũng chỉ có IF < 7, như vậy tỉ lệ tạp chí có IF > 7 chỉ khoảng 2%. Tớ đã thừa nhận từ trước là các nghiên cứu đỉnh cao (đột phá) sẽ chưa thể tìm thấy bài trên các tạp chí dạng open access vì đến giờ cũng chưa thấy tạp chí nào dạng này lọt vào top journals NHƯNG open access mới chỉ là một trào lưu rất rất gần so với lịch sử vài trăm năm của các tạp chí không open.


Tớ không nói là tạp chí open access ko thể vươn tới IF cao! Tớ không nắm hết được các khâu xuất bản articles của 1 tạp chí, giả định của tớ là: những gì free thì thường chất lượng kém, và điều đó đúng với các tạp chí open access hiện giờ! Tất nhiên có những trường hợp cá biệt nhưng ở đây chúng ta đang nói chung.
Thế tớ mới thắc mắc là phải chăng chúng ta (gồm cả tớ) đang có thành kiến, tớ đang defense lại bạn cũng chính là tớ đang defense lại bản thân tớ về việc này. Tớ đang cố gắng dùng khoa học để phủ định thành kiến của chính tớ vì tớ cũng đang nghĩ theo logic đó, vậy bằng chứng là gì?

"First, we were surprised by the number of Open Access journals that we have selected for inclusion. Over 190 journals met our rigorous selection criteria. Second, these journals tend to behave very much like other journals in our collection. While some of them are at the top of their disciplinary categories, others are not. Although as a group they may be receiving slightly more citations sooner, the evidence to date is inconclusive and the difference is not dramatic."
Nguồn: http://www.nature.com/nature/focus/accessdebate/19.html

"Chính phủ trả tiền cho người đọc hay người đọc tự trả tiền thì có gì khác nhau đâu Khương. Vấn đề là phải có trả tiền để ko vấp vào giả định trên của tớ. "

Tớ nghĩ là chúng ta đang nhầm (confusion) khái niệm. Tớ chưa bao giờ đánh đồng open access = free, chúng ta đang bàn về open access và không open access cho người đọc.


"Một tạp chí vừa ra đời (cho dù open access hay ko) mà đặt ra tiêu chí khắt khe như Nature thì... chả ai gửi bài để đăng! Đơn giản vì họ thà gửi cho nature! "

Câu hỏi chính của tớ ở đây là "cuộc cách mạng thành công chưa trọn vẹn?" vế cuối cùng chỉ là một câu hỏi too speculative. Tớ nghĩ có người gửi đăng tạp chí mới hay không còn phụ thuộc vào việc ai thành lập nó. Nếu (nhóm) người thành lập là nobel winner(s) thì sẽ rất khác đấy, hoặc đơn giản là họ bê nguyên toàn bộ chef editors và editorial boards của Nature + Science hiện nay gộp lại chẳng hạn hihi, anyway, too speculative! Một ví dụ nhé, không phải nature (everest) mà ở đẳng cấp của gò Đống Đa thôi, một tạp chí trong lĩnh vực thủy sản là Reviews in Aquaculture mới bắt đầu xuất bản số đầu tiên năm 2009 nhưng đã nhảy lên vị trí thứ 2/50 trong các tạp chí chuyên ngành này. Tớ biết Chef editor là GS khá nổi tiếng trong ngành.
 
Last edited:

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Bác phán câu này thì nói thật mình cũng bó tay với bác, mình đang làm đề tài về di truyền trên chuột, cụ thể là về t complex trên chromosome 17. Rất nhiều các bài báo xuất sắc về t complex mình down về để tham khảo là từ PlosOne. t complex là một trong những vấn đề hóc búa và kỷ lạ nhất mà sau 80 năm nghiên cứu vẫn chưa có lời giải đáp. Các bài báo của Marry Lyon, Lee Silver đều đăng ở tạp chí này. Đơn giản vì một số đề tài có đặc thù mang tính nghiên cứu là thuần túy nên đăng trên PlosOne để mọi người cùng tham khảo free vậy thôi. chứ đâu phải bài báo free là bài báo không giá trị. Còn nếu bác cho rằng cái t complex mà mình nêu trên là " kém chất lượng và thường ko mấy ai quan tâm" thì I am speechless.
Bác ơi tôi nói rất cụ thể chỗ tôi nó thế bác ạ, tôi ko nói chỗ nào cũng thế. Còn trong trường hợp cụ thể các tác giả mà bác nêu ra tôi ko biết là ai vì tôi ko làm cùng hướng nghiên cứu với bác. Nhưng tôi hỏi thật bác, nếu công trình của 2 ông tác giả đấy có khả năng đăng trên nature hay science thì 2 bác ý có gửi bài đến Plos ko? Chỗ tôi đang làm hay nhiều chỗ khác tôi biết cũng thế thôi, có những GS rất nổi tiếng với nhiều bài đăng trên Nature, Science nhưng nếu 1 đề tài ra kết quả kém chất lượng hoặc kém tính ảnh hưởng thì họ gửi đến Plos.

@Khương, trước khi Khương đăng topic này tớ còn ko biết PLOS là open access. Tớ chỉ biết trong ngành tớ nó chuyên đăng những bài kém chất lượng. Còn về open access tớ cũng không tìm hiểu, tớ chỉ biết mang máng open access tức là download bài ko phải trả tiền, tức là free. Và đối với tớ thì những sản phẩm free thường có chất lượng kém các sản phẩm phải trả tiền.

Tất nhiên nếu nguyên bộ sậu ở Nature hay Science nhảy ra lập 1 tạp chí mới thì có thể thu được các bài có chất lượng (từ chính học trò hay bạn bè của mấy bác mới này chứ đâu) rồi IF cao ngay. Nhưng vấn đề là hiếm khi chuyện đó xảy ra lắm vì thời gian các bác ý có hạn thôi. Chúng ta hãy nói đến những điều thực tế hơn.

Theo tớ thì mục tiêu ban đầu của hầu hết mọi tạp chí đều là lợi nhuận. Open access hay ko chỉ là 1 trong các chiến lược để thu được lợi nhuận thôi.

Mà tớ cũng ko hiểu tranh luận mấy cái này để làm gì?!?
 

pththao

Member
1. Bác Hưng so sánh Nature và Science với các báo mới là không công bằng rồi. Ở thời điểm hiện tại các báo này có uy tín vượt bậc so với các báo khác, cả open và không open; nếu có thể đăng ở đó, không ai chọn đăng chỗ khác làm gì cả. Nếu không đăng được ở hai báo trên mà đã chọn PLOS chứ không phải báo khác thì nghĩa là họ đánh giá cao PLOS rồi (?)

2. Đứng từ phía người đăng bài, người đăng bài sẽ muốn bài của mình được phổ biến đến độc giả dễ dàng nhất, nhanh nhất có thể; điều này làm tăng chỉ số citation của báo (có lẽ bên sinh học k quan trọng lắm vì đa số chỉ số cite rất cao, bên toán lý lại hoàn toàn khác hẳn - chỉ số cite thể hiện chất lượng bài khá rõ ràng). Đó có lẽ là ưu điểm lớn nhất của PLOS. Và tác giả phải... trả giá cho nó (thay cho độc giả). Tất nhiên còn các lý do như "khoa học mở", v.v...

Quan điểm "mở" khác với "free": mở chỉ đối với độc giả (free), còn tác giả thì phải trả giá cho cái "open" đó (not free).

Các tác giả toán lý có một giải pháp khác với PLOS đã tồn tại rất lâu là arXiv, nó mở và miễn phí hoàn toàn cho hai phía (http://en.wikipedia.org/wiki/ArXiv). Nhưng arXiv không phải là một journal, có lẽ có editors nhưng không có reviews. Người đọc sẽ phải tự đánh giá bài dựa trên: 1. Bài chính thức mà bản trên arXiv sẽ đăng đến (các bài trên arXiv k phải điểm dừng cuối, chúng là cách giới thiệu thông tin đến cộng đồng; bài viết sẽ được đăng tải ở tạp chí chính thức và đưa reference vào arXiv); 2. Tên tuổi tác giả; 3. Abstract và kinh nghiệm người đọc.

Trái với nhận xét của bác Hưng, "mở thường dở", arXiv tuy mã mở nhưng đã có những bài quan trọng bậc nhất của toán và lý (và q-bio) đăng ở đó (trong đó có những bài [/b]chỉ đăng ở arXiv - nhưng có lẽ hơi cá biệt). Thực tế là hầu hết các bài của vật lý đều được đưa lên đó trước khi gửi đến một tạp chí chính thức. Việc gửi tạp chí vẫn quan trọng: có một sự đánh giá từ khách quan từ báo, điều này tất nhiên quan trọng trong việc xin funding. (Quan hệ về bản quyền thì em không được rõ, tuy nhiên arXiv không được lặp lại typeset của báo, sửa chữa của reviews.)

3. Có lẽ do tạo điều kiện có chỉ số cite cao hơn (theo wiki), open access có ưu thế cạnh tranh với các báo truyền thống. Điều này đưa đến kết quả gần đây là khá nhiều báo "đóng" đã đưa ra các mục "mở".
 
2. Đứng từ phía người đăng bài, người đăng bài sẽ muốn bài của mình được phổ biến đến độc giả dễ dàng nhất, nhanh nhất có thể; điều này làm tăng chỉ số citation của báo (có lẽ bên sinh học k quan trọng lắm vì đa số chỉ số cite rất cao, bên toán lý lại hoàn toàn khác hẳn - chỉ số cite thể hiện chất lượng bài khá rõ ràng). Đó có lẽ là ưu điểm lớn nhất của PLOS. Và tác giả phải... trả giá cho nó (thay cho độc giả). Tất nhiên còn các lý do như "khoa học mở", v.v...
Cảm ơn Thảo. Có lẽ chỉ có bên sinh y là có IF cao thôi, còn lại bên ecology của mình Plos One có IF cao hơn 90% số tạp chí chuyên ngành (trừ 2 trường hợp cá biệt là Ecology letters, IF 17.557 và Trend in Ecology and Evolution, IF 15.748) và chỉ số trích dẫn cũng là một thông số đặc biệt quan trọng. IF cao phản ánh hai khía cạnh: 1) mức độ quan tâm chung của lĩnh vực nghiên cứu (general interest) và 2) chất lượng nghiên cứu (research quality).
Về open access, thông thường các tác giả cũng lấy tiền từ funding để trả cho các tạp chí mà. Có ai trả bằng tiền túi cá nhân không nhỉ?
 

pththao

Member
Về open access, thông thường các tác giả cũng lấy tiền từ funding để trả cho các tạp chí mà. Có ai trả bằng tiền túi cá nhân không nhỉ?
Đúng là tác giả trả bằng funding, nhưng funding thông thường cũng được chi tiêu tiết kiệm. Ít nhất là với những người em được biết đều thế. Ngay cả bài báo có hình màu (mà màu ở đây cần thiết) cũng chỉ để màu online, và bản in vẫn không màu để tránh lãng phí (!) :) Funding sẽ còn phải phân phối vào nhiều việc khác, nhất là để trả cho sinh viên...

PS: Có lẽ là vì tạp chí mở (có đóng fee từ tác giả) cỏ vẻ mang tính "quảng cáo kết quả" như vậy nên đã từng bị nhiều ý kiến phản đối khá gay gắt ở VN (hình như người VN mà phản đối cái gì thì cũng "gay gắt" thì phải :D). Việc này có lẽ vẫn còn tranh cãi...
 
Last edited:
Starter Similar threads Forum Replies Date
Cao Xuân Hiếu Thảo luận chung 2

Similar threads

Facebook

Top