What's new

Sinh viên Việt Nam: ngoại ngữ yếu, kỹ năng thiếu

#1
Đó là nhận xét của ông Dean Lee, Giám đốc nhân sự Công ty Compal sau buổi tuyển dụng tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo ông Lee, công ty phải tham gia đầu tư vào quá trình đào tạo SV tại các trường ĐH.

<TABLE class="" cellSpacing=0 cellPadding=3 width=150 align=right fck_template="imagecontener"><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR style="COLOR: rgb(0,0,255)" align=justify><TD class=image_desc>Ông Dean Lee: "Mỗi năm, chúng tôi dành 100 triệu USD nghiên cứu và phát triển nhân lực...". Ảnh: L.H</TD></TR></TBODY></TABLE>- Ở Đài Loan, công ty của ông có chính sách liên kết với các trường học để đào tạo nguồn nhân lực không?
- Mỗi năm chúng tôi dành 1% tổng số doanh thu toàn cầu của tập đoàn, tương đương 100 triệu USD cho công tác R&D (Research and Development - nghiên cứu và phát triển), trong đó có 1 phần lớn được đầu tư vào các trường ĐH để đào tạo nhân lực.
Các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tất cả các trường ĐH ở Đài Loan đều do tập đoàn chúng tôi và 10 công ty đối tác cung cấp. Chúng tôi còn đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và SV ngay từ năm thứ 1 đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng thực tế theo đúng phương châm "học đi đôi với hành".
Các giáo viên của những trường mà chúng tôi liên kết đều có sự hiểu biết sâu sắc về công ty chúng tôi nên họ cung cấp thông tin về công ty cho SV, đồng thời định hướng lựa chọn công việc sau tốt nghiệp. Công ty thường xuyên cử nhân viên tới các trường để chia sẻ kinh nghiệm thực tế với SV.
Sự hợp tác chặt chẽ này mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bởi chúng tôi đảm bảo sẽ tuyển được đội ngũ nhân viên chất lượng cao và "chăm sóc" họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính phủ rất ủng hộ và dành ưu đãi cho các doanh nghiệp chú trọng vào đào tạo như chúng tôi.
- Qua quá trình tuyển dụng lao động tại các trường ĐH ở VN, ông nhận thấy SVVN sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty không?
- Công ty tôi mong muốn tuyển được khoảng 200 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng sau buổi đầu tiên tại ĐH Bách khoa Hà Nội mới tuyển được 20 bạn.
Sau khi trúng tuyển, các SV này sẽ được đi đào tạo thêm 1 năm ở Trung Quốc.
Theo nhận xét của cá nhân tôi, SVVN khi đi xin việc chưa có ý thức tìm hiểu sâu về công ty trong khi đây là 1 trong những yêu cầu rất quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ có SV năm cuối mới quan tâm tới tìm việc còn SV các năm trước có vẻ thờ ơ.
Trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng là một trong các vấn đề của SVVN. Chỉ có 1 số SV có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, còn lại vẫn cần phiên dịch.
Khoảng cách giữa kiến thức học ở trường và thực tế khá xa vời. Dường như trường học đào tạo thiếu cả những kiến thức và kỹ năng cơ bản thuộc về chuyên ngành. Vì thế, hiện nay, chúng tôi đã liên kết với ĐH Bách khoa Hà Nội và 1 số trường nghề ở Vĩnh Phúc để xây dựng phòng thí nghiệm và cung cấp vật tư. Chúng tôi sẽ đầu tư cả cơ sở vật chất và truyền đạt cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho SV.
Hiện nay, công ty chúng tôi ở Trung Quốc cũng có hơn 40 nhân công VN. Họ thật thà, chất phác, làm việc khá chăm chỉ, nhưng không cần mẫn bằng người lao động Đài Loan. Cảm nhận của tôi là tính tự tôn của người lao động VN hơi cao, nhiều lúc có những chuyện có thể góp ý riêng nhẹ nhàng với nhau nhưng vẫn làm ầm lên để ai cũng biết.

Nguồn (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/11/754722/)

Thật đáng buồn. Trong khi ai cũng hô hào giáo dục là quốc sách, thế mà nhận định trên vẫn tồn tại, ngay ở trường ĐH danh giá nhất Việt Nam. Thế thì còn nói gì đại học vùng, đại học tỉnh, đại học huyện đang mọc như nấm mùa thu.

Mà suy cho cùng, ĐH không có lỗi; lỗi là do trường cấp 3: đáng ra tốt nghiệp cấp 3 phải đọc thông viết thạo tiếng Anh rồi chứ. Nhưng ngẫm lại có lẽ do mất gốc từ cấp 2, hay cấp 1, hay mẫu giáo cũng nên.

Hồi xưa thấy có vụ cãi nhau về đề án nâng cấp tiếng Anh cho người Việt gì đó cãi nhau hăng lắm. Sao các bác ấy không ngồi lại cùng nhau chỉ đích danh ra đâu là vấn đề mà cứ thích ai thắng ai thế nhỉ?



 
Ừ thì yếu thật. Mình học ngoại ngữ ở trường cho có, bạn nào yêu thích thì mới bỏ nhiều thời gian công sức ra khổ luyện. Thầy cô giáo thì tiếng Nga như gió, tiếng Anh tầm tầm (không trách các cụ được, thời thế thay đổi mà). Bây giờ đến mấy ông NCS còn học tiếng anh òe ra, thi Tóp thi tiếc chán rồi đâu phải cứ khơi khơi mà vác vào làm việc được.

Mình buôn với thằng bạn Ấn độ,
Nó bảo "tao học tiếng Anh từ cấp 2" nói tiếng anh suốt ngày, quên cả thổ ngữ, bây giờ nghe tiếng Hindu thì hiểu chứ không giỏi bằng tiếng Anh.
Mình "khoe" : thầy cô giáo tao giỏi cực, dịch tuốt sách nước ngoài thành tiếng Việt, bọn tao chỉ việc học bằng tiếng Việt, tiếng anh mãi sau mới học để đọc tạp chí quốc tế.
Nó lè lưỡi : choáng, thế sao mày không làm tiến sỹ tiếng việt, mà làm tiếng Anh cho khổ.
???

Nhưng cũng chưa chắc đâu nhé, bây giờ truyền hình cáp về đến tận cửa nhà, chưa kể đầu thu vệ tinh lậu rẻ bèo, nào thì CNN, Discovery, HBO,.. lại còn internet nữa chứ, các bạn trẻ có điều kiện nghe nhìn thoải mái ---> để thêm vài chục năm nữa ai bảo sinh viên VN kém ngoại ngữ. :)
 

Tiếng Anh của người Việt thì không thể so sánh với người Ấn Độ được. Ấn Độ là đất nước rộng lớn có hàng trăm ngôn ngữ, không phải ai cũng nói được (và chịu nói) tiếng Hindi nên người Ấn đã dùng tiếng Anh giao tiếp với nhau cả trăm năm nay. Ở Ấn Độ, biết tiếng Hindi thì có thể sống thoải mái ở xung quanh Delhi và các thành phố lớn, còn biết tiếng Anh thì đi đâu cũng được.
Nhưng tiếng Anh giọng Ấn Độ cũng có nhiều điều để bàn lắm (chắc vượt quá chủ đề này).

Theo em thì tiếng Anh của sinh viên Việt Nam kém là do việc dạy và học tiếng Anh chưa đạt yêu cầu, có mặt quá nặng, có mặt lại hời hợt.
Sinh viên Việt Nam khá tốt về mặt ngữ pháp, nhưng từ ngữ và cách diễn đạt thì kém vì trong trường không được dạy kỹ, ngoài trường cũng không được thực tập nhiều.
Sinh viên Việt Nam cũng gặp khó khăn trong phát âm. Lúc nhỏ học tiếng Anh kiểu Anh, lúc lớn học tiếng Anh kiểu Mỹ hay Úc, rồi thì các thầy cô có người chưa từng giao tiếp với người nước ngoài bao giờ, cũng có người chuyển từ dạy tiếng Nga sang tiếng Anh.
Một vấn đề nữa là người mình hay "ngại". Có bạn rõ là nói không tệ lắm, nhưng khi thấy người nước ngoài thì chỉ cười trừ, người ta hỏi cũng không buồn trả lời, hoặc ậm ừ cho qua.

Bây giờ các bác giáo dục đã có cải cách là thêm phần nghe trong khi thi học kỳ tiếng Anh ở trường phổ thông, nhưng chắc cũng phải một thời gian nữa mới khá hơn.

Ngày xưa em học chương trình "công nghệ giáo dục" của GS. Hồ Ngọc Đại, trong đó tiếng Anh được dạy từ học kỳ II của lớp 1. Sau này chương trình này bị "cất đi" mà em chưa thấy có ai tổng kết hay báo cáo thành tựu / yếu kém gì. Riêng em thì em thấy nó giúp ích cho em lắm lắm.

 

Dương Văn Cường

Administrator
Ở lab mình có 1 chú Bangladesh, 1 chú Pakistan. Cả 2 đều nói + viết tiếng Anh đỉnh luôn. Nếu so với người Việt ở khoảng thế hệ của mình (1980s) và chưa ra nước ngoài bao giờ, thì kể cả những người toefl 550 600 cũng chỉ đáng xách dép.

Lưu ý 1: Cả 2 anh bạn này đều chưa từng bước chân ra nước ngoài lần nào. Khi sang Hàn học PhD là lần đầu tiên ra khỏi lũy tre làng.

Lưu ý 2: Ở trường mình có khoảng 20-30 sinh viên đến từ Bangladesh và Pakistan. Tất cả bọn họ đều sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Lý do gì khiến họ giỏi tiếng Anh đến như vậy?

Đơn giản vô cùng: Học đại học bằng tiếng Anh.

Anh em thử nghĩ xem, trong 4 năm đại học, quãng thời gian sung sức và bộ não còn tươi mới thì họ dùng trực tiếp tiếng Anh, thử hỏi làm sao không khá.

================

Ở Việt Nam, chúng ta có nên từng bước bắt chước họ không? Theo tôi là có. Các lý do tạm thời tóm tắt thế này:

1. Dùng trực tiếp tiếng Anh là giúp sinh viên trực tiếp bơi trong biển lớn. Thông tin khoa học bằng tiếng Anh trên mạng, kể cả lượng và chất, nếu so với tiếng Việt thì như đại dương so với 1 vũng, thậm chí là vũng lầy.

2. Việc chuyển ngữ A-V để dạy cho sinh viên mất rất nhiều công, hơn nữa lại vướng vấn đề thuật ngữ. Một thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh bản thân nó để giải thích đã mất cả nửa trang, 1 trang A4 hoặc hơn nữa, thì việc tìm được từ tiếng Việt tương đương là rất khó. Những người dịch thâm niên như Hưng chắc hiểu được độ chuối của vấn đề.

Xung quanh cái việc dịch này còn nhiều giai thoại lắm. Ví dụ 1 "giáo sư đầu ngành" (ặc ặc) ở DHQG hẳn hoi nhá, bắt tụi sinh viên cao học dịch mỗi đứa 1 chương, xong cụ đem ghép vào in ra thành sách. Ở ngành Sinh học, một phần (có lẽ là không ít) học viên cao học trong nước là những người vì không giỏi tiếng Anh nên mới không đi học cao học ở nước ngoài, hoặc những người tốt nghiệp ĐH chưa có việc làm nên đi học cao học cho vui. Thử hỏi sinh viên đọc cái loại sách như thế không hỏng mới là lạ. Đây là ta còn chưa sờ đến vấn đề bản quyền.

Ngay trên SHVN anh em từ trước đến giờ cũng bò ra dịch. Đã hơn 3 năm trôi qua mà kết quả công việc đến giờ cũng không biết đánh giá ra làm sao.

3. Dùng trực tiếp tiếng Anh là bước khởi đầu để thanh lọc: Những người đứng trên bục giảng mà kém tiếng anh quá thì nên bị đào thải dần. Sinh viên, nhất là thế hệ ngày nay internet về đến tận các làng quê, mà không thể theo nổi yêu cầu này thì cũng nên xem lại, tìm những mức độ giáo dục khác phù hợp hơn với năng lực của mình. Các giáo sư cây cao bóng cả 60-70 tuổi cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của họ rồi. Nếu để các giảng viên thế hệ 7X, 8X khi giảng bài cũng không khác các giáo sư thế hệ 3X, 4X, 5X ... thì có nên không nhỉ?

4. Cao hơn 1 chút là để thanh lọc những người sắp cầm tấm bằng tiến sỹ. Vấn đề này thì phức tạp hơn, khó thực hiện hơn nhưng nên suy nghĩ dần. Bây giờ thay vì thành lập hội đồng này nọ xét duyệt các kiểu, chỉ cần đơn giản đặt ra yêu cầu tiến sỹ phải có ít nhất 1 bài báo khoa học đăng ở tạp chí quốc tế. Chỉ với 1 yêu cầu như vậy sẽ tạo ra áp lực chọn lọc - đào thải rất lớn, đối với ít nhất là 2 đối tượng quan trọng: nghiên cứu sinh và người hướng dẫn.

Túm lại: Thay vì cố tạo ra những cái tiêu chuẩn của riêng nhà mình, nơi mà bố thương con anh chị em thương nhau, hãy dùng luôn tiêu chuẩn của làng, của xã, của huyện... Chí ít thì anh công an xã, anh trưởng thôn nhìn thằng con mình cũng khách quan hơn mình.

================

Làm sao để thực hiện?

Ngay lúc này độp phát bắt dùng tiếng Anh thì cũng khó. Các anh em thử cùng nghĩ đến những bước đi thế này:

1. Dùng giáo trình và seminar trực tiếp tiếng Anh. Giáo trình = tiếng Anh không khó, lại tha hồ lựa chọn những cuốn hay nhất, xịn nhất để học. Ví dụ Di truyền học theo cuốn GeneIX, Tế Bào học theo cuốn MBC ... nghĩ đã thấy sướng rồi đúng không :D Bộ giáo dục sẽ phải lãnh trách nhiệm mua bản quyền sách để sử dụng.

2. Trong đội ngũ cán bộ hiện tại lựa chọn những người khá tiếng Anh nhất, ra thời hạn cho họ, ví dụ sau 1 năm phải giảng được bằng tiếng Anh, dùng Power Point mà giảng, đỡ tốn phấn :D

3. Mời giáo sư thỉnh giảng (visiting professors).
- Chúng ta vẫn có các chương trình hợp tác quốc tế với các trường đại học ở các nước tiên tiến, do đó tôi nghĩ đề xuất mời visiting prof từ các trường bạn không khó, và có lẽ cũng không quá tốn kém.
- Đây cũng là cách để dần tiếp cận, làm cầu nối với lực lượng các nhà khoa học người Việt đã thành danh ở nước ngoài. Nếu họ bố trí được công việc, dành vài tháng về Việt Nam giảng dạy cho sinh viên dân tộc mình là 1 công việc tuyệt vời. Thù lao trong trường hợp này chắc chắn không phải là điều họ cần nhất.
- Một học kỳ sinh viên cũng chỉ học chừng 5 - 7 môn. Giả sử trong 5 - 7 môn đó có 2 hoặc 3 môn do giáo sư thỉnh giảng dạy, 2 - 3 môn do các cán bộ giỏi nhất đã được lựa chọn dạy, thì gần như sv được học bằng tiếng Anh rồi.


Nếu thực hiện như vậy thì sao nhỉ? Thử mơ chút xem :D Mấy chục năm sau lại có anh bạn Lào bảo: Úi giời, ở lab tao có mấy thằng Việt Nam nói tiếng Anh ngon lắm, vì tụi nó học tiếng Anh ở bậc đại học :D
 
Trước tiên nói chuyện GS Hồ Ngọc Đại và cái chương trình 'Giáo dục thực nghiệm' của ông ấy đã.
Theo tôi được biết, GS Ngô Bảo Châu cũng từng là 'nạn nhân' của chương trình này (xem bài ở đây http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u148diendan.html)
Tôi chẳng có tư cách gì để nhận xét chương trình của GS này. Nhưng xem qua cách học toán của học sinh lớp 1, 2 tôi thấy hoảng. Thay vì 1 + 1 = 2 thì ông ấy đưa ra khái niệm tập hợp, hợp của tập hợp. Có lẽ với cách học đấy học sinh sẽ được luyện tư duy trừu tượng từ sớm. Nhưng có phải ai đi học cũng sẽ thành nhà Toán học hay làm Khoa học đâu? Thế nên từ môn Toán suy ra thì việc bạn được 'nhờ' từ chương trình đấy cũng là bonus thôi :D
Bằng chứng là thằng em tôi học thực nghiệm, học tiếng Anh từ lớp 1. Thế mà cậu sinh viên năm 2 BKHN này thỉnh thoảng vẫn nhắn tin nhờ tôi làm hộ bài thi những câu đại loại là 'bó tay.com' (bí mật trong forum thôi nhé)
Ở VN tình hình là: người dạy kém, người học không quyết tâm.
Cách mời GS thỉnh giảng chỉ áp dụng cho loại 'cử nhân tài năng' thôi chứ các em sinh viên bình thường chỉ mong cho đủ điểm đậu, hơi sức đâu mà đầu tư tiếng Anh với tiếng Em nữa (à mà 'em' thì còn có chút hào hứng).
Các bạn thấy tiếng Anh nó được trọng vọng như thế nào không? Môn tiếng Anh hệ số lúc nào cũng top, nên anh nào khoảng 9-10 điểm là coi như tổng kết 8,0 rồi đấy. Thế mà sinh viên nó vẫn không chịu học cho. Vậy thì làm thế nào? Theo tôi tiếng Anh từ lớp 1 đến ĐH vẫn cứ học, nhưng đừng tính điểm nữa. Càng điểm chác bằng cấp, người học lại càng sinh thói đối phó thôi.

Thằng cha Đài Loan này còn chỉ ra chỗ yếu của người VN: viển vông. Học chẳng để làm gì mà cũng học. Sinh viên đi học cũng chả biết để làm gì. Học BK ra cũng chả đảm bảo có việc. Giỏi như bác Tử Quảng bây giờ cũng chỉ là anh nhân viên quèn của cái BKAV gì đó. Trong khi đó nếu đầu tư đúng hướng có lẽ đã là GS gì đấy bên Huê Kỳ rồi.

Tiện có bài này các bạn đọc chơi: http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=e89b5cf3c6eb09c25a09b336f2c9e462

Nó cho thấy một điều: con người ai cũng có tiềm năng; khai thác được không lại là chuyện khác.
 
À. Nhân cái vụ Cường bảo giảng viên 7x 8x giảng bài, tôi thấy cần mổ xẻ cái này nữa.
Dường như ĐH ở VN thiếu hụt một thế hệ. Ngoài các thầy ngũ tuần, lục tuần là đến các thầy hăm mấy đến dưới ba lăm.
Thầy ngũ tuần lục tuần có cái nhược điểm của họ.
Nhưng thầy hăm mấy ba lăm liệu có đáp ứng được yêu cầu của một giảng viên đại học chưa?
Ở Mỹ không ít PGS dưới 30 tuổi, đặc biệt ở các ngành Toán, Tin. Tuy nhiên giáo trình phải là do hội đồng GS duyệt. Chương trình học do GS soạn. PGS chỉ làm nhiệm vụ giảng theo sườn của GS đảm đương môn đó thôi. TS chỉ có thể dạy chuyên đề, guess lecture hay tutor mà thôi.
Ở VN ông thầy trẻ mới Ths hay Ts đã có quyền biên soạn chương trình học rồi. Thử hỏi chương trình học như vậy, dù có đột phá hay hấp dẫn mấy, liệu có đáp ứng được nhiệm vụ môn học đặt ra chưa? Rồi còn cấu trúc của khóa học, ai duyệt ai lo? 7x 8x có làm nỗi không (không có ý nói các cụ 3x, 4x, 5x có thể làm được nhé).
Cho nên cách làm hay nhất mà bác Thiện Nhân có thể đưa ra để nâng cấp ĐH là thuê GS nước ngoài đảm đương nhiệm vụ lo soạn khung chương trình, ra đề thi cho mỗi môn học. Các GS này 0 cần có mặt tại VN toàn thời mà chỉ cần 1-2 tháng qua giảng vài tiết, quản lý và 'nhận tiền'.
Khi đã có khung chương trình tốt, rồi lại lập hội đồng duyệt thêm cấu trúc của cái khóa học sao cho nó hợp lý nữa thì ĐH Việt Nam chắc cũng không thua đại học nước ngoài bao xa nữa.

Việc mời GS cũng cần cẩn thận: mời người có tâm chứ không mời ông Phật cười chỉ biết dương cái bụng to ăn tiền (hình như Trung Quốc đã áp dụng mô hình này và chỗ vướng của họ là tuy mời được các GS từ Harvard, MIT, Caltech...v.v nhưng các lão này vòi nhiều tiền mà chẳng làm gì nhiều lắm ngoài mỗi năm 'holiday 1 2 tháng' ở TQ thì phải).
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Hehe, chú Cường lại bức xúc rồi. Có những việc ai cũng biết, biết mà chẳng làm được gì. Vốn không định tham gia như tự dưng chú nhắc đến tên anh nên anh phải nhảy vào.


1. Tồn dư thế hệ

Đơn giản thế này, nếu chú hoặc vài thằng có trình độ tiếng Anh cao cao bên cửa sổ nhảy được vào hội đồng xét duyệt, ra đề cương, chương trình thì còn có tí hy vọng. Đằng này chú chỉ dám đứng đằng xa ném đá to đá nhỏ vào thì chả giải quyết vấn đề gì.

Cho dù chú có nhảy được vào thì chú có dám bật lại thày chú không. Chú định vứt truyền thống tôn sư trọng đạo đi à? Tóm lại, vấn đề là do tồn dư thế hệ, phải chờ thôi không có cách gì khác.


2. Giải quyết từ gốc

Dù muốn thay đổi từ giờ cũng không đủ lực. Muốn đổi thì phải đồi từ gốc, tức cần đội ngũ và phương pháp giảng dạy từ bậc tiểu học. Giáo viên ngoại ngữ lấy đâu ra?

Nếu không đổi từ cấp dưới, đùng phát lên đại học chú bắt sinh viên học toàn bằng tiếng Anh thì chỉ giúp tăng tỷ lệ thi lại. Chỉ với một môn Anh văn mà đã thi lại như chảy hội. Còn tính đến yếu tố vùng miền, tôi không rõ nhưng độ 50% sinh viên đại học ở HN là ở các tỉnh khác, học bằng tiếng Anh thì..... Trừ khi đưa Anh văn vào làm một trong các môn thi tuyển sinh đại học của tất cả các khối.

Giải pháp mời giáo sư thỉnh giảng của chú xin lỗi anh không tán thành. Nói trắng ra là nếu mời các vị GS giỏi thì nói các chú SV chắc chắn chẳng hiểu gì. Cho dù nói bằng tiếng Việt chứ đừng nói là tiếng Anh. Chú nói mời GS thỉnh giảng về để nâng cao chất lượng giáo viên thì còn có lý.

3. Vấn đề trợ cấp, lương bổng

Đến đây chú lại lập luận là đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh thiếu gì, mỗi năm vài ngàn sinh viên Ngoại ngữ ra trường. Ok, cho dù sinh viên ngoại ngữ ra trường vô khối nhưng chúng nó đi phiên dịch, đi làm hướng dẫn viên du lịch.... mới kiếm được tiền chứ đi dạy học thì bọn nó chết đói à?? Ngay cả tôi cũng có dự định sau này đói quá có khi chuyển nghề phiên dịch hay đi tour chứ nghiên cứu khoa học thì....

Hơn nữa nếu không có chính sách thỏa đáng thì chả tội gì mà không dạy bằng tiếng Việt cho khỏe. Dạy bằng tiếng Anh làm gì cho mệt trong khi lương vẫn thế. Để thời gian đó đi kiếm tiền nuôi vợ còn hơn. Gần đây có phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy. Quá tốt, nhưng nếu lương cho người đổi và không đổi như nhau thì chỉ những người thực sự tâm huyết mới làm thôi. Mà số này thì ít lắm.

Cho dù thật sự có lòng thì số tiền để có thể thay đổi từ gốc (trả lương đúng mức cho giáo viên, soạn giáo án, thiết bị...) là.... không thể tưởng tượng nổi.


4. Chính bản thân sinh viên

Nói thật chứ chú có lòng cho các em sinh viên nhưng chỉ sợ bọn nó không nhận. Học lắm thế làm gì trong khi ra trường lương vài trăm ngàn, thua cả mấy đồng chí dọn dẹp nhà cửa (cứ độ 30 ngàn nửa buổi, 1 tháng có việc đều lương cũng được 1,8 T), chưa kể chú có giỏi tiếng Anh giời thì cũng chả bằng mấy thằng COCC dốt nát.

Ờ, chú lập luận là phải nghĩ cho tương lai, lương giờ có thể vài trăm ngàn nhưng sau này sẽ khác. Vâng nhưng cái sau này đấy nó xa xôi lắm, nếu hiện tại không sống được thì lấy đâu ra sau này. Nhất là những bạn ở các tỉnh khác, nhiều thằng bạn tôi tâm huyết lắm nhưng lương không đủ tiền ăn tiền nhà thì có tâm huyết nổi không?

Chú lo cho các em nó, muốn các em nó học bằng tiếng Anh nhưng nó có chịu hay không là chuyện khác. Đứa nào nó chịu thì cũng chả cần chú phải nhắc. Bản thân tôi hồi đại học cũng thi lại tiếng Anh. Nhưng khi cần thì độ 6 tháng là thi TOEFL ngon, còn để giao tiếp thì càng dễ, 3 tháng là tự tin chả sợ thằng nào.

Túm lại, đứa nào chịu khó vươn lên thì tự khắc tiếng Anh nó sẽ tốt. So sánh như chú hơi khập khiễng. Anh đảm bảo với chú các đồng chí VN tự xin được học bổng (không phải diện cử đi học hay 322, xin lỗi các bác thuộc diện này vì không phải ai cũng thế) thì tiếng Anh chắc chắn không thua mấy thằng Bangladesh hay Pakistan đâu.


5. Nói riêng trong ngành sinh học

5.1 Ai chả biết

Nhiều khi chú bức xúc góp ý này nọ. Anh nói thật là đến chú còn biết thì lẽ nào các bậc sư sỹ, những người thầy với kinh nghiệm sống, học tập và lao động gấp nhiều lần chú lại không biết chắc.

Biết nhưng sao không làm? Cái đó thì chắc chú biết rõ.

Thật ra lên Pubmed có gì là khó đâu, đấy là nói với những báo bình thường. Đơn cử thế này, ở VN thì việc lấy mẫu bệnh phẩm dễ như đi chợ. Giờ tập trung vào 1 bệnh nào đó ít người làm hoặc ít có ở các nước khác, lấy mẫu bệnh phẩm rồi giải trình tự cả loạt cho 1 gene nào đó. Sau đó phân tích thống kê để thấy mấy chỗ hot spot mutation vậy là lên báo Quốc tế ngay. Chả cần đầu tư nhiều tiền, thiết bị hiện đại hay chất xám gì nhiều.

5.2 Phân cấp rõ ràng

Vấn đề là đăng báo Quốc tế làm gì khi tính điểm Sư thì báo trong nước hay Quốc tế thì cũng tính 1 điểm như nhau (giờ đổi chưa thì tôi không rõ, bác nào biết thì thông báo để em còn mừng). Thế nên tôi thấy ông nào bỗng nhiên 1 năm ra mấy cuốn sách hay trong một tạp chí VN có mấy bài báo thì đoán ngay ra đang làm hồ sơ PGS hay GS :D.

5.4 Đầu ra

Xin đặt ra cho các bạn câu hỏi thế này.

- Hiện tại hướng trọng điểm CNSH của Việt Nam là gì?

- Nếu đó là hướng trọng điểm thì xin chỉ ra bằng chứng (tiền đầu tư, chất và lượng đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đó so với lĩnh vực khác...)

- Hiện tại lương bình quân của sinh viên CNSH so với sinh viên CNTT thế nào? Mặc dù CNSH và CNTT là 2 ngành mũi nhọn của VN hiện nay.

- Hiện tại tỷ lệ sinh viên CNSH ra trường làm đúng ngành nghề là bao nhiêu?

- Với những người đang học tập ở nước ngoài thì sau khi về nước các bạn sẽ làm ở đâu? Bao nhiêu % muốn về nước làm việc?

Thôi không dám nói nhiều nữa. Tóm lại là vấn đề nó nằm ở đầu ra lẫn đầu vào, từ gốc cho đến ngọn, từ người dạy đến người học, từ chương trình đến chính sách.... Phải gỡ từ từ chú ạ, chờ đợi thôi.

Đọc thêm bài này

http://www.viplok.org/viplokPaper/Template.jsp?jid=416&language=vi
 
1. Tán thành ý kiến của hai bác Lương và Cường
2. Bác Lương nhầm một tí là bảo: ông Giám đốc trung tâm an ninh mạng - khét tiếng với phần mềm miễn phí BKAV và truy bắt trẻ con trốn nhà đánh điện tử online là nhân viên quèn :) --> ông này giỏi đấy, phát huy được ở VN như thế là "kinh" rồi)
3. Thế hệ mình (tôi cứ gộp từ 6x đến 8x nhá) có làm được cơm cháo gì không? Các thầy đều già hết rồi mà vẫn cầy ải vì thiếu lực lượng kế cận (vì nguyên nhân gì thì tôi nghĩ không nên bàn quá lại chuyển thành chính trị nhỉ), Lớp kế cận chính là lứa thanh (sắp sang trung) niên chúng ta nhưng thì người đi làm ăn (họ không hám tiền - đói quá mà phải mần thôi), người chuyển khẩu ra nước ngoài (họ vẫn yêu nước - bó chân bó tay quá mà phải đi thôi). Tình hình là vẫn gay nhỉ, ai thực hiện chiến lược của nhà nước bây giờ ?
 

Dương Văn Cường

Administrator
So sánh như chú hơi khập khiễng. Anh đảm bảo với chú các đồng chí VN tự xin được học bổng (không phải diện cử đi học hay 322, xin lỗi các bác thuộc diện này vì không phải ai cũng thế) thì tiếng Anh chắc chắn không thua mấy thằng Bangladesh hay Pakistan đâu.
20 thằng Pakistan chưa thằng nào đi nước ngoài bao giờ nói tiếng Anh = hoặc ngon hơn 20 thằng VN loại ưu tú nhất (tự xin đc học bổng Âu hoặc Mỹ) và đã ở nước ngoài 1 thời gian.

Câu hỏi Nhật ký Vàng Anh tuần này: Nếu được lựa chọn bạn chọn phương án nào? Có bao nhiêu người cùng ý kiến với bạn?

Nhắn tin về số 19001999 để nhận những giải thưởng hấp dẫn nhất: Clip full, sound 3D Dolby Digital của ... Vành Khuyên :D

====

Ở đây tôi chỉ đang cố chứng minh là Học đại học = tiếng Anh là điều cần, xu hướng nên theo. Bức xúc những chuyện khác thì nhiều lắm.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
20 thằng Pakistan chưa thằng nào đi nước ngoài bao giờ nói tiếng Anh = hoặc ngon hơn 20 thằng VN loại ưu tú nhất (tự xin đc học bổng Âu hoặc Mỹ) và đã ở nước ngoài 1 thời gian.
Hehe, đã gặp đủ 20 thằng Pakistan và 20 thằng VN thỏa mãn điều kiện trên chưa mà tổng kết thế. Hơn nữa nói tiếng Anh không phải tất cả, đã biết có thằng TQ không thể thảo luận bằng tiếng Anh nhưng publication nhiều như nêm chưa.

Ở đây tôi chỉ đang cố chứng minh là Học đại học = tiếng Anh là điều cần, xu hướng nên theo. Bức xúc những chuyện khác thì nhiều lắm.
Cái này thì đúng quá à. Nhưng không thể muốn là có ngay được. Tôi chỉ muốn làm rõ là trong hoàn cảnh hiện tại của nước mình không thể khác được. Đừng vì mình đang làm trong ngành này, thấy những bất cập trong ngành mà suy rộng ra dẫn tới cực đoan. Ngồi ôn lại Triết học và Kinh tế vĩ mô tí vậy.

1. Cái nhìn vĩ mô

Nói thật là với cái đầu của rất nhiều chuyên gia, nhà lãnh đạo tài ba thì chắc chắn họ biết, biết rõ hơn bất cứ ai trong chúng ta những bất cập mà chúng ta nêu ra.

Tuy nhiên để sửa đổi nó thì cần có quá trình. GDP của Việt Nam hàng năm là X, trong đó có A % chi cho Quốc Phòng, B % cho phát triển kính tế, C % cho xóa đói giảm nghèo, D% cho giáo dục.... Không thể hơn được. Nếu tăng ở lĩnh vực này thì phải giảm ở lĩnh vực kia. Mà tỉ lệ phân chia thì đã có nghiên cứu tính toán sao cho tốc độ tăng trưởng chung đạt cực đại (có tính cả yếu tố bền vững). Do vậy không thể nói tập trung tăng cho ngành này là tăng ngay được. Cần chờ đến khi GDP và cơ sở hạ tầng tăng cao tới một mức nhất định thì tài lực, vật lực, nhân lực chi cho một lĩnh vực sẽ tăng theo đủ để thay đổi tình hình. Tiền không phải tất cả nhưng không có tiền thì chẳng làm được gì.

Hiện tại Chính phủ có thể lập tức tập trung đào tạo cán bộ, tăng ngân sách... để chuyển bậc đại học sang học bằng tiếng Anh, nhưng hiệu quả đem lại thế nào? Khi mà còn quá nhiều điều phải lo về giáo dục ở vùng sâu vùng xa, ở các cấp bậc.

2. Bước quá độ

Cũng như định hướng chung là đi lên XNCN. Không thể một bước lên ngay được, cần có quá trình quá độ. Chúng ta đang trong "chặng đường đầu của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH". Theo góc độ vi mô thì từng ngành đều phải trải qua bước quá độ này, dẫn tới thay đổi lớn ở mức vĩ mô.

Nói hẹp hơn vào chủ đề này. Tất yếu phải dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học. Sinh viên tất yếu phải học và đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Tuy nhiên cần bước quá độ. Quan trọng là thời gian quá độ nhanh hay chậm.

Có người từng nói với tôi dịch sách vở làm gì cho phí công, tất yếu phải dùng tiếng Anh. Diễn đàn SHVN cũng vậy. Đồng ý đó là tất yếu.

Tuy nhiên, nếu dùng hoàn toàn bằng tiếng Anh thì bao nhiêu người có thể tham gia, bao nhiêu người có thể tiếp cận? Lợi ích đem lại của việc dùng tiếng Anh (trong lúc này) có lớn hơn lợi ích đem lại khi chúng ta dịch tài liệu ra tiếng Việt, thảo luận bằng tiếng Việt không?

- Tôi dám chắc rằng phải sau 5-10 năm nữa may ra mới tiến tới học đại học bằng tiếng Anh được. Cần bước quá độ.

- Nếu không dịch những tài liệu mới, hay ra tiếng Việt thì liệu các bạn sinh viên có thể hiểu khi đọc bằng tiếng Anh không? Khi mà cho dù tiếng Anh tốt thì nền tảng kiến thức lại thấp (thu được qua những cuốn sách tiếng Việt lạc hậu vài chục năm).

- Không thể phủ nhận là nếu từng đọc 1 vấn đề bằng tiếng Việt thì sẽ thấy rất dễ hiểu và dễ tiếp thu khi đọc bằng tiếng Anh . Bởi vậy việc dịch những cuốn sách hay và mới vừa giúp dịch giả tiếp cận kiến thức, vừa làm cầu nối giúp những người đọc bản dịch dễ tiếp cận hơn với kiến thức mới khi đọc bằng tiếng Anh.

Việc này cũng ví như khi bạn đứng ở tầng 10 của 1 tòa nhà cao tầng. Lúc đó cho dù bạn rất có lòng và gắng sức truyền đạt kiến thức xuống người nghe ở tầng 1 thì cũng không có kết quả gì. Nhưng nếu bạn chạy xuống tầng 2 hoặc giúp đọc giả lên tầng 9 thì hiệu quả cao hơn nhiều.

Nói to tát một chút thì SHVN cũng như các dịch giả đang làm công việc thu hẹp bước quá độ này vậy :D.
 
èo anh Thanh Tùng nói rằng vài chục năm nữa SV VN mới học tốt TA thì có mà chít à, đi sau thời đại hàng thế kỉ. khéo mấy chục năm anh tính TGiới lại chuyển sang thứ tiếng khác thì sao, hichic
các anh bàn tán sôi nổi quá, mà chủ đề cũng thực tế, hết sức thực tế lun.
nói như em đây á, chẳng biết có vấn đề j không mà học tiếng anh giao tiếp, hay nói trên miệng hay hơn là ngồi học mấy cái cấu trúc và từ vựng. em sợ nhứt khoản đó......
nhà em có một đứa em và một ông chú kém tuổi học chuyên Anh, cả nhà chỉ có 3 đứa nói với nhau thui, còn 1 list nhỏ khác là tắc tị luôn. tất nhiên trình độ chưa cao nhưng cũng là " thằng chột làm vua xứ mù".........
nhưng em thấy hiện tại thì mình chẳng có time mà nhồi thêm tiếng anh nữa, lịch học cho 3 môn thi ĐH kín luôn, time rảnh thì kiểm tra bài tập không thì lại còn khối việc nữa... đành phải tự học qua ....... VD như SHVN hay các lời bài hát tiếng anh, xem phim tựa đề tiếng anh thui..... đành phải cố thui, ngay cả điện thoại máy tính để chế độ English hết lun......
à còn cái khoản VN mình không giỏi nhưng học nhiều là do, các ông ở bộ GD đi nước ngoài nhiều về muốn check & change nền GD VN sao cho tiến bằng cường độ xu hướng TG nhưng học phải đi đôi với hành ai cũng biết điều đó, nhưng hành thì phải có cái mà hành chứ.
nước ngoài người ta Cấp 3 đâu học lắm như mình, họ học chỉ có khối hoặc ít môn hơn thui, or chuyên nghành luôn ( em nghe nói đó nhé, chứ chưa đi đâu....) họ có được điều kiện cơ sở vật chất để phát triển hay hơn nhiều, cụ thể với môn tiếng anh là dân người ta, môi trường xung quanh đã rất phổ biến thứ ngôn ngữ này rùi. các ông viết sách thì viết sao cho thiệt hay và thiệt mới nhưng như bọn em học trên lớp chẳng hạn, giờ nghe không có, giáo viên là casset luôn, giờ đọc là ngồi tự tìm hiểu....... lạc đề một tẹo, với môn Sinh thì phòng thí nghiệm chưa có, băng hình not luôn........ có mà giỏi, có mà theo kịp.
còn hàng ti tỉ lí do khác, em mới chỉ dám nói mấy điều nhỏ nhỏ như vầy thui, có j không đúng mọi người góp ý nhá!
 
Kể ra cùng phiền nhỉ. Sao ngày xưa trái đất không tiến hóa theo kiểu tất cả con người nói chung 1 ngôn ngữ nhỉ, thế có phải đỡ phiền không. !!
 
uh Thản nói đúng đó, mình cũng đã nghĩ đến trường hợp nè. nhưng con người đâu có sinh sôi nảy nở từ một chỗ đâu, bao nhiêu sắc tộc cho vừa. rùi họ phát triển tứ phía... bây jo không thể bỏ vì đó là nét " văn hóa dân tộc- tiếng nói riêng" nếu thống nhất ngôn ngữ cho loài người thì nhiều vấn đề trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện nhưng độ đang dạ về lĩnh vực văn hóa thì teo mất một phần đáng kể
 

Pretender

Member
Dân Pakistan, Bangladesh hay Ấn Độ đều học bằng tiếng Anh ở trường từ nhỏ, tất nhiên phải giỏi rồi. Ngày xưa mình ở chung phòng với 1 em Pakistan, em ý bảo ở Pakistan học cấp 3 theo hệ thống kiểu A Level của Anh, nên tiếng Anh của họ chẳng kém gì tiếng mẹ đẻ (tất nhiên accent thì khác).
Nếu so sánh trình độ tiếng Anh của ng VN thì nên so với những nước cũng không sử dụng tiếng Anh như kiểu Trung Quốc, Triều Tiên hay bọn Nam Mỹ, châu Phi ấy. Nhưng mình vẫn thấy dân châu Á là dốt ngoại ngữ nhất, hì hì, sự thật đau lòng mà.
Bọn Nam Mỹ, châu Phi mặc dù đầu óc hơi bị dốt nhưng nói năng thì văng mạng, sai cũng kệ, nên chúng nó "lên" tiếng rất nhanh. Còn người châu Á thì cứ hay ngại, nói chậm lại ít tiếp xúc với dân bản xứ nên nếu ở lâu đọc hiểu có khi tốt nhưng nghe nói vẫn kém hơn.
Mình nói việc này ở đây không phải có ý xấu nhưng có những việc không cải thiện không được. Hồi học đại học năm 2 ở VN, giáo viên dạy tiếng Anh của mình trình độ hơi bị thê thảm, cô ý còn trẻ, cực kỳ tự tin (ưu điểm này không phải ai cũng có) nhưng nói năng thì sai be bét. Tất nhiên cô ko biết sai đâu, mình là sv cũng ko dám mở miệng ra nói cô sai làm gì, lúc thi cũng bấm bụng viết cho sai để được điểm cao nhưng thực lòng là tức anh ách.
 
em sợ nhứt tiếng trung quốc luôn, viết đại khó. có ai học ngành Y học cổ truyền thì nên nghiền thứ tiếng đó, học được TA là cả một con đường đổ mỡ, đổ dầu rùi, nicnic
 

công tùng

New member
Cung dung thuj .noi ra thj bao noi sau nhung thuc ra thj sv vn chj gioi ve ly thuyet thuj ,con khi vao thuc hanh thj jo ec ( ko faj tat ca nha ,hj ). noi j toi tieng anh ,hoco truong lop la thja ,ngoai thay co jao ra thj noi tieng anh voi aj ?trong truong lop muk moi mom ranoi 1 cau tieng anh thj nguoi khac bao la " than kinh " hay caj j doa tuong duong.Hoc sinh sv vn noi chung ko coa moi truong jao tiep tieng anh .nhung o mot so nuoc Dong NAm A' vi du nhu philippin,ho noi tieng anh tu 4 den 5 nam nay ,gan nhu ngon ngu chinh.
Ma mot thoi xau cua sv nua la khi noi tieng anh fai nghira tieng viet rui moi dich sang tieng anh ,gan nhu 1 su may moc ,tai sao ko nghi lun = tieng anh ?
Noi thja thuj , chu tui cung la1 truong hop trong so doa . va toi tan bay h tui moi nhan ra dc dieu doa.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Ma mot thoi xau cua sv nua la khi noi tieng anh fai nghira tieng viet rui moi dich sang tieng anh ,gan nhu 1 su may moc ,tai sao ko nghi lun = tieng anh ?
1. Nhắc bạn lần sau viết bằng tiếng Việt có dấu.

2. Tiếng Anh là vấn đề muôn thuở của học sinh, sinh viên Việt Nam. Thế hệ 9X là đỡ nhiều lắm do có điều kiện tiếp cận tiếng Anh từ sớm qua máy tính, internet, đổi mới chương trình.... Có rất nhiều cơ hội học bổng nhưng chỉ vì không có tiếng Anh mà sinh viên VN mình bị thiệt thòi so với các ứng cử viên từ các nước bạn.

3. Không phải dễ để có thể nghĩ bằng tiếng Anh đâu bạn ạ. Chỗ tôi tất cả những đứa Hy Lạp, Trung Quốc, Pháp, Ý.... chúng nó đều nghĩ bằng tiếng nước nó cả. Bằng chứng là khi đếm số lượng hay tính toán cộng trừ nhân chia bao giờ chúng nó cũng dùng tiếng mẹ đẻ.
 
các anh các chị đi trước có nhiều kinh nghiệm hơn bọn em. rất mong các anh chị đưa ra một vài phương pháp học, em thấy cái đó hữu dụng hơn việc đánh giá cái khoản VN trì trệ đi sau thời đại. rất mong mọi người chỉ bảo thêm:hoanho:
 

Facebook

Top