What's new

Sự tuyệt chủng của thế giới khủng long

#1
Vẫn chưa kịp viết bài nhưng tình cờ coi được cái phim tài liệu (documentary film) này: The last day of the dinosaurs (ngày cuối cùng của khủng long), thấy hấp dẫn như phim hành động của Hollywood! Không biết các bạn đã xem chưa?

http://www.youtube.com/watch?v=EzvDat00ZzU

Bạn nào có thời gian tóm tắt giúp tôi một vài ý chính trong film này cho các bạn khác chưa nghe được tiếng Anh hiểu rõ hơn về nội dung. Tôi sẽ theo dõi chủ đề thường xuyên và có ý kiến nhưng chỉ khoảng 10-15 phút mỗi lần.

ĐK
 
Tên một số loài khủng long trong film:

khủng long bay: Quetzalcoatlus
khủng long ăn thịt khổng lồ: Tyrannosaurus (hay T. rex)
khủng long ăn thực vật 3 sừng: Triceratops
khủng long ăn thực vật khủng lồ, cổ dài: Alamosaurus
khủng long ăn cỏ ở Mông Cổ: Charonosaurus
khủng long nhỏ, ăn thịt ở Mông cổ: Saurornithoides
khủng long ăn cỏ lưng và đuôi bọc sừng (hoặc xương như mai rùa :D): Ankylosaurus
 

orion8x

Member
Vì không có khả năng ngồi nghe và dịch hết từng chữ nên em chỉ tóm tắt/quote những ý chính thôi nhá:
Tóm tắt: Bộ phim hình thành 1 kịch bản ngày tận thế của khủng long vào 65 triệu năm trước, khi 1 thiên thạch đâm vào Trái Đất (TĐ). Bỏ qua những chi tiết về tập tính sống của khủng long, e chỉ mô tả ý chính của bộ phin - kịch bản ngày tận thế.
- Bộ phim chủ yếu mô tả 2 địa điểm sống của khủng long thời đó Bắc Mỹ (Mexio bây giờ), nơi đc cho là địa điểm thiên thạch va chạm và Mông cổ.
- Thiên thạch đâm vào TĐ đc hình thành 100 triệu năm trước đó, tại vành đai của sao Mộc. Sự va chạm của các thiên thạch với vận tốc ~10km/s tạo ra một "mảnh vụn" đường kính ~10km :divien:, nặng 2,000 tỉ tấn:divien: hướng thẳng về trái đất. 100 triệu năm sau, nó đã sắp cập bến TĐ. Khác với những lần khác, Mặt trăng (MT) - tuyến phòng thủ cuối cùng của TĐ - từng hứng chịu vô số thiên thạch từ vũ trụ hướng về TĐ, lân này đã kg làm đc điều đó. Một lỗ lớn trên Mặt Trăng đường kính ~100km đc tạo ra bởi 1 thiên thạch như thế, nhưng lần này, thiên thạch to gấp đôi:cry:.
- Cũng như bao thiên thạch khác, nó gồm có đá, và nước. Lang thang ngoài vũ trụ làm cho lớp nước đóng băng lại bên ngoài. Trong lõi của nó là các hợp chất hữu cơ có thể khởi nguồn sự sống. "And what give life, could also take it away - :rose:"
- 5h trước vụ va đập, hàng ngàn mảnh sao băng băng ngang qua bầu trời TĐ, báo hiệu ngày tận thế. Kích thước của thiên thạch kg phải là vấn đề duy nhất (đường kính 10km, 2000 tỉ tấn), vận tốc của nó cũng là 1 nỗi kinh hoàng. Càng đến gần TĐ, lực hấp dẫn trở nên mạnh hơn làm tăng tốc độ của mảnh thiên thạch vốn chỉ "trôi" với vận tốc 10km/s. Khi vào gần TĐ, tốc độ của nó tăng lên 18-20km/s và đâm thẳng vào TĐ - Mexico.
- Khi vào bầu khí quyển, lực ma sát làm cho thiên thạch đốt cháy thành 1 quả cầu lửa khổng lồ. Lực Ma sát lớn đến nỗi biến không khí thành plasma, và nhiệt độ vào khoảng 45,000*C :)divien:hay là *F nhỉ) - như là 1 mặt trời thứ 2. Tuy nhiên, các sinh vật trên TĐ hoàn toàn kg biết cái gì đang tới. Quả cầu lửa tạo nên một ánh sánh chói trên bầu trời, đến nỗi cơ thể khủng long có thể nhìn xuyên thấu. Khủng long, do đó chỉ "nhìn" đc một vầng sáng chói lòa trên bâu trời, như mặt trời thứ 2.
- Vụ va đập tạo ra một vụ nổ có sức công phá hàng trăm triệu megaton (1ton = 1 tấn thuốc nổ TNT, mega = 1,000,000 ==> 100,000,000,000,000 tấn thuốc nổ TNT), hơn tất cả các bom nguyên tử đã đc chế tạo hiện nay cộng lại. Vụ va chạm bắn đất đá lên trên với vận tốc ~50m/s, tạo ra một quả cầu lửa 80,000 cubic miles (ai đổi đơn vị ra đi - mile khối). Cách đó 800km, nhiệt độ không khí tăng lên 600*C :eek:, và bay hơi hết nước trên da của các sinh vật - mọi thứ trong vùng đó, đều bị thiêu sống. Quả cẩu lửa có thể đc nhìn thấy từ đỉnh núi cách đó ~ 5000km, cho chúng ta thấy sức công phá của nó. Hầu hết các sinh vật gần vụ nổ (800km) đều chết cháy, nhưng một số sống sót nhờ các vách núi che chắn. Nhưng vụ nổ chưa phải là duy nhất...
- 3 hệ qủa của vụ nổ sắp tới... Vụ va chạm bắn hàng tấn đất đá lên không trung với tôc độ âm thanh, "But what go up, must come down - :rose:". Những con khủng long sống sót qua bão lửa sẽ hứng một trận mưa boom đất đá từ không trung. Hệ quả thứ 2 đến từ lòng đất, vụ va chạm tạo ra 1 cơn địa chấn khoảng 11,1 độ Richter, manh hơn 60 lần so với những cơn động đất mạnh nhất con người từng biết:eek:. Cuối cùng, sóng xung kích từ vụ nổ, đi với tốc độ nhanh hơn âm thanh, đủ để lột da bất cứ sinh vật nào trên đường đi :cry:, và đẩy những con khủng long nặng 30 tấn lên kg trung.
- 5 phút sau vụ va chạm, những gì còn lại xung quanh (ground zero) là la liệt xác của những con khủng long xấu số. Tuy nhiên, một số trứng vẫn còn sống trên mặt đất, hy vọng vẫn còn cho loài khủng long, những sẽ kg lâu chúng cũng sẽ bị quét sach khỏi mặt đất....

___________
(21:10 - End Chap 1 - to be continue...)
Mệt quá hum nay tới đây thôi, khi nào có hứng ngồi nghe típ!
P/s: các đại lượng (từ mile) đc đổi bằng google và làm tròn chẵn.
 
Thêm một vài chi tiết cho đoạn đầu tiên của phim:

Một số ý chính về điều kiện trái đất vào thời điểm đó

Nhìn chung, trái đất 65 triệu năm trước ấm hơn hiện tại. Các điều kiện ở Bắc Mỹ khá lý tưởng cho sự thịnh vượng của các loài khủng long.

Khu vực Bắc Mỹ

Khủng long bay: Quetzalcoatlus: 350 pounds (khoảng gần 140 kg), là sinh vật bay lớn nhất từng có trong lịch sử của sinh giới đang bay trên bầu trời, cách nó khoảng 1 dặm, ở dưới đất một ổ trứng của khủng long ăn thịt khổng lồ: Tyrannosaurus (hay T. rex) đang nở, những con T rex con này cần 18 năm để trở thành những kẻ hủy diệt đáng sợ nhất (cao khoảng 17 feet và nặng hơn 7 tấn), nhưng thời điểm hiện tại nó mới chỉ cao có vài inches, nặng khoảng 3 pounds (1,2 kg) và được bảo vệ bởi T rex cha. T rex cha có khả năng đánh hơi rất giỏi để phát hiện kẻ con mồi từ khoảng cách rất xa và khả năng này cũng giúp ích nó trong vai trò làm cha bảo vệ con của mình. Nó có thể nhận thấy khi có điều gì đó bất thường. Nhưng lần này đã quá trễ để có thể bảo vệ đàn con khỏi Quetzalcoatlus. Chỉ còn một T rex con sống sót sau vụ tấn công từ Quetzalcoatlus, sinh vật bay khổng lồ này với bộ cánh lớn thích hợp với bay đường trường nhưng lại trở thành bất lợi khi bị dồn vào góc vì nó khó có thể cất cánh được, may mắn cho nó lần này nó vấn thoát được khỏi T rex cha. Sự sống sót của T rex con cũng chẳng có gì được đảm bảo vì một cơn bão đang đến gần.

Cách trái đất 200 triệu dặm (khoảng hơn 300 triệu km), 100 triệu năm trước đó, tại vành đai thiên thạch nằm giữa sao Mộc và sao Hỏa, hàng tỉ thiên thạch đang bay theo một quĩ đạo xác định giống như các phương tiện giao thông trên một con đường, tất cả trừ một thiên thạch (có đường kính ước chừng 45 dặm), nó bay theo một quĩ đạo hoàn toàn khác, giống như một chiếc xe tải bất ngờ cắt ngang đường cao tốc với vận tốc 22 000 dặm/giờ (khoảng 35 000 km/h). Vụ va chạm khủng khiếp của hai thiên thạch đã tạo ra hàng triệu mảnh vỡ, trong đó có một mảnh có đường kính khoảng 6 dặm (9 km), nó có một điểm đến đặc biệt, đó là một tảng đá được sinh ra để thay đổi lịch sử vì nó hướng về hành tinh lớn thứ 5 trong hệ mặt trời, hành tinh duy nhất được biết có sự sống, đó là trái đất.
 
(21:10 - End Chap 1 - to be continue...)
Mệt quá hum nay tới đây thôi, khi nào có hứng ngồi nghe típ!
P/s: các đại lượng (từ mile) đc đổi bằng google và làm tròn chẵn.
Anh nghĩ anh em mình cứ dịch nguyên các đơn vị đo trong film rồi tính toán và chuyển qua các đơn vị khác một lượt sau khi đã xong toàn bộ, như vậy đỡ mất thời gian hơn. Em thấy thế nào? Về nhiệt độ anh nghĩ là độ F (vì thấy các đơn vị dùng trong film toàn theo kiểu Mỹ như inch, feet, miles)
 
Thêm các thông tin chi tiết về thế giới sinh vật trong phim:

Trong lúc đó, các loài bò sát hoàn toàn không ý thức được những gì sắp xảy ra. Trong rừng, hai con Triceratop (một trong những loài khủng long phân bố rộng ở vùng Bắc Mỹ) đực đang đánh nhau để giành quyền giao phối. Cạnh đó, kẻ thù của chúng đang chờ đợi, khủng long T rex. Con đực Triceratop thua trận đã bị T rex rượt đổi. Bình thường, Triceratop được trang bị tốt và đủ nhanh để trốn chạy khỏi T rex, nhưng lần này không phải một T rex mà là 2 và Triceratop đã bị T rex ăn thịt. Tuy nhiên, mặc dù có đủ thức ăn cho hai con T rex trong cả tuần nhưng chúng dường như chẳng có đủ thời gian để mà tận hưởng.

250 000 dặm phía trên, mặt trăng là hy vọng cuối cùng để bảo vệ trái đất và những vết sẹo trên bề mặt của nó là bằng chứng cho thấy nó đã nhiều lần thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, mặt trăng cũng hiếm khi nào có mặt đúng lúc, đúng chỗ cần thiết và lần này cũng vậy. Giờ thì chẳng có gì có thể ngăn cản thiên thạch tấn công vào trái đất.
Bên ngoài của thiên thạch là đá và nước đóng băng, bên trong là một hỗn hợp (cocktail) gồm hydrogen, oxigen và carbon, là 3 thành phần cơ bản cấu tạo nên sự sống. Thiên thạch dạng này có thể cung cấp thêm các nguyên liệu để tạo thành sự sống nhưng cái mang lại sự sống cũng có thể mang nó đi "And what gives life, can also take it away - :rose:"

Hầu hết khủng long trong thung lũng Bắc Mỹ đi săn vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Con khủng long ăn cỏ khổng lồ Ankylosaurus vẫn để một mắt mở ra canh chừng vật dữ tấn công. Trong màn đêm, một sinh vật rất khác lạ chui lên từ trong hang dưới lòng đất để kiếm thức ăn là rễ cây và côn trùng, chúng là loài thú nguyên thủy có kích thước chỉ bằng con possum.
(còn nữa)
 
Sau một cuộc hành trình kéo dài 100 triệu năm, thiên thạch cũng đã đến lúc kết thúc cuộc hành trình của mình và điểm đến cuối cùng của nó là trái đất.

20 phút trước giờ G, hàng đàn khủng long ăn thực vật khủng lồ, cổ dài: Alamosaurus đang lang thang kiếm ăn ở khu vực mà ngày nay chúng ta gọi là vùng trung tâm Mexico. Chúng là loài sinh vật lớn nhất từng đi lại trên trái đất, lớn tới mức nó là khổng lồ ngay cả khi so sánh với các loài khủng long khác: dài 70 feet, cao 40 feet, và nặng tới 30 tấn. Để duy trì khối lượng đó, chúng cần ăn cả tấn lá cây mỗi ngày. Chúng có thể ăn sạch toàn bộ cây cỏ một vùng chỉ trong vài giờ. Do chúng liên tục tìm kiếm thức ăn và để tiết kiệm thời gian chúng không làm tổ khi đẻ trứng. Chúng thường đẻ ngay lên mặt đất mỗi lần khoảng 5 đến 6 trứng để nâng cao khả năng sống sót của con con. Trong điều kiện bình thường chỉ có khoảng 1/3000 sẽ sinh ra Alamosaurus trưởng thành.

Trên bầu trời 2000 tỉ tấn đá đang lao về trái đất. Khối lượng khổng lồ của chúng chỉ là một phần đe dọa. Vận tốc của nó cũng là một nỗi kinh hoàng. Càng gần trái đất, vận tốc của thiên thạch được gia tăng 40000 – 45000 dặm/giờ và gia tốc tương đương 4 (đoạn này cần check lại vì câu gốc của nó là and mass time acceleration equals to four). Khi thiên thạch bay vào bầu khí quyển, ma sát biến nó thành một quả cầu lửa với nhiệt độ cao tới 35 000 độ và không khí xung quanh biến thành plasma, nó vượt qua Đại Tây Dương chỉ trong vòng 4 phút và kết thúc tại vịnh Mexico và Alamasourus. Nó đâm vào bề mặt trái đất theo một góc 30 độ, do đó phần lớn lực phá hủy sẽ tác động hướng lên phía Bắc của điểm tiếp xúc. Ngay cả khi thiên thạch chưa chạm tới bề mặt trái đất, vầng sáng chói lọi trên bầu trời làm những con Alamosourus cách điểm tiếp xúc (ground zero) 500 dặm trở nên trong suốt. Chúng không thể nhìn thấy được những gì tác động đến chúng nhưng chúng có thể cảm thấy nó.

Vụ va đập có sức nổ tương đương hàng trăm triệu mega tấn, lớn hơn tổng toàn bộ các bom nguyên tử từng được con người tạo ra. Nếu như thiên thạch đâm vào vùng nước sâu của đại dương, phần lớn lực tác động có thể bị hấp thụ. Đằng này, nó lại lao vào vùng nước nông ven bờ của vịnh Mexico. Trong tích tắc, toàn bộ thiên thạch chèn vào trái đất.
(còn nữa)
 
Trái đất và thiên thạch cũng bốc hơi lên bầu trời với tốc độ 100 000 mile/giờ, bên dưới 80 000 cubic miles (1 cubic mile = 4.16818183 × 10^9 m^3) vỏ trái đất nổ tung. (Đoạn này thật khó diễn giải sang tiếng Việt).

500 dặm từ vị trí va chạm, nhiệt độ trái đất bây giờ là 600 độ, làm sôi bốc hơi (boil away) toàn bộ nước trong da của Alamosourus, quả cầu lửa cũng hút hết cả những giọt nước cuối cùng từ cây cối.

+00:01:52: 100 giây sau vụ va chạm ở Vịnh Mexico, những dải sáng dài của phần đất và thiên thạch bắn lên trên bầu trời có thể nhìn thấy trên bờ Thái Bình Dương, phía Tây Bắc Mỹ. Trên đỉnh vách đá, cặp Quetzalcoatlus có thể nhìn thấy quả cầu lửa phía xa chân trời, cách đó 3000 dặm, chỉ 2 phút sau khi thiên thạch hạ cánh xuống trái đất.

Gần vụ nổ, la liệt những xác của Alamosourus nhưng thật ngạc nhiên là vẫn còn những con may mắn sống sót do được che chắn bởi các dãy núi. Tuy nhiên, ba làn sóng hủy diệt vẫn còn đang tới.

Thứ nhất, vụ nổ đã đưa hàng tấn đất đá lên trời với tốc độ nhanh hơn vận tốc âm thanh (supersonic speed), nhưng đưa lên bao nhiêu thì cũng phải rơi xuống bấy nhiêu. Hàng trăm con Alamosourus sống sót đang bị tra tấn bởi bom rơi từ trên trời xuống. Làn sóng tử thần thứ hai tác động từ phía dưới, vụ va chạm đã tạo nên động đất với cường độ 11.1 richter, mạnh hơn 60 lần những trận động đất lớn nhất mà loài người đã từng trải qua. Và cuối cùng là gió nóng, áp lực lớn (giống như sức ép gây ra khi bom nổ) lan tỏa ra theo vòng tròn hoàn hảo và nhanh hơn tốc độ âm thanh, đủ để lột da bất cứ sinh vật nào trên đường đi :cry:, và thổi những con khủng long nặng 30 tấn lên không trung. Chỉ trong vòng 5 phút với 3 làn sóng hủy diệt đã tiêu diệt gần như toàn bộ loài này. Nhiều loài khủng long khác trong khu vực này cũng chịu chung số phận với Alamosourus. Hầu hết trứng của chúng cũng bị chết. Nhưng trái đất cũng là một kẻ bảo vệ đầy sức mạnh, một vài trứng vùi lấp trong những nơi mát mẻ hơn vẫn còn sống sót. Những phôi alamosourus vẫn đang phát triển. Vẫn còn hy vọng, ít nhất cho đến lúc này.

(còn nữa)
ĐK
 

Facebook

Top