What's new

Tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường

#1
Trong một tài liệu ôn thi em có một câu không hiểu:
" Bạn hãy chứng minh sự tác động qua lại giữa cấu trúc  và môi trường ở cơ thể động vật được thực hiện ngay từ cấp độ tế bào "
 Câu hỏi này là sao ? trình bày như thế nào , mình có cần trình bày sự tác động của môi trường bên trong cơ thể không hay là trình bày ở bên ngoài cơ thể thôi
Và một câu hỏi nữa " làm sao để chỉnh sửa được tiêu dề trong trang web này khi mình dánh sai .
Mong các anh  chỉ giùm em
 
Tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường thì nghe có nghĩa hơn là tác động giữa cấu trúc & môi trường.

Môi trường là cái xung quanh, vậy một tế bào vừa là một phần của cơ thể nhưng cũng chính là một phần của môi trường (đối với tế bào khác). Ở cơ thể đa bào, sự tạo thành các mô, duy trì cấu trúc mô rồi cơ quan đều là do tương tác tế bào, thông qua tín hiệu giữa các tế bào. Các tế bào sản xuất hormone ?hoặc các tín hiệu là các yếu tố môi trường nhưng chính chúng cũng là cơ thể và cũng bị tác dụng của hormone & tín hiệu từ các tế bào khác. Các tín hiệu ở đâu mà ra: ở bên trong (hormone, paracrine secretion) cũng có mà từ ngoài vào cũng có (ví dụ thuốc, độc tố). Cơ thể phản ứng như thế nào với môi trường: lấy đi vật chất & năng lượng từ môi trường, thải bã ra ?môi trường trong quá trình tương tác => làm tăng entropy của môi trường để duy trì cấu trúc của cơ thể (entropy giảm). Quá trình này cũng thể hiện ngay từ mức tế bào: lấy dinh dưỡng, oxy, thải bã & CO2 vào môi trường bên trong. Bã theo nước tiểu & phân ra ngoài, CO2 theo phổi ra ngoài...

Những câu phân tích kiểu này không đi vào bản chất vấn đề mà đi nhiều vào việc thao tác (manipulate) các khái niệm. Cách tốt nhất để trả lời nó là thảo luận nhóm để nhiều người có thể đưa ra các ý tưởng khác nhau. Cuối cùng tổng kết lại và có một cái sườn. Việc đưa ra các ví dụ đại diện phụ thuộc vào trình độ kiến thức của từng người.
 
đây là 1 câu hỏi dạng mở, bạn trả lời kiểu nào cũng được điểm mà trả lời kiểu nào cũng có thể kô có điểm.

Trên tiêu đề thì bạn ghi là tác động giữa cơ thể và môi trường, còn nội dung thì bạn ghi là cấu trúc và môi trường, cái nào đúng??

Tôi đoán câu này người hỏi muốn hỏi sự đáp ứng của cấu trúc với môi trường, hay nói đúng hơn là liên hệ giữa chức năng và cấu tạo.

- Nhân: nhân là nơi chứa vật liệu di truyền, dễ bị yếu tố ngoại lai tác động; vậy cấu trúc nhân phải như thế nào để hạn chế tác động môi trường ===) nhân nằm trong nhân con.

- Tb có nhu cầu trao đổi chất nhưng cũng cần hạn chế không cho những chất kô cần thiết đi vào bên trong và lưu giữ những chất dinh dưỡng bên trong; làm cách nào tb làm được điều này ===) hệ thống điều hoà trao đổi chất xuyên màng.

- cứ như vậy mà bạn suy luận dần dần lên cấp cơ thể.

- chim bay được cần có hệ thống xương nhẹ, rỗng; hệ thống túi khí hoàn chỉnh.

Đó là suy nghĩ riêng của tôi, kô chắc trúng ý thầy/cô của bạn.
 
Trước ?tiên em xin cám ơn hai anh đã trả lời giúp em câu hỏi này.Em xin lỗi vì đã ghi nhầm câu hỏi , em xin đính chính như sau:
?" Hãy chứng minh rằng mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức sống và môi trường ở cơ thể động vật được thực hiện ngay từ cấp độ tế bào "
Đây là câu hỏi chính xác nhất , mong câu trả lời của các anh.Xin cảm ơn
 
" Hãy chứng minh rằng mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức sống và môi trường ở cơ thể động vật được thực hiện ngay từ cấp độ tế bào "

Chữ quan hệ trong câu hỏi này chưa rõ nghĩa lắm, chữ quan hệ quá rộng để tìm câu trả lời tổng quát nhất. Tuy vậy tui gợi ý theo hướng sau:


- MT tác động lên tb sống tức là dưới ảnh hưởng của MT tb có thể chịu ảnh hưởng có lợi hay bất lợi, bạn có thể lấy ví dụ khi mt tác động làm tb sống biến đổi không?Nhớ lấy 1 cái có lợi và 1 cái có hại nhé.

- Ngược lại khi tb sống có những hoạt động sống của mình có thể gây ra những ảnh hưởng có lợi hay có hại cho môi trường xung quanh. Em thử tìm ví dụ xem. Cũng vậy, phải 2 dẫn chứng là lợi và hại.

Ngoài ta trong câu này phải hiểu nghĩa từ môi trường cho chính xác, ví dụ tb sống kô thể làm hại mt theo nghĩa MT = sinh thái; tức là tb động vật kô thể làm khí hậu trái đất nóng lên. Mà chữ Mt có thể hiểu theo nghĩa là những gì bao quanh nó. Có như vậy ta mới tìm được dẫn chứng.

Gợi ý: người ta nuôi tb động vật để làm gì? Kô phải để thu sinh khối, đúng kô. Chính những chất do tb động vật tiết ra mới là cái ta cần. Vậy chất tiết này có ảnh hưởng gì với mt xung quanh nó, đặt giả định rằng nó còn nằm trong cơ thể.

Câu này yêu cầu chứng minh tức là em tìm càng nhiểu dẫn chứng càng tốt, kô yêu cầu đưa ra nhiều lập luận. Hoặc nếu có thì phần lý luận kô nên nhiều hơn phần dẫn chứng. Đó là tui nói theo nghĩa từ chứng minh. Còn đáp án thầy cô bạn thì tui kô biết.

Anh chị khác có thể bổ sung giúp em nó được kô?
 
Trần Thiện Toàn said:
 " Hãy chứng minh rằng mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức sống và môi trường ở cơ thể động vật được thực hiện ngay từ cấp độ tế bào "
Với câu hỏi như này chúng ta nên căn cứ vào thời gian - nhiều thì làm nhiều và ngược lại:
Hãy chứng minh theo các hướng:
+ Cấu tạo tế bào: từng bộ phận với môi trường (môi trường ở đây là quá trình trao đổi chất trong cơ thê và ngoài cơ thể)
+ Sự tác động ngược lại của tế bào đến môi trường (ví dụ điển hình nhất là tế bào ung thư)
(Các bạn tiếp tục hoàn thiện nha!)
 
thắc mắc thêm về virus HIV

cám ơn anh nhiều lắm .xin anh giúp em câu này , nó là câu ôn thi của em , nhưng anh không trả lời của được :
 "Bạn hãy nêu một ý tưởng ứng dụng CNSH vào cơ thể động vật "
Ý tưởng của em liên quan đến virus HIV , nhờ anh giúp đỡ:
 + Cấu tạo của virus HIV
?+ Khi nó xâm nhập vào cơ thể , tấn công vào bạch cầu bằng cách nào?

Tạm thời như thế , các anh giúp em nhé , em nhớ được gì sẽ ghi thêm , Cám ơn các anh
 
Re: thắc mắc thêm về virus HIV

Trần Thiện Toàn said:
cám ơn anh nhiều lắm .xin anh giúp em câu này , nó là câu ôn thi của em , nhưng anh không trả lời của được :
?"Bạn hãy nêu một ý tưởng ứng dụng CNSH vào cơ thể động vật "
Ý tưởng của em liên quan đến virus HIV , nhờ anh giúp đỡ:
?+ Cấu tạo của virus HIV
?+ Khi nó xâm nhập vào cơ thể , tấn công vào bạch cầu bằng cách nào?

Tạm thời như thế , các anh giúp em nhé , em nhớ được gì sẽ ghi thêm , Cám ơn các anh

Thật sự tui chưa thấy mối quan hệ giữa các phần bạn phát biểu.

Phần 1

Bạn hãy nêu một ý tưởng ứng dụng CNSH vào cơ thể động vật
Câu hỏi này thật ra chưa đầy đủ lắm, phải bổ sung đằng sau .... vào cơ thể động vật để làm gì, khi đó câu mới đủ ý. Cũng do đây là 1 câu hỏi mở nên kô có đáp án cứng nhắc mà phụ thuộc vào ý tưởng bản đưa ra.

Ví dụ, tui trích trả lời bạn dựa trên gợi ý của 1 TS ?đang làm về Công nghệ sinh học động vật ở Uni Bonn: trong heo (và các gia súc khác) có một nhóm các gene quy định sự sản xuất cơ, việc dò tìm và xác định đặc tính sinh học, sinh hóa, di truyền, ... các gene có ý nghĩa rất quan trọng trong chọn giống, sản xuất heo lấy thịt.

Để sản xuất dòng heo hướng thịt ?người ta sẽ lai tạo và chọn giống sao cho thế hệ con lai chứa tập hợp các gene tạo cơ theo nhu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên cần lưu ý là nếu tạo heo hướng thịt thì chất lượng thịt bị giảm xuống.

Do đó ở một hướng khác người ta lại ưu ái chọn dòng heo có chất lượng vượt trội, khi đó thì khối lượng thịt sẽ giảm xuống.

Mơ ước của các nhà sản xuất là tạo ra dòng heo vừa có ?khối lượng thịt nhiều vừa có chất lượng thịt cao. Nhưng thật sự đây không phải là điều dễ thực hiện.

Đây là một ý tưởng mà bạn có thể suy nghĩ và đeo đuổi nó nếu bạn thích.


Ở phần 2 bạn nói rằng liên quan đến HIV thì tui chẳng hiểu gì cả, ý bạn là muốn dùng CNSH để chữa AIDS/HIV??

Trong khi chờ câu trả lời của bạn tui giúp ?hai câu hỏi nhỏ

?
+ Cấu tạo của virus HIV
?+ Khi nó xâm nhập vào cơ thể , tấn công vào bạch cầu bằng cách nào?
mời bạn vào đây đọc phần IV. HỘI CHỨNG AIDS, là một phần của học phần Sinh học đại cương A2 của Cần Thơ Uni, nếu vẫn chưa thỏa mãn thì bạn lên tiếng tui sẽ đưa câu trả lời sâu và chi tiết hơn.

http://www.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/sinhhocdc_a2/phan2/ch5.htm#IV.1

P/S: đọc câu hỏi tui biết ai là tác giả rồi.
 
Cám ơn anh Dũng nhiều lắm , thật ra , khi thầy cho đề thầy chỉ nói là "bạn hãy cho ý tưởng áp dụng CNSH vào cơ thể động vật " mà không nói rõ là để làm gì ? Tụi em có hỏi như vậy là sao thì thầy nói là " khi trình bày ý tưởng thì phải nói rõ cách làm , trình tự và ý tưởng đó phải có tính khả thi , phải có khả năng thực hiện được " mà đã là ý tưởng thì làm sao biết được mình sẽ làm gì , vì tụi em mới chỉ là năm I (em lại thi ban A nênkiến thức Sinh còn rất là hạn chế ). Do đó tụi em mới phải cố gắng suy nghĩ . Mà ý tưởng của em khi mà nói ra thì khó mà thực hiện được . Sẵn đây em cũng nói ra ý tưởng của mình để các anh có thể giúp em :
?Như anh đã biết thì người ta dùng công nghệ ghép gene người vào E.Coli để sản xuất ra insulin . Còn ý tưởng của em là có thể ghép gene người vào gene cua HIV để từ đó mà có thể nào đó tạo ra 1 loại protein giúp cho con người , vừa có thể hết bệnh mà vừa có thể giúp ích cho con người , nhưng khi mà em nói ý tưởng đó cho bạn em nghe thì tụi nó nói là không thể nào được như vậy .
?Đây là ý tưởng của em , anh thấy có chỗ nào không phù hợp không , ( em xin nói lại , đây chỉ là ý tưởng mà thôi ) , vì thế em mới nhờ anh tìm giúp em về virus HIV .
?

?Còn một điều nữa là cái phần tìm dẫn chứng cho tác động qua lại giũa môi trường và cấu trúc sống , anh có gợi ý cho em là tương tác đó phải tìm dẫn chứng có lợi và bất lợi , có lợi thì em có thể tìm được nhưng bất lợi thì em không tìm được , anh có thể giúp em không?
? Cám ơn anh nhiều lắm . Ah mà còn điều này nữa , anh có thể biết địa chỉ email của anh được không , để tiện liên lạc .
Cám ơn anh nhiều lắm
 
Thôi được, coi như quên cái vụ gene th heo đi.

Trong ý tưởng của em có cái đúng mà có cái sai.

Đúng: húng ta có thể ghép gene của người vào HIV.

Sai: HIV kô tự tạo protein mà nên nhố virus là lũ ký sinh, chúng phải xâm nhập vào tb chủ rồi nhờ tb chủ nhân bản genome và các protein thiết yếu cho chu trình sống của nó.

Do vậy ta không thể nhờ con HIV sản xuất protein cho chúng ta chữa bệnh.


Bạn coi lướt qua bài này nói về việc sử dụng HIV như 1 công cụ chuyển gene trong liệu pháp gene.

http://www.stanford.edu/group/nolan/retroviral_systems/helix.html

Còn bài này nói sơ lược, giải thích thuật ngữ Helix

http://www.stanford.edu/group/nolan/retroviral_systems/retsys.html.


Còn nguyên bài giảng nàybao gồm ?từ lý thuyết đến hướng nc dùng HIV làm vector chuyển gene

http://biology.kenyon.edu/slonc/gene-web/Lentiviral/index.htm
Như vậy chắc là bạn phải đổi ý tưởng, sau đó các anh chị trên này sẽ giúp bạn thảo cái outline để "biến ước mơ thành sự thật" theo nhu cầu của đề bài.
 
Cám ơn anh đã cho em biết ý tưởng của em là sai , thế còn ý tưởng này như thế nào , anh xem giùm em nhé:
Ta đã biết ?con thằn lằn khi bị đứt đuôi thì một thời gian sau nó sẽ mọc một cái đuôi mới , như thế là ở trong đó có thể có cơ chế thúc đẩy các tế bào gốc phát triển ( em nói có đúng không?) ta sẽ dụa vào cơ chế đó (có thể do chất xúc tác tác động vào) và ta sẽ kích thích chất đó vào trong con người ( người khuyết tật chân chẳng hạn ) để sau đó nó có thể "mọc ra chân mới " như vậy có được hay không? anh giúp em nhé
À , còn phận tác động của môi trường có hại đến con người anh trả lời giúp em được không? :oops: ?:lol:
 
ý tưởng của em tui hiểu, và đó là một lĩh vực nc của "regeneration medicine/regenerative medicine" tạm dịch là nền y học phục chế/phục dựng các phần cơ thể bị hư hại của con người. Trên SHVN cuối 2005 tui có dịch 1 bài về vấn đề này, bạn chịu khó dò tìm nhé. Cơ sở lý thuyết của các vấn đề này hiện còn khiêm tốn nên e là khó xây dựng 1 ý tưởng hoàn chỉnh, nhưng tui sẽ cố suy nghĩ thêm

Còn về câu hỏi "tương tác gì gì đó..." bạn có thể viết câu trả lời hoàn chỉnh theo ý của bạn, kèm ví dụ, tui sẽ chỉnh sửa và bổ sung giúp.

Hôm nay tui có nhiều việc phải ?làm và còn ?phải đi barbecue :D nên có thể trả lời chậm.

email của tui là tranhoangdung1975 at yahoo dot com nhưng mà tui làm biếng trả lời email lắm, nếu bạn có vấn đề về học tập thì cứ post lên đây chỉ khi nào gặp chuyện "thầm kín khó nói" thì hãy gửi email
 
cám ơn anh Dũng rất nhiều , như vậy là ý tưong73 đó của em có thể làm được phải không , còn bài làm hoàn chỉnh , em chỉ mới tóm tắt ý sơ sơ à , nhưng em sẽ cố pos bài lên cho anh xem dùm em. Cám ơn anh nhiều nha
 
À mà anh Dũng ơi , cái bài nói về việc sử dụng tế bào gốc mà em nói trong ý tưởng của em đó , nó ở mục nào vậy , anh tìm giúp em được không?
:mrgreen: ?:lol: ?:D ?:?: ?:p
 
Cám ơn anh Dũng nhiều lắm .À mà sao em đọc bài thì em thấy chủ yếu trình bày về các mô nó biệt hóa lên , vậy thì nó có sử dụng tế bào gốc không hay là chỉ các mô đó tự hình thành nên mà thôi ? tạm thời chỉ có nhiêu đó thôi , có gì không hiểu em sẽ hỏi thêm,cám ơn anh
 
chủ yếu trình bày về các mô nó biệt hóa lên , vậy thì nó có sử dụng tế bào gốc không hay là chỉ các mô đó tự hình thành nên mà thôi

Ở bất kỳ mô, cơ quan nào cũng đều có chứa một tập hợp một nhóm tb không biệt hoá, khi các tb ở mô hay cơ quan đó bị chết (do già cả, bệnh tật, hay do tai nạn, ..) thì nhóm tb không biệt hoá này sẽ có nhiệm vụ phân chia tạo ta các dòng tb con mới; dòng tb con này sẽ biệt hoá để thành dòng tb đặc hiệu cho mô hay cơ quan đó. Và như vậy nhóm tb không biệt hoá này chính là adult stem cell còn gọi là somatic stem cell tạm dịch là tb mầm sinh dưỡng/trưởng thành.

Các tb đã bị biệt hoá rồi thì nó không có khả năng biệt hoá nữa. Chúng chỉ có thể sống đến lúc ... chết. Hoặc nếu có phân chia thì phân chia thành 2 tb con giống hệt nhau và giống nó; giống cả về hình thái lẫn chức năng. Chỉ có tb gốc/tb mầm mới có khả năng tạo ra những dòng tb con, mà những tb con mới được biệt hoá thành tb chuyên biệt, Khi đã bị/được biệt hoá thì nó khác hẳn tb gốc cả về hình thái lẫn chức năng.

Nhiệm vụ của tb mầm sinh dưỡng là nguồn vật liệu dự trữ để sửa chữa các sai hỏng của mô hay cơ quan nơi nó đồn trú.
 
Thì ra là như vậy , vậy tại sao người ta không sử dụng nuôi các tế bào gốc để có thể làm lẹ hơn , còn các tế bào không biệt hóa nó chỉ làm nhiệm vụ khi cơ thể bị thương mà thôi , em nói như vậy có đúng không?
 
ý của em là : những tế bào không biệt hóa trong cơ thể nó chỉ bắt đầu tạo ra dòng mới giống nó khi cơ thể bị thương mà thôi , còn tế bào gốc thì nó có thể tạo ra dòng tế bào con khác nó ( ví dụ như là tế bào gốc máu thì khi nuôi nó sẽ tạo ra các tế bào máu khác nhiều hơn ) , vậy thì tái sao ta không nuôi những dòng tế bào gốc ở một môi trường nào đó , sau đó cấy vô người bệnh để nó tự phát triển lên ( vì nhung64 ngưoi72 bị cua7 chân , tế bào chỉ làm lành vết thương mà thôi . Em nói vậy anh có hiểu không?
 

Facebook

Top