What's new

Tài năng trẻ- nguyên khí quốc gia

#1
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế cho nên được quí chuộng không biết nhường nào." (Văn bia văn miếu Quốc tử giám Hà Nội - 1442)

[...]
1. Khái niệm nhân tài, tài năng ?

  Tài năng là gì ? Nhân tài là gì ? Thiên tài là gì ?
   Thiên tài thì hết sức hiếm nhưng nhân tài thì nhiều hơn. Người tài giỏi là người có tài, người tài năng. Tài năng là tổng hợp các phẩm chất ý chí, trí tuệ, cảm xúc, ý thức và hành động ở mức cao hơn nhiều so với trình độ trung bình xã hội, và đạt hiệu quả công tác cao, có ý nghĩa xã hội lâu dài. Người có tài năng như vậy là nhân tài.

     Có thể phân biệt một cách đơn giản cho dễ hiểu như sau:

       - Người giỏi là người thành thạo công việc đạt hiệu quả cao hơn người khác;

       - Người tài là có phát hiện sáng tạo, mới, có sáng kiến lớn nhưng trong phạm vi của khuôn khổ xã hội đương thời đã đạt được, tức cao hơn người người giỏi, vì phải có năng khiếu cao, còn giỏi thì không nhất thiết có năng khiếu cao, từ đó được kết quả rất cao;

        - Người gọi là thiên tài là có năng lực cực cao, siêu việt, đạt được thành tựu khác người, có tầm vượt thời đại, vạch ra khuynh hướng mới, đạt kết quả phi thường, vô song (trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, chính trị, quân sự...)

   Tài năng (talent), nhân tài như đã nói, là một thuật ngữ khoa học, đồng thời cũng là ngôn ngữ được dùng trong đời thường. Trong cuộc sống hàng ngày, một người được coi là có tài khi họ hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, nhanh chóng, hoàn hảo hơn người, nhưng lại nhẹ nhàng, ít tốn sức lực, trí não và tiền bạc hơn. Như vậy, trong cuộc sống, tài năng được nhận ra khi hoạt động đã hoàn thành, đã có kết quả hay sản phẩm. Nói cách khác, xã hội xác nhận tài năng của một người căn cứ vào kết quả hoạt động đã đạt được của người đó.

  Tài năng là năng lực ở mức độ cao, biểu thị ở sự hoàn thành một cách sáng tạo ở những hoạt động nào đó. Tài năng đó là sự kết hợp hoàn thiện nhất các loại tố chất, năng lực giúp cho con người hoàn thành một cách sáng tạo và thuận lợi cho hoạt động. Người có tài năng là nhân tài.

   Cố nhiên trong từng nấc thang ấy cũng có nhiều mức độ nhưng về cơ bản thì quy chiếu vào ba loại ấy.

    Nhân tài hay người có tài năng, nhất là thiên tài - những người có năng lực xuất chúng (những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia) trong lĩnh vực của mình, có những phẩm chất tốt đẹp theo những tiêu chuẩn trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ cao được toàn xã hội công nhận, tất nhiên là có tính lịch sử... 1 Chính vì thê tự nó cũng đã có những thứ bậc và phân loại theo những tiêu chí nghiêm ngặt riêng, nhưng theo chúng tôi có lẽ tiêu chí lớn và cao nhất chính là tính chất phụng sự xã hội của nó. Khó có thể công nhận một tài năng nếu như chủ nhân của nó tức là nhân tài mà lại không hề phục vụ gì cho cộng đồng, cho quốc gia dân tộc mình- nơi đã nuôi dưỡng và sinh thành tài năng đó. Và chỉ phục vụ cho nhân dân, tài năng đó mới được tỏa sáng và tôn vinh trong lòng dân tộc và ở đây cũng cần hiểu dân tộc không theo nghĩa hẹp của  chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

    Tài năng hay nhân tài,  trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng tỏ rằng tương lai của mỗi dân tộc đều phụ thuộc phần lớn vào trí tuệ xuất chúng của những bậc thiên tài, có làm cho  lịch sử có những bước nhảy vọt về chất hay không chính là khi những thiên tài đó được phát lộ...

   Cho nên, khi xem xét vấn đề nhân tài phải đặt trong tổng thể, từ khía cạnh sinh học, yếu tố di truyền, yếu tố địa lý nhân văn,  xã hội học cũng như chính trị xã hội, mỹ học văn hóa, giáo dục đào tạo...mới có cách nhìn đầy đủ và khoa học.

________________________________

1. Xem thêm bài viết  của GS. Chu Hảo trên tạp chí Tia Sáng số 5 năm 2004

[...]
 
Xin trân trọng giới thiệu một phần ?rất nhỏ nội dung cuốn sách "Tài năng trẻ phát triển và sử dụng"
Sách do T.S HỒ BÁ THÂM (chủ biên), dày 408 trang, NXB Thanh Niên (2006) ấn hành.
Tập thể tác giả

T.S HỒ BÁ THÂM ?chủ biên

Những người thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Linh
Hồ Thị Luấn
Nguyễn Thanh Hùng
Lê Thị Thanh Tuyền

Những người tham gia

T.S ?Dương Kiều Linh
ThS.Nguyễn Thị Hồng Diễm
ThS.Lê Thị Thanh Tâm
....

Đôi nét về tác giả

Tiến sĩ triết học HỒ BÁ THÂM ?(Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh), 2001 đến nay: Trưởng ban tâm lý - giáo dục học kiêm Trưởng ban Triết học và Chính trị học.
 
MỤC LỤC
Chương mở đầu:
Khái quát chung về quan niệm trọng dụng nhân tài và những vấn đế tâm lý, cơ chế phát triển tài năng trẻ
I - Dân tộc ta có truyền thống trong dụng nhân tài
II - Hiện nay chúng ta cần hiểu đúng nhân tài, trọng dụng nhân tài hơn nữa
III - Tài năng- những vấn đề tâm lý và cơ chế trong quá trình phát triển tài năng

Chương một:
Cơ sở tự nhiên-sinh học- xã hội và sự khổ luyện của chủ thể trong quá trình hình thành tài năng trẻ
I - yếu tố tự nhiên - sinh học đối với sự phát triển tài năng trẻ
II- yếu tố môi trường xã hội đối với sự phát triển tài năng
III - Tính tích cực và có phương pháp của chủ thể cá nhân là yếu tố  quyết định đối với sự hình thành phát triển tài năng
IV -  Cần nhìn nhận một cách tổng hợp biện chứng về tương tác của nhiều nhân tố tạo nên tài năng

Chương hai:
Các đặc trưng của tài năng và những tiêu chí làm căn cứ nhận biết, đánh giá, phát triển tài năng
A- Những tiêu chí, tố chất cơ bản của tài năng
[...]
B - Yêu cầu và phương pháp, quy trình, cơ chế phát hiện và đánh giá tài năng trẻ
[...]

Chương ba:
Vấn đề tâm lý và cơ chế trong bồi dưỡng, đào tạo phát triển tài năng trẻ hiện nay
[...]

Chương bốn:
Vấn đề tâm lý và cơ chế sử dụng và phát huy tài năng trẻ
I - Sử dụng tài năng là vấn đề then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh nhưng thực trạng lãng phí tài năng, chất xám trong việc sử dụng tài năng rất đáng báo động
II - Vấn đề sử dụng tài năng trẻ của doanh nghiệp
III - Vấn đề sử dụng tài năng trẻ, cán bộ trẻ trong hệ thống cơ quan, hệ thống chính trị
IV - Vấn để sử dụng phát triển cán bộ khoa học trẻ, tài năng trẻ
V -  Đổi mới nhận thức và xây dựng phương pháp tổ chức và quản lý một cách khoa học trong việc sử dụng, phát huy tài năng trẻ, cán bộ trẻ

Chương năm
Tầm nhìn chiến lược về nhân tài, đổi mới môi trường, cơ chế động lực để phát triển và trọng dụng tài năng sáng tạo trẻ nhằm tạp đà phát triển xã hội nhanh và bền vững
[...]

Kết luận

Phần phụ lục:

Phụ lục 1: Chính sách và động lực phát triển tài năng khoa học công nghệ
Phụ lục 2: Chọn người tài ở Thăng Long xưa
Phụ lục 3: Tài năng trẻ cần một điểm tựa
Phụ lục 4: "Xin đừng lạm phát tiên sĩ nữa"
Phụ lục 5: Nhà khoa học sẽ có tiền và quyền
Phụ lục 6: Chỉnh sửa từ gốc

Đôi nét về tác giả
 
Nói thêm về T.S Hồ Bá Thâm

Phải gọi bằng bác hay ông nhỉ ? Hồi nhỏ em rất ghét lại nhà ông Thâm chơi. Tối om om như hũ nút, cũng chả bao giờ đụng tới cái mớ sách chất trên kệ của ổng, giờ tự nhiên thấy nó cần nên giới thiệu cuốn sách mới ra lò cho mọi người. Tới nhà ông Thâm chơi, em toàn lấy giấy vẽ chứ bảo đọc sách là về nhà liền, hổng qua chơi nữa. Giờ mới nhận ra mấy cuốn sách bác Thâm viết quả là thâm thúy. :mrgreen:  Giờ cũng chẳng nhớ mặt bác Thâm ra sao nữa. Em vô tâm thật.

Trân trọng giới thiệu cùng các thành viên SHVN và khách viếng thăm. :|
 

Facebook

Top