What's new

Thắc mắc về con rắn độc

#1
Hai con rắn độc đang bò. Một con quay lại hỏi con kia: - Tụi mình là rắn độc phải không? - Đúng vậy, rất độc. Con thứ nhất lại hỏi: Tụi mình có đúng là rắn độc thiệt không? - Thật vậy, chúng ta là rắn độc. Chúng ta là loài rắn cực độc trên thế gian này. À mà sao mày hỏi hoài vậy? - Tao mới cắn phải lưỡi tao mày ạ.

Mình nhớ hồi học hóa sinh cô giáo mình nói bình thường trong tế bào quá trình OXH lipid vẫn xảy ra nhưng có các yếu tố ngăn chặn nó xảy ra theo dây chuyền)nọc độc rắn làm phản ứng oxi hóa lipid xảy ra theo dây chuyền, gây tan máu.
:???: Ai giải thích giúp mình cơ chế kháng lại nọc độc của con rắn được không. (y)
 

dong

New member
Nọc rắn có cấu tạo phức tạp từ hàng trăm loại protein khác nhau. Nọc rắn xâm nhập vào máu thông qua các vết cắn sẽ tác động vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Theo mình thì nó phá hủy hồng cầu ngăn cản đông máu gây mất máu tới chết hoặc tác động lên các thụ thể ở mạch máu gây dãn mạch hoặc giảm nhịp tim,...
Trong trường hợp rắn cắn trúng lưỡi như bạn nói thì theo cơ chế miễn dịch trong máu rắn có các kháng thể gắn vào các pr của nọc rắn làm trung hòa chất độc hoặc gây sự chú ý cho các đại thực bào tới tiêu diệt.
Người ta có thể ứng dụng cơ chế này để chữa rắn cắn bằng cách tiêm huyết thanh của rắn vào cơ thể( tất nhiên là đã qua chế biến)
 

huu▬tu

Member
Nhóm rắn không độc gồm rắn vòng cổ; rắn đuôi nhọn; rắn nước (dài khoảng 50cm-2m, chạy rất nhanh, đầu không ngóc cao khỏi đất), ô sao xà. Nhóm rắn độc gồm rắn lục, rắn chuông, rắn hổ và bạch hoa xà. Rắn biển (còn gọi là Đẻn) đa số tương đối hiền, chỉ vài loài hung dữ, nhưng đặc biệt nọc rắn biển rất độc (gấp 50 lần nọc rắn hổ).

Như mọi động vật khác, rắn là nguồn cung cấp chất đạm rất tốt, thịt rắn tương đối nạc, ít mỡ do vận động nhiều. Nó cũng có nhiều vitamin và khoáng chất quý như kali, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9...

Đông y dùng rắn dưới nhiều dạng, từ ngâm rượu, nấu cháo đến uống rượu pha máu rắn, ăn mật rắn. Y thư cổ truyền Trung Quốc có kê những toa thuốc lấy từ 2 loại rắn: một từ rắn độc Bạch hoa xà (chỉ chung 2 loài hổ và cạp nong) và một từ rắn nước gọi là Ô sao xà.

Theo Đông y, rắn (không kể phủ tạng), có tính ấm, vị ngọt, tác động vào Can kinh và Tỳ kinh. Cả hai loại trên có tác dụng như nhau, nhưng rắn nước thì yếu hơn. Thịt rắn được dùng để trị các chứng phong thấp, tê ngoài da, ngứa, nhất là ngứa kinh niên do chàm. Da rắn sau khi lột (Xà thuế) tính bình, vị ngọt mặn, có tác dụng khu phong, chống co giật nên được dùng trị bệnh phong ngứa ngoài da, và kinhgiật ở trẻ em.

Các bộ phận khác của rắn còn được sử dụng theo nhiều phương thức khác nhau. Huyết rắn làm tăng sinh lực, bổ thận; có thể dùng chung với mật rắn để tạo thành “Huyết xà đởm”. Mật rắn vị đắng, tính hàn, có thể làm hạ hỏa và tiêu đờm do nhiệt gây ra. Mật rắn cũng giúp tan máu bầm nên được ngâm rượu để chữa chứng nhức xương, phong thấp.

Rượu rắn được xem là một loại thuốc bổ dưỡng. Rượu ngâm với rắn khô hoặc tươi đều được nhưng phải bỏ đầu, đuôi và tạng phủ (chỉ giữ lại mật). Nếu ngâm tươi phải đủ 100 ngày, nhưng nếu rắn đã sấy hoặc phơi khô thì chỉ cần 30 ngày.

Các loại rượu rắn: Tam xà tinh ngâm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa; ngũ xà tinh thêm hổ trâu và hổ hành; lục vị xà tửu gồm rắn ngâm với 6 vị thuốc; bát vị xà tửu ngâm với 8 vị thuốc. Thuốc được ngâm chung với rắn thường là những vị bổ như sinh địa, thục địa, nhân sâm, hà thủ ô, đỗ trọng hoặc thêm xuyên khung, bạch chỉ, hoàng kỳ để trị phong thấp; có thể thêm câu kỷ tử, ngũ vị tử, phúc bồn tử để giúp tráng dương, bổ thận.

Thuốc đặc chế đông dược: Xà đởm xuyên bối tán gồm 2 thứ là mật rắn và xuyên bối mẫu, dùng để trị ho và tiêu đờm. Xà đởm trần bì tán được dùng để trị phong nhiệt gây ho đờm, hen, tức ngực, viêm họng và trị chứng kinh phong. Tam xà đởm xuyên bối cao là thuốc bào chế dưới dạng siro dùng trị ho cho trẻ em.

Nếu như Đông y sử dụng hầu hết các bộ phận của rắn thì Tây y chỉ chú trọng nghiên cứu độc tính và tác dụng của nọc rắn nhằm chế tạo các loại huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Các nhà khoa học nhận thấy dù cùng một nhóm thì mỗi loài rắn vẫn sở hữu một loại nọc đặc thù. Có thể chia các độc tố thành: Độc tố tác động vào máu (gây đông máu hoặc chống đông máu), độc tố tác động vào hệ thần kinh (gây kích thích thần kinh, tê liệt cơ, co giật, ức chế thần kinh làm suy hô hấp, suy tim) và độc tố gây dị ứng (nổi mề đay, lở loét da, sưng phù toàn thân).

Ngoài huyết thanh kháng nọc, y học đã chế được thuốc từ nọc rắn. Một loại thuốc chống đông máu đã được bào chế bằng độc chất chiết xuất từ nọc loài rắn chuông ở Mỹ, được đặt tên là Barbouri. Một loại thuốc kháng mang tên Integrilin (được chế tạo theo công thức của Barbourin, chỉ thay thế vài vị trí của các acid amin) cũng đang được thử nghiệm trong điều trị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Nghiên cứu về nọc độc của rắn lục Bothrops jararaca, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại Peptid có khả năng làm hạ huyết áp. Từ đó, họ đã phát minh ra loại thuốc ức chế men chuyển đầu tiên: thuốc Captopril (Capoten) để điều trị bệnh cao huyết áp.
 
Hai con rắn độc đang bò. Một con quay lại hỏi con kia: - Tụi mình là rắn độc phải không? - Đúng vậy, rất độc. Con thứ nhất lại hỏi: Tụi mình có đúng là rắn độc thiệt không? - Thật vậy, chúng ta là rắn độc. Chúng ta là loài rắn cực độc trên thế gian này. À mà sao mày hỏi hoài vậy? - Tao mới cắn phải lưỡi tao mày ạ.

Mình nhớ hồi học hóa sinh cô giáo mình nói bình thường trong tế bào quá trình OXH lipid vẫn xảy ra nhưng có các yếu tố ngăn chặn nó xảy ra theo dây chuyền)nọc độc rắn làm phản ứng oxi hóa lipid xảy ra theo dây chuyền, gây tan máu.
:???: Ai giải thích giúp mình cơ chế kháng lại nọc độc của con rắn được không. (y)
Con rắn có huyết thanh kháng nọc tự nhiên của chính mình thôi mà
 

truong369

Member
Con rắn có huyết thanh kháng nọc tự nhiên của chính mình thôi mà
Bạn ơi nói rõ thêm được không. Cái gì trong huyết thanh vậy, kháng thể?
Àh, bạn có thể nói rõ đích tác dụng của từng loại độc tố hok? ở mức độ phân tử ấy. Cám ơn bạn nhiều nghen.
 

orion8x

Member
:mygod:
mình lên google thâý thì copy luôn,cũng có đôi chút liên quan đó à,vơí lại cung cấp thêm chút thông tin:banbo::hoanho::cool:
Liên quan đc 2 chữ "Rắn độc" và "nọc độc" !?:please:

Bạn ơi nói rõ thêm được không. Cái gì trong huyết thanh vậy, kháng thể?
Ừh, nhưng cũng có thể có những cái khác kháng lại độc tố vì nọc rắn là 1 hỗn hợp.
Àh, bạn có thể nói rõ đích tác dụng của từng loại độc tố hok? ở mức độ phân tử ấy. Cám ơn bạn nhiều nghen.
Đã từng loại rồi còn mức độ phân tử, bạn đang đùa đúng kg!?
Nọc rắn có 2 loại chính, neurotoxin và cytotoxin.
Neurotoxin thường là các chất gây ức chế men AChE ở sysnapse, hoặc có cấu trúc giống ACh tác dụng lên alpha-receptor hoặc các ngăn cản quá trình chuyển đổi ion màng tế bào => chặn đứng các xung thần kinh (Hy vọng bạn đã đc học môn dược)
Cytotoxin gồm các enzyme như phopholipase (biến tính màng tế bào), cardiotoxin (tác dụng lên tim, làm rối loạn các xung truyền giữa các cơ tim do đó gây rối loạn nhịp tim) và Haemotoxin (nhóm chất độc máu, gây phá vỡ hồng cầu hoặc các chất chống đông máu)
Còn chi tiết từng loại thì mình chịu, 2 loại chính có 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm hơn chục loại. Bạn muốn mức độ phân tử thì phải tự tìm hiểu lấy thôi!
 
Bạn ơi nói rõ thêm được không. Cái gì trong huyết thanh vậy, kháng thể?
Mình không biết rõ cơ chế kháng độc của nó nhưng chắc chắn không phải kháng thể rồi vì hệ miễn dịch không cho phép tồn tại dòng lympho sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên bản thân (chất độc của con rắn đó), vì trong quá trình phát triển ở giai đoạn sớm tại tuyến ức các dòng này bị đại thực bào tiêu diệt hết rồi. Đây là cơ chế vì sao hệ miễn dịch nhận biết được và không tiêu diệt kháng nguyên bản thân.
Còn dùng huyết thanh để kháng nọc rắn thì cần phải tiêm nọc rắn vào con vật khác (như là ngựa) để nó sinh kháng thể rồi lấy huyết thanh đó chữa trị cho người, chứ không phải lấy huyết thanh của rắn (vốn dĩ rất ít:)
 
Ngày xưa mình từng bị rắn cắn, cũng thắc mắc, nhưng lâu quá rồi không tìm hiểu, liên quan tới loại này cũng nhiều ý tưởng hay lắm. Mong là có bạn nào đó theo đuổi đến cùng, rối thỉnh thoảng post cho anh em tham khảo ... còn mình hiện tại dùng nó để lai nấm thôi

từ khóa seach tham khảo:
snake + venom + how + to + work
Thành phần hóa học:
Theo Trung Dược Học:
Nọc rắn chứa 1 chất giống như Glycoprotein Thrombin, Lipase và 3 loại chất chống đông . 1 trong các độc tố được xác định là a-Bungarotoxin.
Theo Wiki:
và một bài báo:
Tại sao rắn mang bành không bị chết bởi nọc đồng loại?
Rắn mang bành Ai Cập.

Nọc rắn mang bành là thứ vũ khí lợi hại nhất trong tự nhiên. Hầu như tất cả các sinh vật sẽ chết sau vài phút bị chất độc thần kinh này xâm nhập vào máu, ngoại trừ chính rắn mang bành. Một nhà nghiên cứu Mỹ đã khám phá ra nguyên nhân của hiện tượng này.

Rắn có nọc độc được chia thành hai họ chính: rắn hổ lục (viper - như rắn chuông), và rắn mang bành (chẳng hạn cạp nong và rắn biển). Trong những năm 1970, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng máu của rắn hổ lục chứa các phân tử có thể trung hòa thành phần chết người trong nọc độc của chính chúng. Song, người ta phỏng đoán rắn mang bành phản ứng với nọc độc của mình theo một cách khác. Trong những năm 1990, nhiều nghiên cứu được đặt ra để tìm hiểu hiện tượng này, song chưa có kết quả.

Zoltan Takacs, một nhà bò sát học và độc học sinh vật tại Trường Y, Đại học Yale ở New Haven, Connecticut, Mỹ, trong khi đang nghiên cứu để tìm ra cách thức biến nọc rắn thành những phương thuốc hứa hẹn, đã có lời giải.

"Chất độc thần kinh là thành phần chủ đạo trong nọc rắn mang bành. Nó bám vào một thụ quan trên những bó cơ, ngăn cản các xung thần kinh kích thích cơ co lại, khiến cho nạn nhân ngừng thở và chết", Takacs giải thích. Mục tiêu mà chất độc này tấn công là thụ quan acetylcholin, dường như đóng vai trò quan trọng trong bệnh Parkinson, tâm thần phân liệt và bệnh suy nhược cơ.

Takacs đã so sánh thụ quan acetylcholine của rắn mang bành với thụ quan acetylcholine của các loài có xương sống khác. Ở cấp phân tử, chúng trông giống nhau, ngoại trừ một amino axit. Thí nghiệm của Takacs cho thấy, chính sự khác biệt đơn giản ở amino axit này đã tạo ra một phân tử đường lớn trên thụ quan của rắn mang bành. Phân tử này che đi cái gọi là vùng liên kết trên bề mặt thụ quan, khiến cho chất độc không thể gắn đó vào được.

"Khi loại bỏ phân tử đường, thụ quan của rắn mang bành trở nên nhạy cảm với chất độc của chính nó, như các động vật khác", Takacs giải thích.

Để chứng minh giả thuyết này, Takacs và cộng sự đã biến đổi một thụ quan trên bề mặt cơ của chuột, bằng việc gắn thêm cho nó một phân tử đường. Kết quả là họ đã tạo ra một con chuột mà thụ quan có thể kháng lại nọc độc thần kinh của rắn mang bành.

"Giống như một ổ khóa và chìa khóa - nếu bạn thay đổi ổ, chiếc chìa khóa sẽ không bao giờ đút vừa nữa", Takacs giải thích. Đó chính là bí quyết giúp rắn mang bành tránh được tác dụng của nọc độc của chính nó.

"Cũng chính nọc độc này và các thụ quan, một khi được làm sạch, biến đổi, tái cấu trúc và nhân bản, có thể được sử dụng trong các nghiên cứu y học và trong việc tìm ra các loại thuốc chữa đột quỵ, bệnh tim và sự chuyển hóa", John C. Perez, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu chất độc tự nhiên ở đại học A&M Texas, cho biết. "Cả nọc độc và các phân tử thụ quan đều có những ứng dụng y học quan trọng, khiến cho công trình của Takacs trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với chỉ nghiên cứu nọc rắn".

B.H. (theo National Geography
Hy vọng bạn thấy được thông tin cần thiết ...
 
Cơ bản là mỗi sinh vật cấu tạo đã như thế, muốn thay đổi ổ khóa trừ khi đột biến gen, cải tạo gen, quá mạo hiểm và tốn kém để phòng rắn cắn cho mỗi người :)
 

penicillin

New member
tại sao gọi là rắn độc?vì với 1 vết cắn nhỏ của nó.làm con người tử vong nhanh.nhưng ở con người tuyến nước bọt của mình làm hoại tử thậm chí là tử vong khi vào máu 1 số loài vật.
 
Last edited:

duongtd1102

New member
vậy rắn chúa , nó không có độc , tại sao có thể ăn thịt các con rắn khác và chịu được nọc độc của những con rắn khác đó
 

Facebook

Top