What's new

[THẢO LUẬN] bài viết: Sơ hở về khoa học (nói về DNA Bank của BIONET)

#1
Xin chào
Xin mời các bạn thảo luận về bài viết của một nhóm các chuyên gia sinh học có chuyên môn sâu về lĩnh vực xét nghiệm ADN viết "Sơ hở về khoa học" đăng trên báo Tiền phong, mục Bạn Đọc Viết, trang 10, số ra ngày 6/8/2011. Thông tin đã cập nhật online tại địa chỉ: http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/547600/So-ho-ve-khoa-hoc-tpp.html
Mời các bạn thảo luận về: Ý đúng và ý sai của tác giả khi viết bài viết này.

Một số thông tin các bạn có thể tham khảo trước khi có ý kiến tham khảo:
1. Về trường hợp tìm được người thân sau 70 năm thất lạc: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/07/cuoc-hoi-ngo-ky-la-cua-hai-chi-em-sau-70-nam-that-lac/

2. Chương trình phát sóng trên VTV1, mục Công nghệ và đời sống (phát chủ nhật 31/7/2011) (sẽ up lên youtube và gửi link sau).

3. Về ngân hàng gen phục vụ mục đích tìm người thân thất lạc: http://bionet.vn/tim-nguoi-than.html
hoặc: http://bionet.vn/timnguoithanthatlac-ok/176-giaithichnganhanggen.html

4. Một số từ khóa bạn có thể tra cứu khi tìm hiểu: Half-sibling, Full-sibling...

5. Một số tài liệu các bạn có thể tham khảo chuyên môn sâu:
Tài liệu tham khảo:
Gaytmenn R, Hildebrand DP, Sweet D and Pretty IA, 2002. Determination of the sensitivity and specificity of sibshipcal culations using AmpF/STR Profiler Plus. Int J Legal Med 116,161–164
Gorlin JB and Polesky HF, 2000. The use and abuse of thefull-sibling and half-sibling indices. Transfusion 40,1148.
Lung WK and Hu YQ, 2008. Statistical DNA forensics: Theory, Methods and Computation. John Wiley & Sons. 79-112.
Thomson JA, Ayres KL, Pilotti V, Barrett MN, Walker JIH and Debenham PG 2001 Analysis of disputed single-parent/child and sibling relationships using 16 STR loci. Int J Legal Med 115,128–134.

* Chú ý: có ai biết tác giả LÊ MAI (chuyên gia sinh học) là ai không? Một vấn đề khoa học mà do một nhóm người mạo danh đưa ra thì "buồn cười" lắm.

LQHAI
:welcome:
 
Tôi nghĩ việc phản biện lại bài báo kia để anh Hải tự làm là tốt nhất vì anh là người có quyền lợi trực tiếp bị ảnh hưởng. Nếu mình đúng họ sai anh có thể kiện ra tòa tội bôi nhọ và vu khống.
 
Hi anh Lương
Việc phản biện thì tất nhiên tôi sẽ phải làm rồi. Việc phản biện trên báo Tiền Phong sẽ được thực hiện sớm nhất. Nhưng ở đây, tôi xem như một vấn đề cần thảo luận để anh em cùng thảo luận. Một bài toán thực tế mà.
Phân tích bài báo sẽ thấy những luận điểm có thể phân tích được.
thanks
 

nvhung

Member
Xin chào
Xin mời các bạn thảo luận về bài viết của một nhóm các chuyên gia sinh học có chuyên môn sâu về lĩnh vực xét nghiệm ADN viết "Sơ hở về khoa học" đăng trên báo Tiền phong, mục Bạn Đọc Viết, trang 10, số ra ngày 6/8/2011. Thông tin đã cập nhật online tại địa chỉ: http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/547600/So-ho-ve-khoa-hoc-tpp.html
Mời các bạn thảo luận về: Ý đúng và ý sai của tác giả khi viết bài viết này.

Một số thông tin các bạn có thể tham khảo trước khi có ý kiến tham khảo:
1. Về trường hợp tìm được người thân sau 70 năm thất lạc: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/07/cuoc-hoi-ngo-ky-la-cua-hai-chi-em-sau-70-nam-that-lac/

2. Chương trình phát sóng trên VTV1, mục Công nghệ và đời sống (phát chủ nhật 31/7/2011) (sẽ up lên youtube và gửi link sau).

3. Về ngân hàng gen phục vụ mục đích tìm người thân thất lạc: http://bionet.vn/tim-nguoi-than.html
hoặc: http://bionet.vn/timnguoithanthatlac-ok/176-giaithichnganhanggen.html

4. Một số từ khóa bạn có thể tra cứu khi tìm hiểu: Half-sibling, Full-sibling...

5. Một số tài liệu các bạn có thể tham khảo chuyên môn sâu:
Tài liệu tham khảo:
Gaytmenn R, Hildebrand DP, Sweet D and Pretty IA, 2002. Determination of the sensitivity and specificity of sibshipcal culations using AmpF/STR Profiler Plus. Int J Legal Med 116,161–164
Gorlin JB and Polesky HF, 2000. The use and abuse of thefull-sibling and half-sibling indices. Transfusion 40,1148.
Lung WK and Hu YQ, 2008. Statistical DNA forensics: Theory, Methods and Computation. John Wiley & Sons. 79-112.
Thomson JA, Ayres KL, Pilotti V, Barrett MN, Walker JIH and Debenham PG 2001 Analysis of disputed single-parent/child and sibling relationships using 16 STR loci. Int J Legal Med 115,128–134.

* Chú ý: có ai biết tác giả LÊ MAI (chuyên gia sinh học) là ai không? Một vấn đề khoa học mà do một nhóm người mạo danh đưa ra thì "buồn cười" lắm.

LQHAI
:welcome:
Mình thấy bạn hơi tự ái quá đấy. Bạn chưa biết họ là ai sao có thể nói là mạo danh được. Bạn có chắc biết hết những chuyên gia trong lĩnh vực này không? Với lại bản thân bài giải thích của Bionet cũng đã thừa nhận những góp ý kia là đáng lưu tâm mà??????
 

lovekieu

Member
Ngân hàng ADN hay tàng thư ADN ở các nước phát triển họ đã làm từ lâu rồi nhưng họ chỉ đủ kinh phí để phục vụ cho pháp luật. Ở Anh họ có một đạo luật khôngh cho phép dùng thông tin ADN của mình để làm bất cứ việc gì khác. Vì ADN của mỗi cá nhân là do chúa ban phát cho họ không ai có thể lấy thông tin ADN để phục vụ cho mục đích khác. Ở đây bạn đề cập tới là đã xây dựng được rất nhiều dữ liệu ADN vậy những dữ liệu ADN bạn lấy từ đâu, có được phép của người yêu cầu xét nghiệm không?

là một người từng được học ở nước ngoài thì theo tôi biết để xây dựng được tàng thư ADN hay ngân hàng ADN bạn phải xây dựng được phần mềm quản lý LIMS (Laboratory Infomation Management System) để quản lý mẫu, bạn phải có hệ thống tủ bảo quản để lưu mẫu ít nhất là 15 năm. Và bạn phải có hệ thống phòng thí nghiệm đặt tiêu chuẩn về phân tích ADN. Tôi có vào trang web của bạn thì thấy bạn không có bất kỳ các thứ gì cả, chỉ là một trang web với một chứng chỉ là đại lý của một trung tâm xét nghiệm nào đó của Mỹ. Mà chứng chỉ này thì bất kỹ một công ty nào cũng có thể xin được chỉ cần bạn đăng ký là đại lý thu mẫu của họ.

Quay lại chủ đề bạn đề cập tôi thấy đây thực sự là một sơ hở về mặt khoa học. vì công ty của bạn có đầy đủ phòng thí nghiệm thì việc lập ngân hàng ADN là rất hay. Nhưng sử dụng cái hay để lừa những người dân không hiểu biết về ngân hàng ADN thì lại là không hay.

Tôi có đọc bài báo này trên tiền phong online và thấy bạn còn bảo là bên công an và quốc phòng còn không làm nổi ngân hàng ADN thì sao bạn có thể làm nổi chỉ với lời nói không?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/548849/Khong-co-tac-dung-tim-mo-liet-sy-tpp.html

Không có tác dụng tìm mộ liệt sỹ

TP - Sau khi Tiền Phong số ra ngày 6-8 đăng bài “Sơ hở về khoa học” của tác giả Lê Mai, phản ánh việc Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Bionet Việt Nam (Cty Bionet) phát biểu trên truyền hình dùng công nghệ xét nghiệm ADN và phát triển ngân hàng gene tìm người thất lạc sơ hở về khoa học. Sáng 11-8, TS Luyện Quốc Hải, chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Hoài, Cty Bionet đến báo Tiền Phong phản ứng về một số vấn đề liên quan tới bài báo nói trên, đề nghị Báo gỡ bài báo trên Tiền Phong online xuống.

TS Luyện Quốc Hải: Hơn 90% là đủ tin cậy cho pháp lý

Nói tại báo Tiền Phong, TS Hải cho rằng: “100% khách hàng đến Cty Cổ phần Bionet hoàn toàn rất hài lòng". TS Hải nhận định: Kết quả xét nghiệm từ nhiều trung tâm xét nghiệm ADN như Viện Khoa học hình sự (Bộ Công An-PV) phía Nam, Viện 108 đều sai. Ông Hải cho biết, Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an trong TPHCM làm cực kỳ sai, mà hiện nay ông phải giải quyết. Hay như việc ông Lương (GS-TS Lê Đình Lương-PV) phải đứng trước hội đồng khoa học xin lỗi về một việc sai gây ra vụ án mạng kéo dài 10 năm cũng là ví dụ…

Tại hai công văn Cty Cổ phần Bionet gửi đích danh TBT Báo Tiền Phong, TS Hải đều phản bác lại tác giả Lê Mai. Ngân hàng gene của Bionet đã được PGS-TS Quyền Đình Thi-Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đảm bảo về mặt khoa học…

Phản ứng về nội dung bài báo, TS Hải cho biết, công nghệ STR mà Bionet áp dụng còn rất mới mẻ, cần có những hiểu biết rất chuyên sâu và số lượng loci phải đủ lớn. Trường hợp bà Hồng và bà Bóc (không trực hệ) có CSI =14, xác suất 93,3% và sử dụng 25 loci. TS Hải nói: Kết quả xét nghiệm với xác suất trên 90% là đã đủ độ tin cậy cho pháp lý rồi.

Về trường hợp bà Hồng-bà Bóc, Bionet cho biết: Câu chuyện bắt đầu từ việc ông Thủ (ở Hải Dương) tìm em gái. Khi ông Thủ đăng tin trên Vnexpress thì có 4-5 người nhận làm em gái (trong đó có bà Hồng, bà Bóc). Khi những người này làm xét nghiệm ADN dựa vào ngân hàng gene thì kết quả so sánh cho thấy: Không có người phụ nữ nào là em ruột của ông Thủ. Tuy nhiên, một kết quả rất bất ngờ từ ngân hàng gene là giữa bà Hồng và bà Bóc lại có mối quan hệ Half-sibling. Bionet đã nhờ đối tác DDC (Mỹ) phân tích lại độc lập và cho kết quả tương đương, đồng thời xem xét lại tất cả dữ kiện, thông tin về 2 người.

TS Hải cho biết, Bionet đã tư vấn chuyên sâu về các xét nghiệm khác cho bà Hồng, bà Bóc. Tuy nhiên, vì cả 2 gia đình đã có những thông tin bổ sung, gọi hồn cho thấy: Kết quả của Bionet hoàn toàn đáng tin cậy, không cần những xét nghiệm bổ sung khác.

“Với công nghệ và cách làm ngân hàng gene như của Bionet đang làm thì có áp dụng cho tìm kiếm hài cốt liệt sỹ được không?

Đây là vấn đề nằm trong chiến lược rất quan trọng của Bionet. Ngân hàng gene này nó có thể phục vụ cho vấn đề quốc phòng, tội phạm hình sự (ngân hàng gene tội phạm). Ngân hàng của Bionet bên công an, quốc phòng rất muốn làm, nhưng không nổi” - TS Hải nói

n Theo bản kết quả xét nghiệm cho bà Bóc và bà Hồng từ Mỹ gửi về thì Kết quả xét nghiệm chỉ để dành cho hiểu biết cá nhân, kết quả này không có giá trị tại tòa... (Kết quả xét nghiệm do Bionet cung cấp)
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
http://www.baomoi.com/Lua-chon-sai-lam-ve-cong-nghe/79/6826495.epi
Lựa chọn sai lầm về công nghệ



GS-TS Lê Đình Lương, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho biết Bionet lựa chọn công nghệ này là một sai lầm. Công nghệ dùng đoạn lặp lại ngắn liên tiếp (STR) nằm trên nhiễm sắc thể thường để xác định huyết thống không trực hệ hoàn toàn không mới.


> Có những thân nhân liệt sỹ không thể chờ lâu hơn nữa

Thế giới đã sử dụng hàng chục năm, không cần đến kiến thức rất chuyên sâu vẫn có thể hiểu được. Công nghệ này cho ra kết quả có độ chính xác không cao, thường dùng để sơ bộ rà soát trong cộng đồng để phát hiện các cá thể có thể có liên quan huyết thống. Thế giới hay Việt Nam hiện nay cũng chỉ sử dụng công nghệ này để cho ra kết quả có tính gợi ý.

Như thế nghĩa là nếu dùng công nghệ xác định huyết thống trực hệ này để xác định quan hệ huyết thống không trực hệ, chẳng hạn như xét nghiệm cho bà Bóc và bà Hồng, là không chính xác, mất thời gian?

Đúng thế. Dùng công nghệ này để xác định quan hệ huyết thống không trực hệ là một lựa chọn sai lầm khi mà các đương sự (bà Hồng và bà Bóc) còn đang khỏe mạnh, có thể dễ dàng tiếp cận lấy mẫu và khai thác thông tin. Tôi phải nhắc lại đây là công nghệ thế giới chỉ dùng để tìm kiếm kết quả có tính chất gợi ý mà thôi. Không ai dùng kết quả đó để kết luận.

Trên truyền hình, TS, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Bionet khẳng định ngân hàng ADN đang được Bionet xây dựng để tìm kiếm người thất lạc. Liệu ngân hàng này có dùng để tìm kiếm hài cốt liệt sỹ được không?

Không được! Một ngân hàng gene dùng để tìm kiếm hài cốt phải bao gồm những trình tự ADN của hai đoạn HV1 và HV2. Những dữ liệu này hoàn toàn không có trong ngân hàng gene của Bionet, như đã giới thiệu trên truyền hình.

Nhân đây, xin hỏi thêm Giáo sư về việc giám định ADN liên quan đến vụ án loạn luân ở Tiền Giang. Tại Báo Tiền Phong, TS. Luyện Quốc Hải gọi đây là vụ “Án mạng” và nói rằng, Giáo sư đã phải đứng trước hội đồng khoa học để xin lỗi. Thực hư ra sao?

Trước tiên phải khẳng định là không có án mạng nào cả và cũng không có chuyện tôi phải xin lỗi ai đó ở bất cứ đâu về vụ việc này, cũng hoàn toàn không có những chuyện ly kỳ khác mà anh Hải đã tự bịa ra. Tuy nhiên, tôi thực sự rất buồn! Không phải buồn vì nội dung của sự việc, vì sự việc đó đã được giải quyết triệt để. Lãnh đạo tạp chí đăng những bài vu khống tôi về vụ việc này đã ra lời xin lỗi chính thức (xin gửi kèm). Tôi chỉ buồn vì anh Luyện Quốc Hải từng là sinh viên do tôi trực tiếp đào tạo, lại có thể dựng chuyện với người thầy đã dạy mình.

Cảm ơn Giáo sư.

 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/548850/Ket-qua-933-khong-co-y-nghia-tpp.html

Kết quả 93,3% không có ý nghĩa!


TP - Ths Nguyễn Lê Cát - Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội cho biết, kết quả phân tích ADN với xác suất 93% hoàn toàn không có ý nghĩa.




Hình minh họa về ngân hàng ADN của Bionet trên truyền hình.

Cty Bionet vừa công bố lập ngân hàng gene đầu tiên và “đòi” các nhà khoa học phải coi trọng. Việc lập ngân hàng ADN tại các cơ quan khoa học chính thống ra sao?

Nếu sử dụng ngân hàng ADN tìm kiếm người mất tích, thì có nghĩa là phải có dữ liệu ADN của người cần tìm kiếm được lưu trữ từ trước đó trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Khi phân tích ADN để tìm kiếm người mất tích, có hai phương pháp so sánh thường được sử dụng; so sánh trực tiếp mẫu ADN cần tìm kiếm với hệ thống cơ sở dữ liệu đã được lưu trữ trong ngân hàng ADN (nếu có) hoặc so sánh gián tiếp với mẫu ADN của những người thân có quan hệ huyết thống với người cần tìm kiếm. Hiện nay Viện Pháp y Quân đội đã hoàn thiện quy trình với cả hai phương pháp: vừa phân tích ADN nhân, vừa phân tích ADN ti thể.


Khi dùng phép thử siblingship test (TS Hải thì gọi là công nghệ full sibling và half sibling-PV) cho ra kết quả xác suất 93%, thì Viện Pháp y Quân đội cũng như trung tâm của các nước phát triển có kết luận quan hệ huyết thống không?

Viện Pháp y Quân đội là một Viện có chức năng giám định, nghiên cứu khoa học..., với quy chuẩn chặt chẽ. Nếu một kết quả xét nghiệm đạt độ tin cậy 93% thì chưa thể đưa ra được kết luận nào, có chăng kết quả đó chỉ được sử dụng để tham khảo hoặc mang tính định hướng. Trong giám định pháp y hình sự, tranh chấp dân sự thì kết quả xét nghiệm có độ tin cậy 93% hoàn toàn không có ý nghĩa. Kết quả chỉ có ý nghĩa khi có độ tin cậy đạt 99,9% trở lên. Trong hệ thống quy chuẩn của các nước phát triển, độ tin cậy 93% không được cân nhắc và xếp loại trong giám định.



Tại Tiền Phong, TS Hải cho biết, Bionet không xét nghiệm chuyên sâu để kết luận quan hệ giữa bà Hồng và bà Bóc vì có thông tin bổ sung của gia đình nhờ gọi hồn, tâm linh. Liệu có ở đâu, đơn vị khoa học nào làm như thế không?

Khi tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, chúng tôi cũng học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều nước trong đó có Mỹ. Với những nước mà tôi được biết thì chưa có nước nào sử dụng tâm linh để tìm kiếm hài cốt. Khả năng tâm linh ngoại cảm là khả năng siêu nhiên, chúng ta không kiểm định được nó. Chúng tôi không nhận xét về việc này. Thực tế kiểm nghiệm lại cho thấy, tìm kiếm bằng tâm linh ngoại cảm độ chính xác rất thấp. Tìm kiếm qua tâm linh, không kèm theo thông tin khách quan nào thì độ chính xác gần như bằng 0.


Theo ông, có bao giờ Viện Pháp y Quân đội và Viện 108 cũng như Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) để xảy ra nhiều sai sót khiến đơn vị nào đó ví như Cty Cổ phần Bionet phải giải quyết hậu quả không?

Tôi phải nói luôn là chúng tôi làm xét nghiệm thì sẽ chịu trách nhiệm trước kết quả xét nghiệm của mình. Không có các trường hợp phải giám định lại trong nhiều năm qua.Viện có quan hệ hợp tác về khoa học với các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước như Viện Khoa học hình sự, Học viện Quân y… và một số tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ hợp tác về khoa học, không nhận xét về cơ quan mà chúng tôi hợp tác.


Cảm ơn ông!
 

khoihuynhi8

Member
Cảm ơn anh Hưng đã post những ý kiến của cả 2 chiều. 2 bên đều là những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực, từ thầy Quyền Đình Thi đến thầy Lương. Cá nhân em không hiểu nhiều về mảng này nhưng em thấy việc tranh luận này là cần thiết, không phải để phán xét ai hơn ai kém, mà quan trọng là phải kiểm định tính chính xác của phương pháp bởi tìm thân nhân đâu phải là chuyện có thể xuề xòa được.
 
Thanks all
Những ý kiến đóng góp của các bạn đều đáng lưu tâm. Tôi ghi nhận. Tôi luôn muốn xây dựng ngân hàng dữ liệu ADN (BIONET DNA DATA BANK) để mở ra một hướng đi mới, hữu ích cho công đồng những người có người thân thất lạc. Hiện tại và tương lai, tôi vẫn mong muốn hoàn thiện nó. Tôi làm BDDB với cái tâm của mình. Và tôi đã làm thì làm cho đến cùng. Nếu mọi việc đều dễ dàng thì cuộc sống đâu còn gì là thú vị nữa.
BDDB, dream come true!

P/S: Nếu ai có ý tưởng nào mới, hữu ích cho việc tìm người thân thất lạc, tôi sẵn sàng hợp tác đầu tư. Có nhiều con đường để đi đến đích mà.
 

bietit

New member
Sơ hở về khoa học

Xin chào Ts Luyện Quốc Hải,

Những thông tin mà các bạn trao đổi đã cho thấy ai đúng ai sai rồi. Tôi xin không nhắc lại nữa, vì ai cũng biết Gs Lê Đình Lương, Viện Pháp Y Quân đội..là những người và cơ sở chuyên và có chức năng về xét nghiệm ADN. Những phân tích của Gs Lương và Ths Cát, cũng như tác giả Lê Mai đã nói lên tất cả. Tôi không biết Ts Hải có biết Bệnh viện 108 đã làm sai trường hợp nào mà dám có những nhận xét như vậy? Nếu có bằng chứng thì xin Ts Hải nêu rõ để mọi người cùng biết. Ở đây tôi xin thông tin để Ts Hải biết là ở BV 108 người ta tiến hành các xét nghiệm theo đúng như những gì mà Ths Cát và Gs Lương đã nói. Người ta không bao giờ dám trả lời kết quả với độ tin cậy 93,..% như BIONET đã làm. Tôi e rằng một ngày không xa Ts Hải sẽ nhận được yêu cầu giải thích chính thức của BV 108 về việc này.
Sau khi xem xét các ý kiến đa chiều tôi thấy Ts Hải đã cả gan lừa bịp những người không chuyên môn trên chương trình VTV, sau đó thì đưa những thông tin không trung thực về Gs Lương, người Thầy của Anh (theo lời Gs Lương) và BV 108. Bình tĩnh ngồi nghĩ lại tôi thấy Ts Hải hành động như những ca sĩ, người mẫu thích nổi tiếng, dùng scandal để gây sự chú ý mấy lâu nay vẫn làm.
 
Xin chào.
Cảm ơn bạn đã có ý kiến. Thường thì khi tôi tìm hiểu một vấn đề, tôi xem xét rất kỹ. Với 10 phút phóng sự và một vài dẫn dắt vấn đề, có lẽ là quá ngắn so với một quãng thời gian dài chúng tôi xây dựng BDDB. Vậy nên, trước khi có những kết luận từ những người đứng ở vị trí khách quan và hiểu rõ về BDDB, thì chưa nên dùng vội dùng từ không hay. Chắc chắn BDDB còn nhiều việc phải làm. Mong nhận được nhiều sự góp ý của các bạn.
P/S: các vấn đề khác là vấn đề ngoài lề, ko liên quan đến vấn đề khoa học của BDDB, và không xuất phát từ công văn chính thức của BIONET, do đó, Tôi sẽ không quan tâm đến. Tôi ko muốn sa đà vào những việc ngoài lề này. Còn Tôi thường xuyên ở BIONET, nếu có dịp, mời bạn đến thăm.
Thanks
 
Tôi cũng có vài ý kiến cá nhân:
Ở đây đã có 2 vấn đề gây ra những ý kiến ....tảo luận gay gắt: - thứ nhất là về chuyên môn, về phương pháp sử dụng.....cái này tui hổng biết, nên không ý kiến.
- Thứ 2: đó là do những phát biểu , những ý kiến của ts Hải trên báo chí cũng gây tranh cãi, về vấ đề này thì tôi thấy thế này, phải nói là ts Hải là người thẳng thắn, nói ra hết những gì mình nghĩ. Nhưng theo tôi phát biểu như của ts hải như vậy trên báo chí là không ổn, bởi vì đã nêu đích danh các đơn vị hay những người khác ra. Nói chung là đã đụng chạm đến các "đối thủ" khác trong lĩnh vực. Muốn nêu đích danh như thế là phải có bằng chứng không coi chừng bị kiện, bị coi là chơi không đệp trong là ăn, dìm đối thủ......ở Đây tôi thấy phát biểu của ths Cát là rất "khôn khéo" ít sơ hở để người khác đánh.
thêm vài ý kiến: tôi thì tôi thấy độ chính xác 93% thì ít nơi nào được pháp lý chấp nhận thật, tôi thấy ở Đức, các vụ kiện cáo có liên quan đến xét nghiêm ADN thì các luật sư vãn có thể cãi lại được các kết quả xét nghiệm lên đến trên 99%, bởi không ai dám khảng định trê 99% là hoàn toàn chính xác, các nhà chuyên môn không dám khẳng định nên luật cũng không bắt mọi người phải chấp nhận các kết quả xn DNA, và hầu như kết quả xét nghiêm chỉ để tạo hướng hay gợi ý.
 
Vấn đề 93.3% có đủ độ tin cậy??

Hi.
Có 2 khái niệm: độ chính xác và độ tin cậy (xác suất) (http://bionet.vn/t-vn-thit-k-primer-sequencing/141-accuracy-probability.html)
Về độ tin cậy, tôi đưa ra một số vấn đề cần tìm hiểu như sau:
- Xem xét mức độ "độ tin cậy" thì ở xét nghiệm Trực hệ khác Không Trực hệ.
- Về 93.3%: Tôi nhận thấy hướng nghĩ của mọi người có vẻ nhầm theo hướng trực hệ (trong khi 93.3% ở đây là trong trường hợp ko trực hệ).
- Trong XN KHÔNG TRỰC HỆ: BDDB đưa ra những kết quả rất có giá trị định hướng tiếp theo. Vấn đề này tôi sẽ phân tích cụ thể sau.
- Trong trực hệ thì hiện nay độ tin cậy thường phải trên 99.99% (có một số ít trường hợp chỉ đạt 99.9%, mặc dù sử dụng cùng công nghệ). Nó phụ thuộc vào số locus và tần số allen. Vấn đề này BDDB giải quyết rất tốt.
- Tính pháp lý ở đây có nghĩa là có thể làm một bằng chứng trước tòa (hoặc đại sứ quán) để tham khảo. Nó "có tính pháp lý" không có nghĩa là độ tin cậy lúc nào cũng phải trên 99.9% (cái này phải xem đang xét nghiệm trực hệ hay không trực hệ).

* Tài liệu tham khảo:
- Trong trường hợp xét nghiệm KHÔNG TRỰC HỆ (như trường hợp BIONET đã giới thiệu) thì độ tin cậy như thế nào là OK:
http://www.dnaclinics.co.uk/pdfs/Visual Relationship Analysis v1 10-10.pdf
Một báo cáo của National Institute of Standards and Technology (USA), xem tại trang 23 của link này:
http://www.cstl.nist.gov/strbase/pub_pres/OConnor_USCIS_interpretation%20of%20DNA.pdf

- Một cơ quan rất uy tín của Mỹ: Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa kỳ (AABB). Mỗi năm đều có một báo cáo tóm tắt tình hình DNA testing. Các DNA Testing Center (ở Mỹ) phải có chứng nhận của AABB mới đạt tiêu chuẩn.(xem trang 5 và 6)
http://www.aabb.org/sa/facilities/Documents/rtannrpt08.pdf


P/S: Chúng ta đều trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, "Nói có sách, mách có chứng". Lúc thực sự cần sẽ dùng đến.
 

voh5

Member
Ngoại đạo rồi, vào hóng 3 ngày mà chưa thấy chỗ nào thảo luận cho thuyết phục cả ... close topic thôi, hay cứ để em up lên lại ... nhiều nhà khoa học vào thảo luận nhé!!!
 
Luyện Quốc Hải à! Cậu chính thức là con ngựa non bị lầm đường lạc lối rồi. Chấm 9 điểm về mặt quyết tâm, còn lại thì miễn bình luận.
 

biocom68

Member
Luyện Quốc Hải à! Cậu chính thức là con ngựa non bị lầm đường lạc lối rồi. Chấm 9 điểm về mặt quyết tâm, còn lại thì miễn bình luận.
Không biết con đường đi của thằng cha này thế nào mà đi đánh giá người khác chính thức với lại ko chính thức nhỉ...bố khỉ mẹ vượn...
 

Facebook

Top