What's new

Thi đại học, chọn trường nào?

Những thông tin này giúp bạn quyết định gì ko?


  • Total voters
    100
#1
Đây là chương trình khung của ngành sinh học và công nghệ sinh học từ trang web của Bộ giáo dục và đào tạo: www.edu.net.vn.

Xin lưu ý đây là chương trình khung mà ngành sinh học và công nghệ sinh học bắt buộc phải theo một phần lớn. Còn tùy ưu thế và điều kiện của mỗi trường mà các trường chọn những môn cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của mình.

Tại sao Minh gửi những cái này?
Do kinh nghiệm xương máu chọn tương lai của mình bằng con xúc xắc  tức là chỉ dựa độc vào quyển những điều cần biết về tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2002, xem cái nào có khối B, nghe có vẻ hay hay, hấp dẫn, nghe một số người nói học ngành đó kiếm được nhiều tiền lắm, học ngành đó sướng lắm... thì đăng ký nguyện vọng chứ còn không biết nó hay dở ra sao có phù hợp với năng lực của mình hay ko. Nghĩ mà buồn, mong các bạn đừng mắc phải khuyết điểm của Minh nữa.

Mong các bạn hãy suy tính và nghĩ thật cẩn thận và đầu tư thời gian thích đáng cho quyết định của mình.
 
Minh xin trích một chương trong quyển:
Dale Carnegie. Nguyễn Hiến Lê (Dịch). Quẳng gánh lo đi và vui sống.
Chương này được lấy từ: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn3n3n31n343tq83a3q3m3237n1nqn&cochu=

Có thể các bạn không thấy nó liên quan gì tới chủ đề này, nhưng các bạn thử ngẫm kỹ xem nó có quan trọng trong quyết định chọn lựa trường mà bạn định thi vào đại học sắp tới ko?

Chúc các bạn có quyết định đúng đắn cho tương lai của các bạn, ngoài các bạn ra không ai có thể nắm trong tay số phận và hạnh phúc của các bạn cả. Sau đây là chương sách đó:

--------------------------------------------------------------------------------

Một quyết định quan trọng nhất trong đời bạn

(Chương này viết riêng cho các bạn thanh niêm nam nữa chưa biết được nghề hợp với sở thích của mình).

Nếu bạn chưa tới 18 tuổi, có lẽ bạn sắp phải quyết định hai việc quan trọng nhất trong đời bạn. NHững quyết định ấy có thể thay đổi hẳn tương lại của bạn và ảnh hưởng sâu xa tới hạnh phúc, sức khoẻ của bạn, nói tóm lại, có thể làm cho bạn sung sướng hay khốn đốn.
Hai quyết định đó là;
1-Bạn kiếm ăn bằng cách nào? Làm một nông dân, một phu trạm, một nhà hoá học, một viên kiểm lâm, một thơ ký đánh máy và một thú ý, một giáo sư học hay một chủ xe hủ tíu.
2/ Bạn sẽ lựa người thế nào làm bạn trăm năm?
Cả hai sự quan trọng ấy thường được quyết định liều lĩnh như trong cach bạc. Ông Harry Emerson Fosdisk nói trong cuốn "Năng lực tranh đấu": Mỗi thanh niên khi lựa nghề, đem cả đời mình ra mà tố một ván phé".

Làm sao rút bớt được phần may rủi? Xin bạn đọc tiếp những hàng dưới đây, trong đó tôi đem hết những điều hiểu biết ra khuyên bạn. Trước hết, nếu có thể được, xin bạn ráng lựa nghề mà bạn yêu. Đã có lần tôi đem điều này hỏi ông David M.Goodrich, hội trưởng công ty làm vỏ xe hơi B.F Gooodrich. Ông đáp: "Điều kiện quan trọng nhất để thành công là yêu công việc của mình, như vậy thì tuy làm hàng giờ mà có cảm tưởng mình chỉ giải trí". Đó là trường hợp ông Edison, một người hồi nhỏ thất học, phải bán báo, mà sau làm thay đổi hẳn nền kỹ nghệ của Mỹ. ÔNg thường ăn ngủ, ngay trong phòng thí nghiệm để có thể làm việc 18 giờ một ngày, nhưng ông không thấy mệt chút nào hết. Ông tuyên bố: "Suốt đời tôi, tôi có làm việc đâu. Vui quá! như trò chơi tuyệt thú vậy!",.
Vậy ông thành công là lẽ dĩ nhiên.

Ông Charles Schwab cũng nói với tôi đại loại như vậy. Ông rằng: "Nếu bạn thấy vô cùng hăng hái trong khi làm việc, thì gần như không có việc gì mà bạn không thành công".
Nhưng nếu bạn không hiểu biết chút gì về sở thích của bạn, làm sao thiệt tâm cho được? Bà Edna Kerr trước Công ty Dupont, coi hàng ngàn nhân viên, bây giờ làm Phó Giám đốc "giao thiệp kỹ nghệ" cho Công ty "Sản phẩm Hiệp Chủng quốc" có nói: "Bi kịch thảm thương nhất ở đời là biết bao thanh niêm không bao giở kiếm được cái nghề vừa ý họ cả. Tôi nghĩ không có người nào đáng thương bằng kẻ làm một nghề chỉ để kiếm tiền". Bà kể rằng có cả những sinh viên xuất thân từ trường đại học, đền với với bà: "Tôi có bằng cấp X. Bà có công việc gì cho tôi làm trong hãng bà không". Họ không biết họ làm được việc gì mà cũng khong biết thích hợp với việc gì nữa. Trách chi mà chẳng có biết bao người, cả đàn ông lẫn đàn bà, bước chân vào đời với sức học chắc chắn, với những mộng tươi đẹp, thế mà rồi đã 40 tuổi đã kiệt lực vì thất bại, vì chán nản và lại đèo thêm bịnh thần kinh! Sự thật, sự lựa được một nghề hợp với bạn cũng quan trọng cho sức khoẻ của bạn nữa. Bác sĩ Raymond Pearl cùng nghiên cứu với vài công ty bảo hiểm nhân mạng về nhứng yếu tố của tuổi thọ, cho rằng sự có một nghề hợp với sở thích và tài năng là yếu tố quan trọng nhất. Ông có thể nói như Thomas Carlyle: "Sung sướng thay người nào kiếm được việc hợp với mình! Bấy nhiêu đủ rồi, không cần gì hơn nữa".

Mới rồi, tôi nói chuyện suốt buổi tối với ông Paul W.Boynton, Chủ phòng nhân viên của Công ty dầu lửa Soncony. Trong hai năm gần đây, ông đã hỏi dọ trên 75.000 người xin việc để ông rút kinh nghiệm mà viết cuốn: "Sáu cách để tìm việc làm".

Tôi hỏi ông: "Thanh niên đi kiếm việc thường có lỗi lầm nào nhất?"

Ông đáp: "Họ không biết họ thích việc gì hết. Thiệt nghĩ mà sợ! May một bộ áo để bận vài năm thì họ đắn đo lắm, lựa một nghề định đoạt hết cả tương lai, hạnh phúc và bình tĩnh trong tâm hồn thì họ lại chẳng hề suy nghĩ!".

Vậy phải làm sao? bạn có thể lại hỏi một phòng dẫn nghề nghiệp. Phương pháp hướng dẫn nay chưa được hoàn thiện, vì nó còn mới mẻ nên nhân viên các phòng hướng dẫn dầu có giúp bạn được nhiều, vẫn có thể làm lỡ được. Tuy nhiên, môn ấy sẽ có tương lai chắc chắn. Nơi đó, người ta sẽ bảo bạn làm những trắc nghiệm để dò xét khả năng của bạn về mọi phương diện hoạt động, rồi người ta khuyên bạn nên lựa nghề nào. Phần quyết định về bạn, lẽ cố nhiên.

Bạn nên nhớ, lời khuyên của họ có khi sai lầm một cách buồn cười được. Nhiều khi họ còn mô thuẫn với nhau là khác. Có người khuyên một cô học sinh của tôi nên viết văn đầu mà dễ dàng như vậy? Phải có tài truyền tư tưởng và cảm xúc của mình cho độc giả và muốn thế, không cần có nhiều dụng ngữ, mà phải có tư tưởng, kinh nghiệm, quyết tín và nhiệt huyết. Vì theo lời họ khuyên, cô nọ đương là một cô thư ký, sung sướng tháy mình trở nên một nữ sĩ tập sự, để rồi sau thấy mình thất bại chua cay.

Vậy cả những nhà chuyên môn về khoa học hướng dẫn nghề nghiệp vẫn chưa đáng hoàn toàn tin cậy. Cho nên ta phải hỏi ý nhiều người, rồi dùng lương tri của ta xem xét nghề ấy.

Chắc bạn ngạc nhiên, sao tôi lại cho chương này vào mọt cuốn sách nghiên cứu về ưu tư? Không có chi lạ đâu, vì có biết bao nỗi lo lắng, ân hận, oán hờn sinh ra do sự oán ghét công việc phải làm. Hỏi người thân hay ông hàng xóm, một ông chủ sự, bạn sẽ thấy lờiđó đúng. Nhà kinh tế trứ danh John Stuart Mill nói: "không có gì thiệt hại cho xã hội bằng trong kỹ nghệ, có nhiều người không hợp với nghề của họ" Đúng. Và trong số những kẻ bất hạnh ở đời này ta nên kê cả bọn người ghét nghề đang nuôi sống họ nữa!
Có nhiều người tại ngũ, ở xa đại chiến trường mà tinh thần cũng hoảng loạn. Xem thế đủ biết không phải họ hoảng loạn vì bom đạn mà chính người ta đặt họ vào một nghề trái với sở thích và tài năng. bạn có biết bọn người đó không? Bác sỹ William Menninger, một nhà chuyên môn trị bịnh thần kinh có danh trong quân đội hồi chiến tranh vừa rồi đã nói; "Trong quân đội, chúng tôi được biết rõ rằng lựa dùng người cho phù hợp với tài năng là điều rất quan trọng. Quyết tín rằng công việc mình làm rất hữu ích là một điều cần thiết. Khi một kẻ không thích công việc mình làm, khi y cảm thấy rằng đã bị đặt sai chỗ, khi nghĩ rằng người ta không nhận chân giá trị của y và những tài năng của y không được thi thố đến tột bực, thế nào y cũng có các triệu chứng của một bệnh thần kinh".

Đúng vậy. Trong kỹ nghệ, những ngừơi bệnh thần kinh cũng do những nguyên nhân ấy. Như trường hợp ông Phil Johnson. ÔNg thân ông làm chủ một tiệm giặt ủi nên cho con giúp việc và hy vọng con mình sẽ rành nghề.
Nhưng ông Phil Jonhson lại ghét công việc đó, cứ đủng đa đủng đỉnh, làm lấy lệ, cho rồi việc. Lại có hôm ông bỏ việc khiến ông già rất bực mình và xấu hổ với bọn làm công vì có đứa con biếng nhác đến vậy.
Một bữa ông ta ngỏ ý xin cha cho làm thợ máy. A! Thiệt là đổ đốn, nay lại muốn khoác bộ áo xanh. Ông già nghe nói giận lắm. Nhưng ông con nhất định làm theo ý mình và khoác chiếc áo xanh dính đầy dầu mỡ. ÔNg làm việc mệt nhọc bằng mấy ở tiệm giặt ủi; tuy vậy ông siêng năng, vui vẻ, vừa làm vừa để tâm nghiên cứu về máy móc. Cho đến năm 1944, ông chết lúc làm Hội trưởng Công ty Boeing, một công ty sản xuất những pháo đài bay đã giúp ta thắng trận!. Nếu cứ ở tiệm giặt ủi, thì sau khi thân phụ ông mất, ông sẽ ra sao? Chắc chắn là phait thất bại và tiệm ông, ông phải phát mãi.
Vậy dù có phải gây mối bất hoà trong gia đình thì cũng đành, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng mẹ muốn ta làm nghề gì ta làm nghề đó! Hễ không thích thì đừng làm. Tuy vậy, phải xét kỹ lời khuyên của cha mẹ. Cha mẹ lớn tuổi gấp đôi ta nhờ kinh nghiệm, từng trải, tất khon hơn ta nhiều. Nhưng rút cục ta cần quyết dịnh lấy: Vì ta khéo lựa nghề hay vụng lựa thì chính ta sẽ sung sướng hay khổ sở, chứ nào phải cha mẹ ta đâu.

Bây giờ, tôi xin khuyên bạn vài điều trong khi bạn lựa nghề:

1-Đọc kỹ 5 lời khuyên dưới đây trước khi kiếm một người hướng dẫn bạn về lựa nghề. Những lời khuyên này của giáo sư Harry Vexter Kitson ở Đại học đường Columbia, một nhà chuyên môn bực nhất về môn đó:

a, Đừng nhờ những nhà dùng phương pháp thần bí lựa nghề giùm, như các nhà chiêm tinh, các "mét coi chỉ tay, chỉ viết, coi tướng... Phương pháp của họ không tin được.

b, Đừng đi hỏi người nào tin rằng chỉ cần làm một trắc nghiệm là lựa được nghề hợp với mình ngay. Cách đó trái hẳn với quy tắc hướng dẫn, vì phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở chung quanh ta mới được.

c, Lựa một nhà chuyên môn có đủ sách để kiếm tài liệu về các nghề nghiệp trước khi khuyên bạn.

d, Nhà chuyên môn phải xét bạn nhiều lần rồi mới quyết định được.

e, Nếu họ chưa xét đi xét lại mà đã viết thư khuyên, bạn đừng thèm nghe.

2- Nơi nào mật ít ruồi nhiều thì đừng tới. Có 20 ngàn cách kiếm ăn, ác bạn thanh niên biết vậy không?, Không ư! Kìa, bạn coi một trường nọ, hai phần ba nam học sinh chỉ biết lựa có 5 nghề trong số 20.000 nghề đó, và bốn phần năm nữa học sinh cũng thế., Vậy trách chi chẳng có vài nghề đặt nghẹt những người, trách chi họ chẳng chen vai thích cánh nhau mà không kiếm được chỗ, trách chi cho sự lo lắng về tương lai, nỗi sầu muộn và bệnh thần kinh chẳng hoành hành với họ.

Vậy tôi xin bạn đừng chen lấn trong những nghề luật sư, ký giả, hoặc tài tử màn ảnh và đài phát thanh nữa.

3- Cũng đừng lựa những nghề mà mười phần bạn chỉ có một phần hy vọng để kiếm ăn được. Chẳng hạn nghề bán vé bảo hiểm. Mỗi năm có hàng ngàn người phàn đông là thất nghiệp- đi mời khách bảo hiểm nhân mạng. Đời họ đại loại sẽ như sau này: Trăm người thì có chín chục người sẽ đau tim, thất vọng và chỉ một năm là giải nghệ. Trong số 10 người còn lại, một người bán được gần hết chín chục phần trăm những vé bảo hiểm, còn chín người kia chỉ được chia nhau có mười phần trăm còn lại. Nghĩa là một trăm phần mới có một phần là kiếm được 10.000 mỹ kim mối năm, chín phần thì kiếm được đủ sống một cách chật vật, còn chín chục phần thì thất bại hoàn toàn sau 12 tháng. Đó là ý kiến của ông Franklin I.Bettger, một người đã thành công nhất ở Mỹ luôn hai chục năm nay trong nghề bán vé bảo hiểm.

4- Trước khi quyết định lựa một nghề, bạn nên bỏ ra nhiều tuần, nhiều tháng để tìm hết các tư liệu cần biết về nghề ấy. Bằng cách nào? Bằng cách phỏng ván những người đã làm nghề ấy từ mười, hai chục hoặc bốn chục năm. Tôi đã kinh nghiệm, nên biết rõ những cuộc phỏng vấn đó sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới tương lai bạn. Khi mới 20 tuổi, tôi hỏi ý hai người về nghề tôi muốn lựa và bây giờ nhớ lại, tôi thấy rằng hai người ấy đã thay đổi hẳn đời làm việc của tôi. Không có họ thì khó biết được đời tôi đã ra sao. Làm sao nhờ họ chỉ bảo được? Ví dụ bạn muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định bạn phải bỏ ra hai tuần phỏng vấn những kiến trúc sư trong miền bạn. Mở một sổ điện thoại, bạn sẽ kiếm được tên và địa chỉ của họ. Bạn lại thăm họ tại phòng làm việc họ, hẹn trước hay không cũng được. Nếu muốn xin được gặp mặt thì nên viết như vầy:

"Tôi xin ngài giúp đỡ tôi một việc nhỏ. Tôi muốn ngài chỉ dẫn. Tôi 18 tuổi và muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định, tôi muốn được hỏi ý ngài. Nếu ngài mắc việc không tiếp tôi được ở phòng giấy, thì xin ngì gia ơn cho tôi được hầu chuyện độ nửa giờ tại tư thất. Xin đa tạ ngài".

Và bạn sẽ hỏi ông ta những câu dưới đây:

a, Nếu phải làm lại cuộc đời, ngài có muốn làm nghề kiến trúc sư nữa không?

b, Sau khi xét tôi kỹ rồi, xin ngài thành thực cho biết tôi có thành công trong nghề ấy được không?

c, Nghề ấy có mật ít ruồi nhiều không?

d, Sau khi học 4 năm, kiếm được việc có dễ không? Mới đầu hãy nên làm việc gì trước?

e, Nếu tài khéo của tôi vào hạng bình thì trong 5 năm đầu tôi hy vọng được bao nhiêu?

f, Làm nghề ấy lợi hại những gì?

g, Nếu tôi là con gái, thì ngài có khuyên tôi làm nghề đó không?


Nếu bạn nhút nhát, do dự, không dám một mình đường đột vào hỏi thẳng một ông "bự", bạn nên theo hai lời khuyên này:
1-Dắt theo một người anh em trạc tuổi mình, để bạn được vững bụng tự tin hơn; nếu không có ai, bạn mời ông thần cùng đi.
2- Bạn nên nhớ rằng nhờ ai chỉ bảo tức là gián tiếp khen họ: Họ có thể phòng mũi được đó. Nhất là các ông lớn tuổi, thích được khuyên bọn thiếu niên. Vậy chắc viên kiến trúc sư ấy rất thích được phỏng vấn.

Nếu lại thăm 5 vị kiến trúc sư mà vị nào cũng bận quá không tiếp bạn được (rất ít khi như vậy) thì lại thăm 5 vị khác. Thế nào bạn cũng được tiếp và nhận được những lời khuyên vô giá và sau nầy khỏi phải phí nhiều năm thất vọng, đau lòng.

Gặp kẻ biển lận thì đừng ngại trả tiền công họ, để họ chỉ bảo, Nửa giờ công có là bao!

Bạn nên nhớ rằng quyết định ấy là một trong hai quyết định quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất tới tương lai của bạn. Vậy phải để hết thời gian thu thập đủ tài liệu dã. Nếu không, sẽ hối hận suốt đời.

5-Bỏ ý nghĩ sai lầm rằng chỉ có độc một nghề với bạn thôi! Bất kỳ người nào cũng có thể thành công trong nhiều nghề được. Như tôi chẳng hạn: Nếu tôi học tập và dự bị kỹ càng, có thể hy vọng thành công và sung sướng nhiều ít trong những nghề: Làm ruộng, trồng cây, y học, bán hàng, quảng cáo, xuất bản báo tại tỉnh nhỏ, dạy học, kiểm lâm.

Trái lại, nếu làm kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, giám đốc một lữ quán, hoặc một xưởng, buôn bán máy mócv.v.. chắc chắn tôi sẽ thất bại và khổ sở.
----------------------------------------------------------------------------
 
Sau đây là danh mục hệ thống đào tạo ngành y tế của nước ta, các bạn có thể xem chi tiết tại http://www.moh.gov.vn/daotao/ . Chúc các bạn chọn được trường thi phù hợp với sở thích và nguyện vọng của các bạn.

Các bạn có thể thấy phổ của nó rất rộng chứ không chỉ tập trung vào các ĐH y, dược của HN và HCM. Ở đây tập hợp đầy đủ những nơi mà các bạn có thể tăm tia từ khi đi học để ra trường xin việc.

Nó quyết định tương lai của các bạn cho nên hy vọng các bạn hãy xem xét cái link kia thật kỹ.
=======================================
Phần 2: Hệ thống các trường đại học Y - Dược

? Trường Đại học Y Hà Nội

? Trường Đại học Dược Hà Nội

? Học Viện Quân Y

? Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

? Trường Đại học Y Hải Phòng

? Trường Đại học Y tế công cộng

? Trường Đại học Y Thái Bình

? Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

? Trường Đại học Y khoa Huế

? Khoa Y - Dược trường Đại học Tây Nguyên

? Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

? Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh

? Trường Đại học Y dược Cần Thơ

? Trường Đại học Răng hàm mặt


Phần 3: Hệ thống các trường cao đẳng

? Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I - Bộ Y tế

? Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Thanh Hoá

? Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Nghệ An

? Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Quảng Ninh

Phần 4: Hệ thống các trường trung học và dạy nghề

? Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế tỉnh Bắc Kạn

? Trường Trung học Y tế tỉnh Cao Bằng

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hà Giang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Tuyên Quang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Lào Cai

? Trường Trung học Y tế tỉnh Yên Bái

? Trường Trung học Y tế tỉnh Điện Biên

? Trường Trung học Y tế tỉnh Sơn La

? Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Thọ

? Trường Trung học Y tế tỉnh Thái Nguyên

? Trường Trung học Y tế tỉnh Vĩnh Phúc

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hoà Bình

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hà Tây

? Trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh

? Trường Đại học Dược Hà Nội

? Trường Trung học Y tế thành phố Hà Nội

? Trường Kỹ thuật thiết bị Y tế

? Lớp Trung học Y tế Bệnh viện Bạch Mai

? Lớp Trung học Y tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bắc Ninh

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bắc Giang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Lạng Sơn

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hưng Yên

? Trường Trung học Dược - Bộ Y tế

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hải Dương

? Trường Trung học Y tế thành phố Hải Phòng

? Trường Trung học Y tế tỉnh Thái Bình

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hà Nam

? Trường Trung học Y tế tỉnh Ninh Bình

? Trường Trung học Y tế tỉnh Hà Tĩnh

? Trường Trung học Y tế tỉnh Quảng Bình

? Trường Trung học Y tế tỉnh Quảng Trị

? Trường Trung học Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

? Trường Trung học Y tế tỉnh Quảng Nam

? Trường Trung học Kỹ thuật Y tế II - Bộ Y tế

? Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố Đà Nẵng

? Trường Trung học Y tế tỉnh Quảng Ngãi

? Trường Trung học Y tế tỉnh Khánh Hoà

? Lớp trung học kỹ thuật y tế Viện Pasteur Nha Trang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Định

? Viện sốt rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Quy Nhơn

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Thuận

? Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Yên

? Trường Trung học Y tế tỉnh Gia Lai

? Trường Trung học Y tế tỉnh Đăk Lăk

? Trường Trung học Y tế tỉnh Kontum

? Trường Trung học Y tế tỉnh Lâm Đồng

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Phước

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Dương

? Trường Trung học Y tế tỉnh Đồng Nai

? Trường Trung học Y tế tỉnh Tây Ninh

? Khoa Điều Dưỡng - Kỹ thuật Y học Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

? Khoa Răng hàm mặt - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

? Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

? Khoa Dược - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

? Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố HỒ Chí Minh

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

? Trường Trung học Y tế tỉnh Kiên Giang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Trà Vinh

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bến Tre

? Trường Trung học Y tế tỉnh Long An

? Trường Trung học Y tế tỉnh An Giang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Tiền Giang

? Trường Trung học Y tế tỉnh Cần Thơ

? Trường Trung học Y tế tỉnh Sóc Trăng

? Trường Trung học Y tế tỉnh Bạc Liêu

? Trường Trung học Y tế tỉnh Vĩnh Long

? Trường Trung học Y tế tỉnh Đồng Tháp

? Trường Trung học Y tế tỉnh Cà Mau


Phần 5: Khối các viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế

? Viện Thông tin thư viện Y học Trung Ương

? Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương

? Viện Kiểm nghiệm

? Viện Dược liệu

? Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

? Viện Chiến lược và Chính sách y tế

? Viện Dinh dưỡng

? Viện Huyết học truyền máu Trung Ương

? Viện Y học biển

? Viện Pasteur Nha Trang

? Viện sốt rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Quy Nhơn

? Viện Vaccin và Các chế phẩm sinh học

? Viện Vệ sinh dịch tế Tây Nguyên

? Phân viện kiểm nghiệm

? Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh

? Viện sốt rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Thành Phố Hồ Chí Minh

? Viện Vệ sinh - Y tế công cộng Thành Phố Hồ Chí Minh

? Viện Y học tư pháp Trung Ương

? Viện sốt rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Trung Ương

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁO DỤC Y TẾ VIỆT NAM

Một số thông tin về hệ thống giáo dục Việt Nam theo Luật Giáo dục

Hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam

Các cơ sở đào tạo nhân lực Y tế



CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo: ?Đại học | Cao Đẳng | Trung học

Chương trình đào tạo Đại học

Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy (6 năm)


Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ tập trung 4 năm (hệ chuyên tu cũ)


Chương trình đào tạo Bác sĩ y học cổ truyền hệ chính quy 6 năm


Chương trình đào tạo Bác sĩ răng hàm mặt hệ chính quy 6 năm

Chương trình đào tạo Dược sĩ hệ chính quy (5 năm)

Chương trình đào tạo Dược sĩ hệ tập trung 4 năm (hệ chuyên tu cũ)

Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng hệ chính quy (4 năm)

Chương trình đào tạo Cử nhân điều dưỡng hệ chính quy (4 năm)

Chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật y học hệ chính quy (4 năm)



Chương trình đào tạo Cao đẳng

?
Chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng hệ chính quy


Chương trình đào tạo Cao đẳng kỹ thuật y học:


? Chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học


? Chuyên ngành xét nghiệm

? Chuyên ngành phục hồi răng

? Chuyên ngành vật lý trị liệu/PHCM
?

Chương trình đào tạo Trung học

Điều dưỡng trung học

Hộ sinh trung học

Dược sĩ trung học

Kỹ thuật viên trung học
 
Cảm ơn anh Minh nhiều, em đã dựa vào bài viết của anh để hoàn thành bài viết hướng nghệp của mình, KQ thật tuyệt 10đ cơ đấy.
Giờ em đang phân vân trong việc chọn trường, các anh chị đã và đang học ở các trường ĐH giúp em có một số thông tin về trường đuợc không ạ?
khoa công nghệ SH trường ĐH KHTN -ĐHQG HN.
khoa công nghệ SH trường ĐH BK HN.
Khoa sinh trường SP.
ĐH Y HN.
....
Còn trường nào hay nữa giới thiệu giúp em được không ạ?
 
Đại học QG cũng được bạn ạ. Học xong kiếm cái VEF mà đi.
Học Y thời này cũng không có giá lắm đâu. Hơn nữa học tới 6 năm, coi chừng ế.
Nếu bạn muốn ổn định, thi Quân Y cũng hay.
Nếu theo khoa công nghệ sinh học trường BKHN thì cứ theo đường anh Hưng mà đi :)
Không biết Nha ở HN thế nào? Học Nha cũng kiếm ra tiền. Hồi xưa tôi mà tốt nghiệp Nha thì giờ khỏi lên diễn đàn shvn buôn dưa lê rồi :)
 
Cảm ơn anh Minh nhiều, em đã dựa vào bài viết của anh để hoàn thành bài viết hướng nghệp của mình, KQ thật tuyệt 10đ cơ đấy.
Giờ em đang phân vân trong việc chọn trường, các anh chị đã và đang học ở các trường ĐH giúp em có một số thông tin về trường đuợc không ạ?
khoa công nghệ SH trường ĐH KHTN -ĐHQG HN.
khoa công nghệ SH trường ĐH BK HN.
Khoa sinh trường SP.
ĐH Y HN.
....
Còn trường nào hay nữa giới thiệu giúp em được không ạ?
Nếu Trang định vào ĐHKHTN-ĐHQGHN, lựa chọn tốt nhất (chất lượng đào tạo, cơ hội du học...) là hệ Cử nhân Khoa học tài năng - mặc dầu mình rất không ưa cách hành xử của cả thầy và trò của hệ này, nhưng nếu Trang muốn theo nghề Sinh thì mình vẫn cho rằng tốt nhất là nên vào đó.

Nếu cô bé dự định vào ngành CNSH - khoa Sinh học (vẫn của ĐHKHTN) thì nên cân nhắc kỹ giữa hai ngành SH và CNSH. Vì (thông tin cho đến trước khi Thành ra trường) chương trình của ngành CNSH vẫn đang... được các thầy hoàn thiện, chất lượng của mỗi mẻ thử nghiệm - tương đương với một hoặc vài khóa - thực sự rất... cầu âu. Ngoài ra, sinh viên ngành SH thì được theo tất cả các chuyên ngành - trừ Sinh Y dành riêng cho sinh viên ngành CNSH - còn sinh viên CNSH thì không được theo các nhóm chuyên ngành Đa dạng Sinh học (Thực vật, Động vật, Sinh thái...), điều này cũng cần phải lưu ý, vì khi đã thi vào rồi thì không có cách nào đổi ngành cả (giữa SH và CNSH), duy có sinh viên hệ CN Tài năng được chọn theo tất cả các chuyên ngành - hoặc nếu không đáp ứng được yêu cầu và bị ra khỏi hệ thì được chọn một trong hai ngành SH hoặc CNSH để tiếp tục (thêm một ưu thế của hệ CNTN).
Một vấn đề nữa là sự phân biệt đối xử của các thầy trong khoa - lớp Sinh học thường được thiên vị hơn trong nhiều chuyện. Một trong những điều Thành không thích về hệ CNTN là lớp này được ưu tiên quá nhiều - đến mức ảnh hưởng đến quyền lợi của các lớp khác - thì nhiều sinh viên lớp CNSH lại không ưa lớp SH vì "bọn nó được thiên vị quá nhiều" (Chú thích: Thành học lớp Sinh học :D )
Sau cùng là chuyện (ai cũng biết): điểm đầu vào, đầu vào của lớp CNSH bao giờ cũng cao hơn lớp SH, đơn giản vì tâm lý học sinh đi thi ĐH cứ thấy cứ "Công nghệ" thì sướng, thấy hiện đại, thấy... oai nên lao vào thi - chứ rất ít người biết trước được khi vào trường nào, khoa nào thì sẽ được học cái gì, học ra để làm gì...

Trên đây là ý kiến của Thành về các ngành, các lựa chọn khi bạn muốn thi vào ĐH KHTN. (Lưu ý: các thông tin trong bài được cập nhật lần cuối là tháng 5/2007, từ hồi đó trở đi Thành không biết thêm gì về tình hình khoa Sinh và cũng không đảm bảo thông tin còn chính xác 100% :p)

Khi nào rảnh, Thành sẽ xin các bác spam một bài nữa để nêu ý kiến của em về sự lựa chọn giữa khoa Sinh các trường ĐH (trên địa bàn HN). Giờ em phải đi ngủ đã, giờ này trực một mình trên Lab chả biết làm gì ngoài online và ngủ :D
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Nếu Trang định vào ĐHKHTN-ĐHQGHN, lựa chọn tốt nhất (chất lượng đào tạo, cơ hội du học...) là hệ Cử nhân Khoa học tài năng - mặc dầu mình rất không ưa cách hành xử của cả thầy và trò của hệ này, nhưng nếu Trang muốn theo nghề Sinh thì mình vẫn cho rằng tốt nhất là nên vào đó.

Nếu cô bé dự định vào ngành CNSH - khoa Sinh học (vẫn của ĐHKHTN) thì nên cân nhắc kỹ giữa hai ngành SH và CNSH. Vì (thông tin cho đến trước khi Thành ra trường) chương trình của ngành CNSH vẫn đang... được các thầy hoàn thiện, chất lượng của mỗi mẻ thử nghiệm - tương đương với một hoặc vài khóa - thực sự rất... cầu âu. Ngoài ra, sinh viên ngành SH thì được theo tất cả các chuyên ngành - trừ Sinh Y dành riêng cho sinh viên ngành CNSH - còn sinh viên CNSH thì không được theo các nhóm chuyên ngành Đa dạng Sinh học (Thực vật, Động vật, Sinh thái...), điều này cũng cần phải lưu ý, vì khi đã thi vào rồi thì không có cách nào đổi ngành cả (giữa SH và CNSH), duy có sinh viên hệ CN Tài năng được chọn theo tất cả các chuyên ngành - hoặc nếu không đáp ứng được yêu cầu và bị ra khỏi hệ thì được chọn một trong hai ngành SH hoặc CNSH để tiếp tục (thêm một ưu thế của hệ CNTN).
Một vấn đề nữa là sự phân biệt đối xử của các thầy trong khoa - lớp Sinh học thường được thiên vị hơn trong nhiều chuyện. Một trong những điều Thành không thích về hệ CNTN là lớp này được ưu tiên quá nhiều - đến mức ảnh hưởng đến quyền lợi của các lớp khác - thì nhiều sinh viên lớp CNSH lại không ưa lớp SH vì "bọn nó được thiên vị quá nhiều" (Chú thích: Thành học lớp Sinh học :D )
Sau cùng là chuyện (ai cũng biết): điểm đầu vào, đầu vào của lớp CNSH bao giờ cũng cao hơn lớp SH, đơn giản vì tâm lý học sinh đi thi ĐH cứ thấy cứ "Công nghệ" thì sướng, thấy hiện đại, thấy... oai nên lao vào thi - chứ rất ít người biết trước được khi vào trường nào, khoa nào thì sẽ được học cái gì, học ra để làm gì...

Trên đây là ý kiến của Thành về các ngành, các lựa chọn khi bạn muốn thi vào ĐH KHTN. (Lưu ý: các thông tin trong bài được cập nhật lần cuối là tháng 5/2007, từ hồi đó trở đi Thành không biết thêm gì về tình hình khoa Sinh và cũng không đảm bảo thông tin còn chính xác 100% :p)

Khi nào rảnh, Thành sẽ xin các bác spam một bài nữa để nêu ý kiến của em về sự lựa chọn giữa khoa Sinh các trường ĐH (trên địa bàn HN). Giờ em phải đi ngủ đã, giờ này trực một mình trên Lab chả biết làm gì ngoài online và ngủ :D
Đã xác định học CNSH thì nên vào Bách Khoa.

Tuy nói vậy nhưng học ở đâu cũng thế thôi, đều có cái được, cái không được. Theo tôi quan trọng khi học đại học là học cách tư duy và phương pháp luận. Còn lại thì trong thời buổi này học ngành nào, trường nào cũng có thể làm ở các lĩnh vực khác nhau được.
 
Đã xác định học CNSH thì nên vào Bách Khoa.
:) Đây cũng là điều Thành định nói đấy bác :D. Trong số khoa Sinh ở các trường ĐH, ĐHKHTN rất mạnh về đào tạo lý thuyết - dù là sinh viên học ở lớp Sinh học, lớp CNSH hay lớp CNTN - nếu bạn định học để ra làm nghiên cứu là chủ yếu thì trường này là lựa chọn hàng đầu.

Nhưng nếu muốn học ngành CNSH theo đúng khái niệm của nó là ứng dụng Sinh học trở thành các quy trình công nghệ - đặc biệt là trong sản xuất và dịch vụ, thì chương trình của cái gọi là ngành CNSH-ĐHKHTN thực sự chưa hề đáp ứng được. Ở Hà Nội muốn học Công nghệ Sinh học đúng nghĩa thì địa chỉ tốt nhất là Bách khoa của bác Hưng ;). Hoặc nếu bạn muốn theo hướng ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi...) thì có khoa CNSH của trường Nông nghiệp cũng là một lựa chọn.

SV tốt nghiệp Viện ĐH Mở thì lại có ưu thế về các kỹ thuật, thao tác chuyên môn, có thể nhanh chóng thích nghi được với bất kỳ phòng thí nghiệm nào ;)

Nếu bạn chỉ đơn giản là muốn theo học một ngành để sau đó kiếm thu nhập cao thì nên chọn học những nghề để ra phục vụ sản xuất (Thủy sản, nông nghiệp...); hoặc vào học bất kỳ trường nào (ĐHKHTN, ĐHBK, ĐH Mở) và ra trường... đi buôn máy móc, sinh phẩm :p

Thành sẽ không nói về những ngành nghề đặc trưng như SP hay Y. Các bạn thi vào những trường này đều biết mình sẽ học để làm gì và ra trường làm nghề gì, nên không phải băn khoăn quá nhiều về việc chọn lựa ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp. (nhưng có phải nói đến một đặc điểm của ngành SP là sinh viên không phải đóng học phí :rolleyes: đây cũng là một yếu tố có thể được cân nhắc ;))

Em cũng đồng ý với bác Hưng là
học ở đâu cũng thế thôi, đều có cái được, cái không được. Theo tôi quan trọng khi học đại học là học cách tư duy và phương pháp luận. Còn lại thì trong thời buổi này học ngành nào, trường nào cũng có thể làm ở các lĩnh vực khác nhau được.
P/S: Thành quyết định đi theo hướng nghiên cứu từ hồi học lớp 11 - qua lớp 12, 13 và hết 4 năm đại học, đến giờ Thành vẫn có thể tự hào là chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ con đường này :) Chúc mỗi người thứ nhất là chọn được con đường để đi của riêng mình, và thứ hai là có thể kiên định đi theo con đường ấy đến cùng :)
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
:) Đây cũng là điều Thành định nói đấy bác :D. Trong số khoa Sinh ở các trường ĐH, ĐHKHTN rất mạnh về đào tạo lý thuyết - dù là sinh viên học ở lớp Sinh học, lớp CNSH hay lớp CNTN - nếu bạn định học để ra làm nghiên cứu là chủ yếu thì trường này là lựa chọn hàng đầu.

Nhưng nếu muốn học ngành CNSH theo đúng khái niệm của nó là ứng dụng Sinh học trở thành các quy trình công nghệ - đặc biệt là trong sản xuất và dịch vụ, thì chương trình của cái gọi là ngành CNSH-ĐHKHTN thực sự chưa hề đáp ứng được. Ở Hà Nội muốn học Công nghệ Sinh học đúng nghĩa thì địa chỉ tốt nhất là Bách khoa của bác Hưng ;). Hoặc nếu bạn muốn theo hướng ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi...) thì có khoa CNSH của trường Nông nghiệp cũng là một lựa chọn.

SV tốt nghiệp Viện ĐH Mở thì lại có ưu thế về các kỹ thuật, thao tác chuyên môn, có thể nhanh chóng thích nghi được với bất kỳ phòng thí nghiệm nào ;)

Nếu bạn chỉ đơn giản là muốn theo học một ngành để sau đó kiếm thu nhập cao thì nên chọn học những nghề để ra phục vụ sản xuất (Thủy sản, nông nghiệp...); hoặc vào học bất kỳ trường nào (ĐHKHTN, ĐHBK, ĐH Mở) và ra trường... đi buôn máy móc, sinh phẩm :p

Thành sẽ không nói về những ngành nghề đặc trưng như SP hay Y. Các bạn thi vào những trường này đều biết mình sẽ học để làm gì và ra trường làm nghề gì, nên không phải băn khoăn quá nhiều về việc chọn lựa ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp. (nhưng có phải nói đến một đặc điểm của ngành SP là sinh viên không phải đóng học phí :rolleyes: đây cũng là một yếu tố có thể được cân nhắc ;))

Em cũng đồng ý với bác Hưng là P/S: Thành quyết định đi theo hướng nghiên cứu từ hồi học lớp 11 - qua lớp 12, 13 và hết 4 năm đại học, đến giờ Thành vẫn có thể tự hào là chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ con đường này :) Chúc mỗi người thứ nhất là chọn được con đường để đi của riêng mình, và thứ hai là có thể kiên định đi theo con đường ấy đến cùng :)
Thành phân tích rất tốt và tâm huyết với nghề. Điều này thật đáng quý.

Trước đây mình đi học không để ý đến điểm số, quan niệm miễn là trong đầu có cái gì là được. Nhưng giờ nhận ra đó là sai lầm. Trong quá trình học các bạn nên phấn đấu được điểm cao, sẽ rất có lợi cho việc xin học bổng hay xét ở lại trường sau này.

Một vấn đề nữa là ngoại ngữ. Nên kết hợp học và thi lấy TOEFL hay IELTS ngay trước khi tốt nghiệp đại học.

Một điểm nữa muốn nói là khi học nên chú trọng đến thực hành. Và dù sao đi chăng nữa thì sau khi ra trường, cho dù bằng giỏi thì khi vào làm việc trong một lĩnh vực nào đó cũng phải đào tạo lại hết.

Chúc thành công.
 
thi trường mình đi. Hj hj. Hay lắm. Cơm 3 bữa quần áo mặc cả.... tháng. Lại được học y. Trường tớ có rất nhiều trung tâm nghiên cứu và thực hành. Chất lượng đào tạo tốt. Các bạn thấy đấy tất cả những thanh tựu y học hiện đại bây giờ đều do trường mình cả. hi hi
 
"Trước đây mình đi học không để ý đến điểm số, quan niệm miễn là trong đầu có cái gì là được. Nhưng giờ nhận ra đó là sai lầm. Trong quá trình học các bạn nên phấn đấu được điểm cao, sẽ rất có lợi cho việc xin học bổng hay xét ở lại trường sau này."
Hì, câu này của Hưng chỉ áp dung với một số ít người rất xuất sắc. Còn phần lớn chúng ta chỉ làm được 1 trong hai. Trời rất công bằng, có cho ai vừa giỏi, lại vừa khiêm tốn chính trực và giàu ý chí bao giờ đâu.
Với VEF, đk điểm tổng kết 7,0, Toefl và GRE thì với 4 năm học đại học mà sớm có chiến lược sẽ làm được. Và không cần quá xuất sắc mới làm được.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
"Trước đây mình đi học không để ý đến điểm số, quan niệm miễn là trong đầu có cái gì là được. Nhưng giờ nhận ra đó là sai lầm. Trong quá trình học các bạn nên phấn đấu được điểm cao, sẽ rất có lợi cho việc xin học bổng hay xét ở lại trường sau này."
Hì, câu này của Hưng chỉ áp dung với một số ít người rất xuất sắc. Còn phần lớn chúng ta chỉ làm được 1 trong hai. Trời rất công bằng, có cho ai vừa giỏi, lại vừa khiêm tốn chính trực và giàu ý chí bao giờ đâu.
Với VEF, đk điểm tổng kết 7,0, Toefl và GRE thì với 4 năm học đại học mà sớm có chiến lược sẽ làm được. Và không cần quá xuất sắc mới làm được.
Vâng đúng thế. Nhưng trong ngắn hạn (ngay sau khi ra trường) thì điểm cao vẫn có lợi hơn bác nhỉ. Cái này em rút ra từ chính bản thân mình (em điểm kém lắm nên thiệt thòi đủ thứ hihi)
 
em cho rằng chọn trường nào còn phải xem xét tính cách của mình nữa (ai mà cẩu thả,hay quên thì đừng học Y). Và mong rằng là học kiến thức phải đi đôi với học đạo đức, có như thế thì mới coi là thành công chứ nhỉ. Chúc cho những ai năm nay thi DH chọn được đúng con đường của mình và phấn đấu đạt được. Ai đã đi học, đi làm thì cố gắng trau dồi hết mình và luôn có niềm đam mê với nghề mình đã chọn, và nhất là có lương tâm nghề nghiệp.
 
Các bạn chọn hết rồi à! Tớ còn ko biết làm hồ sơ nữa cơ! Hiii! Hum nay mới đi thi vòng 2 về, đề ko khó lắm nhưng ko biết có vào được hay ko! Mà chắc tớ thi Y HN thôi! Có bạn nào thi trường ấy ko thì làm quen luôn nha! ^^
 
Đại học QG cũng được bạn ạ. Học xong kiếm cái VEF mà đi.
Học Y thời này cũng không có giá lắm đâu. Hơn nữa học tới 6 năm, coi chừng ế.
Nếu bạn muốn ổn định, thi Quân Y cũng hay.
Nếu theo khoa công nghệ sinh học trường BKHN thì cứ theo đường anh Hưng mà đi :)
Không biết Nha ở HN thế nào? Học Nha cũng kiếm ra tiền. Hồi xưa tôi mà tốt nghiệp Nha thì giờ khỏi lên diễn đàn shvn buôn dưa lê rồi :)
Sao bác Lương lại nói thế!giá hay không là thế nào?
 

Facebook

Top