What's new

Thi quốc gia 2008 - 2009

#1
:buonchuyen:Không biết năm nay thi ngày nào nên mở trước cái topic bàn luận cho xôm tụ.
Đề thi 180 phút, khoảng 20 câu. Khởi động cho nóng nhỉ ?
Câu hỏi chuẩn bị
1. a, Nêu chức năng của protein lỗ nhân trong hoạt động sống của tế bào ?
b, ADN polimeraza được hình thành trong tế bào chất trong khi sao chép ADN lại xảy ra trong nhân tế bào. Sự tương tác giữa ADN polimeraza với ADn theo phương thức nào ?
2. Nêu những giả thuyết về phương thức sao chép ADN. Các nhà sinh vật học đã dùng phương pháp gì để kiểm chứng các giả thuyết đó ?
3. Vẽ và chú thích sơ đồ nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Lục lạp và ti thể có nguồn gốc từ trứng hay tinh trùng ? Giải thích
Mở màn 3 câu thôi hén.
 

huyền my

Member
:buonchuyen:Không biết năm nay thi ngày nào nên mở trước cái topic bàn luận cho xôm tụ.
Đề thi 180 phút, khoảng 20 câu. Khởi động cho nóng nhỉ ?
Câu hỏi chuẩn bị
1. a, Nêu chức năng của protein lỗ nhân trong hoạt động sống của tế bào ?
b, ADN polimeraza được hình thành trong tế bào chất trong khi sao chép ADN lại xảy ra trong nhân tế bào. Sự tương tác giữa ADN polimeraza với ADn theo phương thức nào ?
2. Nêu những giả thuyết về phương thức sao chép ADN. Các nhà sinh vật học đã dùng phương pháp gì để kiểm chứng các giả thuyết đó ?
3. Vẽ và chú thích sơ đồ nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Lục lạp và ti thể có nguồn gốc từ trứng hay tinh trùng ? Giải thích
Mở màn 3 câu thôi hén.
EM làm câu 2 nhé :
Có 3 giả thuyết về cơ chế tái bản ADN :
1-Kiểu bán bảo toàn : mọi đơn phân thuộc 1 mạch của phân tử ADN mẹ được truyền nguyên bản và không có sự sắp xếp lại cho 1 mạch của ADN con . Mạch thứ 2 đc tổng hợp hoàn toàn từ các đơn phân mới .
2-Kiểu bảo toàn :Các đơn phân của ADN mẹ cung cấp như 1 khuôn mẫu cho cả 2 mạch ADN mới . Cả 2 mạch ADN mẹ đc giữ nguyên và luôn đi cùng nhau trong quá trình tổng hợp ADN con.
3- Kiểu phân tán : mọi đơn phân thuộc mỗi mạch ADN mẹ đều xuất hiện trên các mạch của ADN con theo những đoạn ngắn và rải rác theo chiều dài của 2 mạch ADN con.
*) Thí nghiệm chứng minh ADN được tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn :
Năm 1958 , M.Meselson và Stahl đã chứng minh cho giả thuyết của Watson và Crick :
2 ông đã nuôi E.coli nhiều thế hệ trên môi truờng N15( nặng ) . Như vậy tất cả ADN của vi khuẩn đều mang N15 . Sau đó tế bào được chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 ( nhẹ ) , mẫu tế bào được lấy ra theo những khoảng thời gian đều đặn và chiết tách ADN . Bằng phương pháp li tâm trên thang nồng độ CsCl các laọi ADN nặng , nhẹ và lai được tách ra.
Kết quả cho thấy ADN nặng ban đầu cho thế hệ I ( sau 1 lần phân chia ) với ADN có tỉ trọng nằm giữaADN N14 và N15. nói cách kháoisau 1 lần sao chép phân tử ADN mới chỉ chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15.
Để khẳng định kết quả thì người ta dã làm biến tính ADN lai -> tách mạch thì đúng là 1 mạch chỉ chứa N14 và 1 mạch chỉ chứa N15.
Vậy giả thuyết bán bảo toàn của Watson và Crick là đúng .
Nhân tiện nếu ai biết về thang CsCl chỉ giáo cho em với , em cảm ơn .:welcome:
 
:hoanho:Tưởng topic ế => rất vui vì em đã tham gia...
Rất chi tiết
:???:
Đáp án:
- Bảo tồn
- Bán bảo tồn
- Phân tán
- Phương pháp: đồng vị phóng xạ và siêu li tâm trên thang nồng độ CsCl
 
Hì hì năm ngoái em cũng có thi... Nói thật, em thấy đề ra không... khó tới vậy:mrgreen:. Ấy vậy mà em cũng làm sai, chủ yếu là do quên bài + run + hồi hộp +... thật là tiếc, làm bài được 14 điểm.
Mà năm nay theo lịch của Tp.HCM thì thi QG vào cuối tháng 2, hình như là 28/2. Năm ngoái thi xong nghỉ Tết thì còn sức thi, năm nay nghỉ Tết xong, sức "ì" quá lớn, không biết thi nổi không?!
Đề cho 20 câu, mỗi câu 1 điểm nên không thật sự quá sâu vào cơ chế và học bài, chủ yếu là ứng dụng thực tế, và mỗi năm có mỗi cái lạ. Ví dụ như năm ngoái hỏi mấy cái hết sức bình thường như cấu tạo, chức năng màng tế bào (cho cả hình nữa chứ :hoanho:) ; quá trình thực bào vi khuẩn; bảo quản nông sản; nhân dòng các loại protein từ cơ thể động vật; bài toán lai cực dễ nhưng lạ ở chỗ là từ trước tới giờcchho gene liên kết NST X không có alene trên Y, năm ngoái chơi gene trên Y không có alene trên X, khá hay!!!
Một kỷ niệm nữa hết sức thú vị trong ngày thi Quốc gia, trước giờ thi toilet cả nam và nữ hết sức "tấp nập, đông vui và náo nhiệt?!":oops:. Quả là một ví dụ xác thực cho phản ứng Stress...
 
Àhh bon chen thêm tý nữa, câu số 3 hình như có vấn đề: lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật, nếu dùng từ "tinh trùng" cho giao tử tạo bởi tế bào thực vật chắc chưa được chính xác lắm. Thường thì lục lạp và ty thể trong hợp tử của thực vật chủ yếu nhận từ noãn bào (cây mẹ) - một hình thức di truyền tế bào chất do lượng tế bào chất chủ yếu trong hợp tử chủ yếu là của noãn bào, hạt phấn rất ít mang tế bào chất khi thụ tinh.
 
Cái đề sẽ luôn luôn có vấn đề.
Câu 3 là biến thể của loại câu hỏi "bạn HS A hỏi", "bạn A trả lời vậy đúng hay sai", giải thích cho bạn A hiểu.
Thực tế đề thi có thể xuất hiện một hai câu hỏi có vẻ thiếu chính xác về mặt khoa học, coi tới coi lui vẫn thấy cái đề không ổn thì hãy ngầm hiểu là làm như trên đã nói. Những câu hỏi dạng này thường đặt nặng về khả năng diễn đạt hơn là kiến thức. Khả năng diễn đạt tốt nói chung, tương lai hơn !
:)
 
Nhưng nếu hiểu câu 3 theo nghĩa khác thì Đạt nói cũng có lí đấy chứ!
Dựa trên câu 3 mình cũng nghĩ ra 1 câu hỏi, tiếc là chưa có đáp án đâu:
:hum:
Tại sao DT qua TBC không tuân theo những quy luật DT chặt chẽ?
 
Thế còn trùng roi, Tảo là gì nhở:o
Hì hì, nhầm lẫn thật... Tảo thì có lục lạp thật, còn trùng roi là Prokaryotate, hình như nó chỉ có chất diệp lục trong tế bào chất thôi, chứ chưa có bào quan lục lạp.. Phải không ta?:???:
Còn di truyền qua TBC không chặt chẽ như NST, Đạt nghĩ là:
_ Trong phân bào, NST được chia đều nhưng TBC không được chia đều.
_ NST có nguồn gốc đồng đều từ bố và mẹ, TBC chủ yếu được truyền từ mẹ.
 
Mọi người trả lời đúng câu 2, 3 rồi. Có ai tham gia câu 1 khong ?
Thêm một câu nữa
Nêu cấu trúc của tác nhân gây bệnh cảm cúm, bệnh khảm thuốc lá, bệnh AIDS.
 

huyền my

Member
Mọi người trả lời đúng câu 2, 3 rồi. Có ai tham gia câu 1 khong ?
Thêm một câu nữa
Nêu cấu trúc của tác nhân gây bệnh cảm cúm, bệnh khảm thuốc lá, bệnh AIDS.
Nó là virus ạh . Cấu trúc chắc chỉ cần nói có vỏ capsit và vật chất di truyền là ARN .
Có gì mọi người bổ sung nhé.
còn câu 1 em nghĩ là lỗ nhân chắc để cho mARN chui ra ngoài tế bào chất để tổng hợp protein:welcome:
 
1. a .Xử lí thành tế bào vi khuẩn đang phân chia với pênixilin rồi cho vào dung dịch ưu trương thì hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích.
b. Căn cứ vào đâu phân biệt vi khuẩn thành hai nhóm lớn là G+ Và G-. Thành phần cấu tạo nào đặc trưng cho G+ ?
c. Vì sao bề mặt ao hồ vào mùa hè có lúc nước có màu xanh xỉn và mùi khó chịu ?
d. Nêu cách thức sản xuất bột ngọt (mì chính) nhờ vi sinh vật.
2. Gọi tên tác nhân gây bệnh
a. Chưa có thành tế bào, là tác nhân gây bệnh nhỏ nhất ttrong sinh giới có đời sống dinh dưỡng độc lập
b. kí sinh bắt buộc trong tế bào.
c. Vì sao những tác nhân gây bệnh kể trên phải sống kí sinh bắt buộc trong tế bào ?
:welcome:
 
1/a. Hình dạng tế bào bị thay đổi, tùy vào từng loại tế bào vi khuẩn là Gram âm hay Gram dương. Tác dụng của đ ưu trương (yếu) ở đây giúp tb duy trì được trạng thái hình dạng của nó à không bị nổ tung:
_ Tb Gram dương khi bị ức chế thành tế bào do tác dụng của penixilin thì tạo thành những tế bào co tròn lại, dạng hình cầu, được gọi là thể nguyên sinh (Protoplast)
_ Tb Gram âm trong điều kiện tương tự thì hình thành thể nguyên sinh nhưng vẫn còn một phần của thành tế bào, được gọi là thể cầu (tế bào trần - Sphaeroplast)

b. Căn cứ vào thành phần hóa học của thành tế bào mà người ta chia vi khuẩn thành 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương (câu này tại vì câu hỏi hỏi thế, chứ em nghĩ dựa vào thành tế bào thì còn được chia thêm là vi khuẩn dạng L và chủng có thành tế bào tiêu biến - Mycoplasma). Hợp chất đặc trưng cho thành tế bào vi khuẩn Gram dương là Acid teicoic, không tìm thấy ở thành tế bào vi khuẩn Gram âm.

c. Mùa hè có các điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài tảo (?!), làm cho những loài này phát triển một cách nhanh chóng => mặt nước có màu xanh, đồng thời khi chúng sinh trưởng quá nhanh, nguồn Oxy không đủ cung cấp cho quá trình sống của chúng và các loài khác, cũng như những chất mà chúng tiết ra để ức chế sự sinh trưởng những loài thủy sinh khác => làm chết hàng loạt 1 số loài => phân giải kỵ khí xác sinh vật => nước có mùi khó chịu.

d. Em không nhớ chính xác lắm, hình như là tận dụng vi sinh vật tổng hợp ra acid amin - acid glutamic. Sau đó tác lấy acid glutamic, đưa về dạng muốn natri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.

2/a. Mycoplasma.

b. Clamidia (gây bệnh đau mắt hột thì phải).

c. Trong Clamidia có hệ thống enzyme không hoàn chỉnh, thiếu các enzyme tham gia quá trình trao đổi sinh năng lượng, do đó phải ký sinh bắt buộc trong tế bào nhân thật.

PS: Anh Hiển ơi, câu hỏi làn này hay lắm, cảm ơn anh!:mrgreen:
 
Sắn đang chủ đề VSV, cho em đề nghị mấy câu (câu hỏi liên hoàn ^^), ý tưởng chung dựa trên mấy câu hỏi của anh Hiển:

Khi xử lý Bacillus subtilis bằng lizozim, người ta thấy thành tế bào của nó bị phá huỷ, tế bào trương lên rồi nổ tung. Để tránh sự phá vỡ tế bào này, thí nghiệm được tiến hành trong một dung dịch ưu trương yếu. Kết quả là thành tế bào vi khuẩn bị phá huỷ, song tế bào không bị nổ tung mà tạo thành một dạng cầu có tên là thể nguyên sinh . Với Escherichia coli, thành tế bào bị phá hủy tạo thành một thể hình cầu được gọi là thể cầu chất:
a. Lizozim là gì, gặp ở đâu, và nó tấn công lên thành tế bào vi khuẩn như thế nào ?
b. Về mặt cấu trúc, thể nguyên sinh khác thể cầu chất ở chỗ nào ?
c. So với tế bào ban đầu chưa được xử lý, thể nguyên sinh mất đi các tính chất kháng nguyên, không cố định được phagơ nữa và cũng không thể phân chia được. Trong khi đó, thể cầu chất giữ được toàn bộ các tính chất của một tế bào vi khuẩn bình thường. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thành tế bào và của lớp peptiđoglican đối với tế bào vi khuẩn.
d. Cơ chế phá huỷ thành tế bào vi khuẩn của muroenđopeptiđaza và của penixilin khác cơ chế của lizozim ở những điểm nào ?
e. Mycoplasma là những vi khuẩn không chứa thành tế bào. Có thể nói gì về tính mẫn cảm của chúng đối với áp suất thẩm thấu, các chất tẩy rửa, cồn và các chất kháng sinh như penixilin, xephalosporin và vancomixin ?
 
Cho ruồi đực mắt trắng lai với ruồi cái mắt nâu. Tất cả ruồi F1 có mắt đỏ hoang dại. Cho F1 nội phối thu được F2 gồm
Cái: 450 mắt đỏ, 145 mắt nâu
Đực: 230 mắt đỏ, 305 mắt trắng, 68 mắt nâu
Giải thích kết quả.
 
mình được biết năm nay thi quốc gia vào ngày 25/2/2009 thì phải. Thấy thầy giáo dạy đội tuyển bọn mình nói thía
 

Facebook

Top