What's new

Tiến Hóa

Ho Huu Tho

Member
Mình thấy nhiều bạn không đồng ý với điều trên. Nhưng Hà Thanh Đạt nói đúng mà. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gen, không làm thay đổi tần số tương đối của các alen. (Xem lại sgk Sinh 12, nâng cao, trang 151, có câu hỏi "tại sao......" các bạn tự tìm nhé).
Thế này thì không thể chấp nhận được, sách giáo khoa tại sao lại có thể để một sai sót như thế này xảy ra được nhỉ? Rất mong được bạn cho biết chủ biên của cuốn đó.
 

bumbaheo

Member
Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên) Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên) Trịnh Đình Đạt - Chu Văn Mẫn - Vũ Trung Tạng. Mình không biết cái này sách viết có đúng không? Nếu bạn nói nó sai thì có thể chứng minh được k??
 

Ho Huu Tho

Member
Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên) Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên) Trịnh Đình Đạt - Chu Văn Mẫn - Vũ Trung Tạng. Mình không biết cái này sách viết có đúng không? Nếu bạn nói nó sai thì có thể chứng minh được k??
Bạn cứ đọc kỹ những chỗ tôi trả lời và trích dẫn ở trên chắc không khó để thấy sự vô lý của nó.
 

Ho Huu Tho

Member
Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên) Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên) Trịnh Đình Đạt - Chu Văn Mẫn - Vũ Trung Tạng. Mình không biết cái này sách viết có đúng không? Nếu bạn nói nó sai thì có thể chứng minh được k??
Chắc trong diễn đàn có nhiều người là học trò của thầy Vũ Văn Vụ, ai có email của thầy cho mình xin được không?(y)
 

bumbaheo

Member
xin lỗi, mình ngu si, chậm hiểu nên không thấy nó vô lý chút nào:dapchet:
(Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gen, không làm thay đổi tần số tương đối của các alen <-- bạn chứng minh nó sai chỗ nào xem)
 

Ho Huu Tho

Member
Câu 15:
Vì 2 alen đồng trội và có cùng giá trị thích ứng nên nguyên nhân sự thay đổi không thể là áp lực chọn lọc tự nhiên.
Vì sau 5 thế hệ - một thời gian ngắn nên nguyên nhân đột biến cũng không phù hợp.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen.
Đáp án C là đúng. Quần thể này nhỏ nên càng dễ thay đổi tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên.(sgk Sinh 12 nâng cao, trang 156, dòng 6)
Câu 16:
Lý luận tương tự thì đáp án D là đúng. Ở đây mình nghĩ nên hiểu đề ra theo hướng: Sự thay đổi tần số alen do phối hợp 2 nguyên nhân.
Nói đáp án D đúng (màu đỏ) nghĩa là bạn công nhận giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen. Mà điều này lại mẫu thuẫn với phân tích màu xanh mà bạn nêu ở trên. Chỉ có thể một trong hai điều (màu xanh và màu đỏ) là đúng, chứ nhất định không thể là cả hai đều đúng được bạn ạ (mình nghĩ thế)
 

bumbaheo

Member
mình đã viết là: "Ở đây mình nghĩ nên hiểu đề ra theo hướng: Sự thay đổi tần số alen do phối hợp 2 nguyên nhân." . Bạn đọc chưa vậy??
 

Ho Huu Tho

Member
mình đã viết là: "Ở đây mình nghĩ nên hiểu đề ra theo hướng: Sự thay đổi tần số alen do phối hợp 2 nguyên nhân." . Bạn đọc chưa vậy??
Khó có thể chấp nhận được cách tư duy của bạn, khi bạn cho rằng:
1. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen (Cả Hardy và Weinberg đều khóc:cry:)
2. Trôi dạt gen gây ra biến đổi tần số len

Rồi từ đó, bạn lại kết luận sự thay đổi tần số alen là do sự phối hợp của giao phối không ngẫu nhiên với trôi dạt gen. (Cả hai ông đều cười :mrgreen: và không hiểu tại sao kết luận cuối cùng đúng với cái mình tính toán được cũng lâu lâu rồi:???:)
 

Mr Zek

Member
Cái này thì... thì... hình như là có đúng ko anh? Em làm thử 1 cái VD rùi, ko biết có đúng ko nữa. Hix hix:hum:
 

Mr Zek

Member
Anh ui, dù sao thì em vẫn thấy là "giao phối ko ngẫu nhiên ko làm thay đổi tần số alen, chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen", làm 1 số vd như ở comment #5 thì anh có thể tự cm đc điều này.
 

Ho Huu Tho

Member
Anh ui, dù sao thì em vẫn thấy là "giao phối ko ngẫu nhiên ko làm thay đổi tần số alen, chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen", làm 1 số vd như ở comment #5 thì anh có thể tự cm đc điều này.
Mình đã đọc comment #5, nhưng vẫn chưa thể phân biệt nổi tự phối với giao phối không ngẫu nhiên thì giống và khác nhau thế nào. Mr Zek giải thích giùm nhé.(y)
 

bumbaheo

Member
Thầy mình giảng rằng: bất cứ hình thức giao phối nào (giao phối không ngẫu nhiên, ngẫu phối) đều không làm thay đổi tần số alen. :roll:
Giao phối không ngẫu nhiên gồm có: tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc.
Tự phối, giao phối gần thì đơn giản rồi, nghe tên là hiểu.
Giao phối chọn lọc tưởng rằng cao siêu nhưng cứ hiểu đơn giản theo nghĩa đen của nó là đc, nghĩa là khi giao phối có chọn lọc. Ví dụ trong sgk: Khi cho giao phối giữa ruồi giấm mắt đỏ và ruồi giấm mắt trắng với nhau ng ta thấy ruồi cái mắt đỏ lựa chon ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn ruồi đực mắt trắng.
Hoặc bạn có thể thấy trong xã hội con ng chẳng hạn, ng ta thường kết hôn với ng trong nước, đó cũng là giao phối có chọn lọc. :mrgreen:
 

Ho Huu Tho

Member
Ví dụ trong sgk: Khi cho giao phối giữa ruồi giấm mắt đỏ và ruồi giấm mắt trắng với nhau ng ta thấy ruồi cái mắt đỏ lựa chon ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn ruồi đực mắt trắng.
Trong ví dụ này, qua nhiều thế hệ thì màu mắt đỏ sẽ được giữ lại ở những con ruồi đực, làm cho những con ruồi đực có màu mắt đỏ ngày càng tăng. Đấy không phải là sự thay đổi về tần số alen thì là gì được nhỉ?:???: Một ví dụ hoàn toàn tương tự về giao phối không ngẫu nhiên cũng được trình bày ở đây cũng nói lên giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen.
 

Ho Huu Tho

Member
ruồi đực mắt trằng vẫn được duy trì chứ, có ruồi cái mắt trắng nữa mà bạn. :)
bumbaheo để ý là mình không nói là ruồi đực mắt trắng biến mất, chỉ nói là nó giảm đi nên lý lẽ bạn đưa ra không thích hợp.
 

Ho Huu Tho

Member
Thầy mình giảng rằng: bất cứ hình thức giao phối nào (giao phối không ngẫu nhiên, ngẫu phối) đều không làm thay đổi tần số alen. :roll:
Giao phối không ngẫu nhiên gồm có: tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc.
Tự phối, giao phối gần thì đơn giản rồi, nghe tên là hiểu.
Giao phối gần thì có lẽ mình hiểu phần nào, nhưng tự phối mình chưa hiểu. Bạn có thể giải thích cho mình được không?(y)
 

bumbaheo

Member
mình nghĩ là bạn có sự lẫn lộn, k rạch ròi giữa tần số alen và tỉ lệ kiểu gen.
Ví dụ nha. Gọi A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng, tần số A=x, a=y.
Trong quần thể tại thời điểm to, tỉ lệ kiểu gen như sau: a1 AA : b1 Aa : c1 aa.
Tức là x=a1 + b1:2 y=c1 + b1:2
Sau một thời gian giao phối có chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen như sau: a2 AA : b2 Aa : c2 aa.
Vì ruồi thường giao phối với con có màu mắt giống nó nên thể đồng hợp AA tăng, aa tăng, thể dị hợp Aa giảm. Khi đó a2> a1, c2>c1, b2<b1 nên biểu thức sau vẫn thỏa mãn x=a2 + b2:2 y=c2 + b2:2
Còn bạn nói ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn chỉ là cảm giác, bạn đang nhầm lẫn sang việc thể đồng hợp ruồi mắt đỏ tăng lên.
Trên đây là cách nói nhằm cụ thể hơn để bạn hiểu. Còn bạn đọc xong rồi mà vẫn không hiểu thì mình chịu. Không biết nói j hơn :botay:
 

bumbaheo

Member
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên thường luôn tiến hóa vì:
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.:botay:
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt.:please: Cảm ơn mọi người trước nha (y)
Giải quyết xong câu ấy rồi. vậy bạn nào biết thì giải dùm mình câu này nha.
Chỗ in đậm đó, theo ý kiến bạn Thọ nên mình sửa rồi.
 

Facebook

Top