What's new

Tổ chức thi viết luận

#1
Không biết có bạn nào hay vào access science của McGraw Hill không nhỉ?
Trong đấy tôi thấy rất nhiều bài tiểu luận (ở VN gọi là làm seminar) về khoa học, trong đó có Sinh học. Mức độ viết có dễ, vừa và khó. Theo tôi khi viết các bài luận ta phải động não rất nhiều và lúc đó kiến thức mới thực sự là của mình (do bạn phải diễn giải vấn đề phức tạp bằng những từ ngữ đơn giản). Hơn nữa trong quá trình viết bài bạn sẽ tự khám phá ra những điều thú vị.
Ngoài ra các kỹ năng khi viết như tìm kiếm tài liệu, tổ chức ý tứ, diễn giải câu kéo...v.v đều tập những kỹ năng rất quan trọng khi bạn bước vào đời.
Vậy ta có nên làm một cái tương tự như vậy?
Hình thức như sau:

Sẽ tổ chức thi tuyển cho 3 nhóm:
+ Dễ: lớp 9-12, dành cho các chủ đề chung mà các bạn đã và sẽ học như quang hợp, hô hấp, enzyme, protein, tế bào gốc...v.v
+ Vừa: ĐH năm 1,2: sẽ viết về các vấn đề đã và sẽ được học như Tin Sinh học, Tế bào gốc, Kháng thể đơn dòng, Genomics, Proteomics...v.v
+ Khó: Cũng là những chủ đề chung trên nhưng sẽ dành cho sinh viên "siêu" hoặc người đã tốt nghiệp, viết về các chủ đề thời thượng thuộc các lĩnh vực như apoptosis, adult stem cell, induced pluripoten adult stem cell, computational system biology...v.v. Những bài viết này sẽ đi vào "kỹ thuật" nhiều hơn. Nhưng để đảm bảo tính "đại chúng" cũng cần phải viết theo văn phong "bình dân".
Tóm lại bài được giải sẽ là bài viết vừa dễ hiểu nhưng lại bao quát được các vấn đề và có những phát hiện thú vị. Tất cả bài viết nộp lên sẽ được giữ bí mật về tên tuổi (kể cả khi trao giải) để bạn có thể tự do "múa bút".
Giải thưởng sẽ là tiền từ quỹ của shvn? (hiện tại chưa tuyên bố, nhưng nếu tổ chức 6 tháng một lần thì tổng giải có thể lên tới 3 tr)
Các admins nghĩ thế nào?
Các thành viên nghĩ thế nào?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Không biết có bạn nào hay vào access science của McGraw Hill không nhỉ?
Trong đấy tôi thấy rất nhiều bài tiểu luận (ở VN gọi là làm seminar) về khoa học, trong đó có Sinh học. Mức độ viết có dễ, vừa và khó. Theo tôi khi viết các bài luận ta phải động não rất nhiều và lúc đó kiến thức mới thực sự là của mình (do bạn phải diễn giải vấn đề phức tạp bằng những từ ngữ đơn giản). Hơn nữa trong quá trình viết bài bạn sẽ tự khám phá ra những điều thú vị.
Ngoài ra các kỹ năng khi viết như tìm kiếm tài liệu, tổ chức ý tứ, diễn giải câu kéo...v.v đều tập những kỹ năng rất quan trọng khi bạn bước vào đời.
Vậy ta có nên làm một cái tương tự như vậy?
Hình thức như sau:

Sẽ tổ chức thi tuyển cho 3 nhóm:
+ Dễ: lớp 9-12, dành cho các chủ đề chung mà các bạn đã và sẽ học như quang hợp, hô hấp, enzyme, protein, tế bào gốc...v.v
+ Vừa: ĐH năm 1,2: sẽ viết về các vấn đề đã và sẽ được học như Tin Sinh học, Tế bào gốc, Kháng thể đơn dòng, Genomics, Proteomics...v.v
+ Khó: Cũng là những chủ đề chung trên nhưng sẽ dành cho sinh viên "siêu" hoặc người đã tốt nghiệp, viết về các chủ đề thời thượng thuộc các lĩnh vực như apoptosis, adult stem cell, induced pluripoten adult stem cell, computational system biology...v.v. Những bài viết này sẽ đi vào "kỹ thuật" nhiều hơn. Nhưng để đảm bảo tính "đại chúng" cũng cần phải viết theo văn phong "bình dân".
Tóm lại bài được giải sẽ là bài viết vừa dễ hiểu nhưng lại bao quát được các vấn đề và có những phát hiện thú vị. Tất cả bài viết nộp lên sẽ được giữ bí mật về tên tuổi (kể cả khi trao giải) để bạn có thể tự do "múa bút".
Giải thưởng sẽ là tiền từ quỹ của shvn? (hiện tại chưa tuyên bố, nhưng nếu tổ chức 6 tháng một lần thì tổng giải có thể lên tới 3 tr)
Các admins nghĩ thế nào?
Các thành viên nghĩ thế nào?
Ý kiến rất hay. Mong bác Lương viết một bài mẫu trước, ở bất kỳ cấp độ nào. Hoặc copy một vài bài mẫu trong McGrawHill ra cho mọi người tham khảo.

Tiếp đến cần cơ cấu ban giám khảo, điều kiện tham gia, chủ đề.....

Nên làm theo kiểu training dần dần. Mỗi người tham gia tự chọn một đề tài theo khả năng của mình. Sau đó có thể đưa ra dàn ý trước. Ban giám khảo có thể cùng phê bình, trợ giúp về tài liệu, kiến thức.... Cuối cùng thí sinh viết thành bài hoàn chỉnh. Tất nhiên với cấp độ cao thủ (khó) thì có thể không theo hình thức này.

Hình thức kiểu như Sao Mai điểm hẹn đó mà. Cũng nên kiếm một cái tên kêu kêu như vậy hihi.
 
Hưng có thể tham khảo một hình thức như vậy ở đây:
http://symposium.predocs.org/symp2005/competitions.php
Có thể nói đây sẽ là một bước tập dợt để các nhà khoa học tương lai có thể phát biểu trước công chúng (lên chương trình Người đương thời chẳng hạn). Điều này rất có ý nghĩa trong việc lobby cho research grant.

Tham khảo thêm một số bài essay của học sinh cấp 3:
http://www.rsnz.org/education/genethics/2006/
http://www.rssa.uct.ac.za/esscomps/2004/prizewinners.htm

Các bài trên accessscience thuộc dạng html nên chưa thể download cho các bạn tham khảo được.
Nên nhớ đây là essay cho người đọc phổ thông chứ không phải cho thầy giáo đọc. Vậy nên đừng có tham viết nhiều, khoa trương từ ngữ kiến thức mà hãy tập trung tổng hợp, phân tích và giải thích vấn đề bằng ngôn ngữ thông thường. Tìm sự liên hệ giữa khoa học và cuộc sống đời thường...v.v.

Theo tôi sẽ không có ban giám khảo mà toàn bộ thành viên của shvn đều có quyền làm ban giám khảo. Như vậy sẽ không có chuyện ai ngồi trên đầu ai cả. Hơn nữa làm như vậy các bác PhD students phải càng gắng sức để có thể chuyển tải vấn đề mình đang nghiên cứu/quan tâm sang một ngôn ngữ dễ hiểu (biết đâu trong quá trình làm như vậy ta chẳng khám phá được điều gì mới cho bản thân).
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Bác Lương nổ pháo demo đi. Anh em ủng hộ nhiệt tình. Khoa học thường thức cũng rất cần thiết mà.
 
Chỉ sợ biopolitics mọi người đọc xong chả thấy được gì mà tác giả thì dễ 'dính chưởng' như chơi thôi.

Đầu đề của essay về biopolitcs: Bộ XXX trả lại 125 tỉ đồng cho nhà nước vì không muốn cung cấp kinh phí cho các đề tài vô bổ. Hãy viết một bài thuyết trình nêu rõ quan điểm về vấn đề này? :)

Quay trở lại câu chuyện: sở dĩ tôi đưa nó vào mục linh tinh vì tôi nghĩ nó cũng hơi 'tào lao'. Học sinh VN đi thi viết bài văn còn chưa nổi nói gì viết luận. Trong số những người làm về Sinh lại càng khó kiếm người có khả năng viết luận.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại: người ta có câu 'ngôn ngữ là tri thức và tri thức là ngôn ngữ'. Bạn cho rằng bạn hiểu rõ một vấn đề, mường tượng được nó trong óc, nhưng không thể tìm từ ngữ để diễn giải cho người khác hiểu...vậy thì phải 'hiểu cái hiểu của bạn là gì đây?'. Cho nên trong một trong các website nêu trên có câu 'scientists hide behind jargons' ý nói các ông khoa học tự 'tinh tướng' với nhau chứ bản chất cái các ông ấy làm là gì chưa chắc các ông ấy đã hiểu.

Thực ra tôi bị ám ảnh hồi xưa sao mà tủi thân mỗi lần đọc bài luận tiếng Anh của mình (so với các bài của bọn Tây). Tuy được giáo dục theo lối viết: một là, hai là, cuối cùng là (firstly, secondly, finally) nhưng tôi nghĩ phải tới 30-40% tụi Tây là viết rất tốt. Ý tưởng rành mạnh và câu kéo thì khỏi chê. Trong khi đó mỗi lần đi dịch các bài viết của các vị chức sắc, nhà khoa học VN (từ Việt sang Anh) sao mà thấy khổ thế không biết. Các vị viết theo văn phong sáo mòn câu trước chả khớp gì với câu sau, cả hai ba câu chỉ nói lên được một ý...v.v. Chưa nói đến vấn đề cross-culture cũng có thể chỉ ra yếu kém của các vị này rồi.

Hồi mới học tiếng Anh thú thực tôi lúng túng với cái gọi là paraphrase. Sau này mới biết đây là hệ quả của việc giáo dục kiểu Khổng Tử: thầy nói gì trò lặp lại nguyên xi. Đọc mấy bài khóa luận có nhiều đoạn chỉ cần tinh ý biết ngay là lấy nguyên câu kéo của tác giả gốc. Nhiều bài còn tệ đến mức copy nguyên cả một paragraph vào bài. Nhất là các bài dịch từ tiếng Anh.

Ái chà, nói một thôi một hồi tự dưng trật lấc hết. Đoạn trước chẳng ăn nhập gì đoạn sau.

Đề mô tí 'tào lao' thế đủ chưa nhỉ :D
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Chỉ sợ biopolitics mọi người đọc xong chả thấy được gì mà tác giả thì dễ 'dính chưởng' như chơi thôi.

Đầu đề của essay về biopolitcs: Bộ XXX trả lại 125 tỉ đồng cho nhà nước vì không muốn cung cấp kinh phí cho các đề tài vô bổ. Hãy viết một bài thuyết trình nêu rõ quan điểm về vấn đề này? :)

Quay trở lại câu chuyện: sở dĩ tôi đưa nó vào mục linh tinh vì tôi nghĩ nó cũng hơi 'tào lao'. Học sinh VN đi thi viết bài văn còn chưa nổi nói gì viết luận. Trong số những người làm về Sinh lại càng khó kiếm người có khả năng viết luận.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại: người ta có câu 'ngôn ngữ là tri thức và tri thức là ngôn ngữ'. Bạn cho rằng bạn hiểu rõ một vấn đề, mường tượng được nó trong óc, nhưng không thể tìm từ ngữ để diễn giải cho người khác hiểu...vậy thì phải 'hiểu cái hiểu của bạn là gì đây?'. Cho nên trong một trong các website nêu trên có câu 'scientists hide behind jargons' ý nói các ông khoa học tự 'tinh tướng' với nhau chứ bản chất cái các ông ấy làm là gì chưa chắc các ông ấy đã hiểu.

Thực ra tôi bị ám ảnh hồi xưa sao mà tủi thân mỗi lần đọc bài luận tiếng Anh của mình (so với các bài của bọn Tây). Tuy được giáo dục theo lối viết: một là, hai là, cuối cùng là (firstly, secondly, finally) nhưng tôi nghĩ phải tới 30-40% tụi Tây là viết rất tốt. Ý tưởng rành mạnh và câu kéo thì khỏi chê. Trong khi đó mỗi lần đi dịch các bài viết của các vị chức sắc, nhà khoa học VN (từ Việt sang Anh) sao mà thấy khổ thế không biết. Các vị viết theo văn phong sáo mòn câu trước chả khớp gì với câu sau, cả hai ba câu chỉ nói lên được một ý...v.v. Chưa nói đến vấn đề cross-culture cũng có thể chỉ ra yếu kém của các vị này rồi.

Hồi mới học tiếng Anh thú thực tôi lúng túng với cái gọi là paraphrase. Sau này mới biết đây là hệ quả của việc giáo dục kiểu Khổng Tử: thầy nói gì trò lặp lại nguyên xi. Đọc mấy bài khóa luận có nhiều đoạn chỉ cần tinh ý biết ngay là lấy nguyên câu kéo của tác giả gốc. Nhiều bài còn tệ đến mức copy nguyên cả một paragraph vào bài. Nhất là các bài dịch từ tiếng Anh.

Ái chà, nói một thôi một hồi tự dưng trật lấc hết. Đoạn trước chẳng ăn nhập gì đoạn sau.

Đề mô tí 'tào lao' thế đủ chưa nhỉ :D
Bác nên công bố giải thưởng trước hí hí.

Với các đề tài nhạy cảm có lẽ bác nên đưa ra quy chế theo kiểu gửi mật thư. Sau đó bác mã hóa tên tác giả rồi post lên với tên đã mã hóa. Tất nhiên nếu không ái thích kiểu mật thư thì càng tốt đỡ mệt.
 
Giải nhất 1 tr đồng do đc Nguyễn Ngọc Lương bỏ tiền túi ra. Tuy nhiên để tránh gian lận (ví dụ cả giải chỉ có 1 bài tham gia) cần đưa ra thêm một số quy định. Ví dụ có thể 0 trao giải cho ai cả và tiền sẽ được dồn vào cho đợt thi sau, cứ như vậy cho đến khi có người được giải.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Giải nhất 1 tr đồng do đc Nguyễn Ngọc Lương bỏ tiền túi ra. Tuy nhiên để tránh gian lận (ví dụ cả giải chỉ có 1 bài tham gia) cần đưa ra thêm một số quy định. Ví dụ có thể 0 trao giải cho ai cả và tiền sẽ được dồn vào cho đợt thi sau, cứ như vậy cho đến khi có người được giải.
Giải to quá. Bà con tham gia nhanh.

Trong trường hợp này đặt tên cuộc thi là "XYZ" (bác Lương tự nghĩ nhá) và giải thưởng đặt tên là "Giải thưởng Nguyễn Ngọc Lương" :D

P/S: Bác Lương mở thêm mấy topic nữa đi cho bà con có dịp kiếm tiền hì hì.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Giải nhất 1 tr đồng do đc Nguyễn Ngọc Lương bỏ tiền túi ra. Tuy nhiên để tránh gian lận (ví dụ cả giải chỉ có 1 bài tham gia) cần đưa ra thêm một số quy định. Ví dụ có thể 0 trao giải cho ai cả và tiền sẽ được dồn vào cho đợt thi sau, cứ như vậy cho đến khi có người được giải.
+ 1 triệu đồng tài trợ từ Thư viện Khoa học VLOS nếu bài được giải dưới 100 từ không kể tiêu đề.

Anh em làm tới đi.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Chỉ sợ biopolitics mọi người đọc xong chả thấy được gì mà tác giả thì dễ 'dính chưởng' như chơi thôi.

Đầu đề của essay về biopolitcs: Bộ XXX trả lại 125 tỉ đồng cho nhà nước vì không muốn cung cấp kinh phí cho các đề tài vô bổ. Hãy viết một bài thuyết trình nêu rõ quan điểm về vấn đề này? :)

Quay trở lại câu chuyện: sở dĩ tôi đưa nó vào mục linh tinh vì tôi nghĩ nó cũng hơi 'tào lao'. Học sinh VN đi thi viết bài văn còn chưa nổi nói gì viết luận. Trong số những người làm về Sinh lại càng khó kiếm người có khả năng viết luận.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại: người ta có câu 'ngôn ngữ là tri thức và tri thức là ngôn ngữ'. Bạn cho rằng bạn hiểu rõ một vấn đề, mường tượng được nó trong óc, nhưng không thể tìm từ ngữ để diễn giải cho người khác hiểu...vậy thì phải 'hiểu cái hiểu của bạn là gì đây?'. Cho nên trong một trong các website nêu trên có câu 'scientists hide behind jargons' ý nói các ông khoa học tự 'tinh tướng' với nhau chứ bản chất cái các ông ấy làm là gì chưa chắc các ông ấy đã hiểu.

Thực ra tôi bị ám ảnh hồi xưa sao mà tủi thân mỗi lần đọc bài luận tiếng Anh của mình (so với các bài của bọn Tây). Tuy được giáo dục theo lối viết: một là, hai là, cuối cùng là (firstly, secondly, finally) nhưng tôi nghĩ phải tới 30-40% tụi Tây là viết rất tốt. Ý tưởng rành mạnh và câu kéo thì khỏi chê. Trong khi đó mỗi lần đi dịch các bài viết của các vị chức sắc, nhà khoa học VN (từ Việt sang Anh) sao mà thấy khổ thế không biết. Các vị viết theo văn phong sáo mòn câu trước chả khớp gì với câu sau, cả hai ba câu chỉ nói lên được một ý...v.v. Chưa nói đến vấn đề cross-culture cũng có thể chỉ ra yếu kém của các vị này rồi.

Hồi mới học tiếng Anh thú thực tôi lúng túng với cái gọi là paraphrase. Sau này mới biết đây là hệ quả của việc giáo dục kiểu Khổng Tử: thầy nói gì trò lặp lại nguyên xi. Đọc mấy bài khóa luận có nhiều đoạn chỉ cần tinh ý biết ngay là lấy nguyên câu kéo của tác giả gốc. Nhiều bài còn tệ đến mức copy nguyên cả một paragraph vào bài. Nhất là các bài dịch từ tiếng Anh.

Ái chà, nói một thôi một hồi tự dưng trật lấc hết. Đoạn trước chẳng ăn nhập gì đoạn sau.

Đề mô tí 'tào lao' thế đủ chưa nhỉ :D
Đây chắc ko phải là bài để dự thi của bác Lương đúng k?
 
Chợt nghĩ ra đề tài thế này:

50 năm trước chúng ta thừa ý tưởng nhưng thiếu công cụ để hiện thực hóa các ý tưởng. Còn giờ đây chúng ta dường như có trong tay vô số công cụ, nhưng lại thiếu ý tưởng khai thác chúng. Bằng việc vận dụng tri thức về lĩnh vực nghiên cứu của mình bạn hãy bày tỏ quan điểm của mình với nhận định trên?

Hôm rồi đọc bài về system biology thấy lĩnh vực này đúng ra ra đời đúng lúc, nhưng có nên cơm cháo gì không hãy còn phải đợi. Dần dà Sinh học sẽ không còn là chuyện riêng của các nhà Sinh học mà sẽ còn là lĩnh vực nghiên cứu của các nhà Toán học, lập trình viên, Vật lý, kỹ sư...v.v. Thế kỷ 21 trở đi sẽ là thế kỷ con người quay về khám phá cái gần gũi nhất nhưng cũng khó hiểu nhất, đó chính là bản thân chúng ta. Xu hướng biomed đang rất phát triển trên thế giới. Chỉ có VN là đi theo hướng 'riêng', chưa hòa nhập vào dòng chảy này.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Thế kỷ 21 trở đi sẽ là thế kỷ con người quay về khám phá cái gần gũi nhất nhưng cũng khó hiểu nhất, đó chính là bản thân chúng ta. Xu hướng biomed đang rất phát triển trên thế giới. Chỉ có VN là đi theo hướng 'riêng', chưa hòa nhập vào dòng chảy này.
Lấy cái này làm đề thi có vẻ hay hơn à. Nhớ là giải nhất giờ đã là 2tr rồi đấy bà con ơi. Gợi ý là phát biểu trên có phần đúng cũng có phần sai lè đấy :D.
 

Dương Văn Cường

Administrator
Em gợi ý 1 đề bài được không ạ?

Bộ Khoa học & Công nghệ đặt ra một số tiêu chí, thành lập một số loại ban bệ để nghiệm thu đề tài NCKH. Kết quả thế nào, chất lượng ra sao có lẽ không cần bàn thêm.

Một giải pháp rất giản dị đó là đánh giá bằng công trình công bố trên tạp chí quốc tế (có thể mở rộng phạm vi áp dụng với luận án tiến sĩ) thì các nhà quản lý lại không biết / cố tình không biết và không vận dụng.

Mời viết 1 bài luận về vấn đề này! Bài luận có thể chỉ tập trung trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học, tại những phòng thí nghiệm trọng điểm đã được đầu tư thiết bị đủ để làm việc.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Em gợi ý 1 đề bài được không ạ?

Bộ Khoa học & Công nghệ đặt ra một số tiêu chí, thành lập một số loại ban bệ để nghiệm thu đề tài NCKH. Kết quả thế nào, chất lượng ra sao có lẽ không cần bàn thêm.

Một giải pháp rất giản dị đó là đánh giá bằng công trình công bố trên tạp chí quốc tế (có thể mở rộng phạm vi áp dụng với luận án tiến sĩ) thì các nhà quản lý lại không biết / cố tình không biết và không vận dụng.

Mời viết 1 bài luận về vấn đề này! Bài luận có thể chỉ tập trung trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học, tại những phòng thí nghiệm trọng điểm đã được đầu tư thiết bị đủ để làm việc.
Ơ hay, chú thích thì chú viết luận mà nộp. Đề bài tự chọn chứ có phải là ra đề đâu mà chú ra các đề bài khoai dã man thế.

Đề nghị bác Lương xây dựng cái quy định cho nó cụ tỷ để anh em còn làm tí thu nhập thêm nào.
 
Chợt nghĩ ra đề tài thế này:

50 năm trước chúng ta thừa ý tưởng nhưng thiếu công cụ để hiện thực hóa các ý tưởng. Còn giờ đây chúng ta dường như có trong tay vô số công cụ, nhưng lại thiếu ý tưởng khai thác chúng. Bằng việc vận dụng tri thức về lĩnh vực nghiên cứu của mình bạn hãy bày tỏ quan điểm của mình với nhận định trên?


Đây là đề thi chính thức ?
 
Úi giời! Biết ngay mà.
Thật ra ý định từ đầu của tôi là viết các bài essay kiểu access science kìa. Tức viết một bài tổng hợp về các lĩnh vực, lĩnh vực nhỏ như enzyme, quang hợp, hô hấp, DNA sequence, phylogenesis...v.v
Nhưng lắm thầy nhiều ma nên nó ra thế đấy.
Chẳng lẽ các chuyên gia trên diễn đàn không viết được một bài sao? Mời Hiếu viết về các loại markers trong đa dạng di truyền chẳng hạn.
Giải thưởng 1 tr cho các em sinh viên cải thiện thôi chứ như Hưng với Hiếu mà còn muốn 1 triệu này e dễ bị mất mặt với các em sinh viên quá.
 
Luật lệ:
Cuộc thi được tài trợ bởi Nguyễn Ngọc Lương, trưởng ban chấm giải kiếm trưởng ban tổ chức.
Bài luận chiến thắng được nhận 1.000.000 VND
Bài luận có nguồn gốc sáng tạo, chưa được xuất bản.
Một người được nộp một bài luận.
Bài luận tối đa 5 trang Microsoft Word or Micorsoft Powerpoint.
Bài luận nhất thiết phải thuộc các chủ đề sinh học, y sinh học, sinh lý học, di truyền học, công nghệ sinh học, tin sinh học, sinh thái, tiến hóa,...
Cuộc thi mở dành cho tất cả những ai tuổi từ 14-30 (?)
Cuộc thi bắt đầu vào ngày hôm nay (8-10-2007), ngày hội đồng xét giải nobel trao giải sinh lý học hay y học.
SHVN không chịu trách nhiệm cho việc bài luận bị mất, bị ăn cắp, chưa hoàn tất.
Không mua chuộc ban tổ chức, ban chấm giải.
Nếu vì lí do nào đó, cuộc thi không diễn ra đúng tiến độ, nhà tài trợ có thể hủy bỏ hoặc chấm dứt cuộc thi
Chú thích rõ nguồn gốc tài liệu
Bài luận viết bằng tiếng Việt.
 

Similar threads

Facebook

Top