What's new

Tổng hợp tRNA

tARN cũng được tổng hợp như mARN, tức là có gen mã hóa tổng hợp ra nó.
Định nghĩa gen : Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại Protein, tARN hay rARN.
 
Gen tổng hợp nên các phân tử mARN sau đó tùy điều kiện sinh lí trong cấu trúc tế bào mà mARN biến đổi cấu trúc tạo ?các phân tử ARN khác
 
Theo mình thì không phải vậy. tARN có nhiều khác biệt so với mARN như chiều dài ngắn hơn nhiều, tuổi thọ dài hơn. mARN có tuổi thọ rất ngắn nên nó không thể tồn tại lâu để mà chờ "điều kiện sinh lý thích hợp" rồi biến đổi được. ?Điều đó cho thấy tARN có gen chuyên biệt mã hóa.
 
Theo mình , tARN cũng được phiên mã ?trong nhân như mARN , nhưng có khác biệt là : Ở SV Prokaryote , tất cả các gene đều được phiên mã bởi một loại RNA polymerase duy nhất ; trong khi ở SV Eukaryote , có 3 loại RNA polymerase chịu trách nhiệm phiên mã các loại gene khác nhau :
- Loại I cho các RNA của ribosome .
- Loại II phiên mã các mRNA.
- Loại III dành cho các RNA kích thước nhỏ như tRNA và RNA 5S.
 
Theo Nam biết trong phân tử ARN có nhiều gene cấu trúc có thể tổng hợp được nhiều loại ARN vậy các gene cấu trúc đó có tổng hợp được tARN không ?
 
"Định nghĩa gen : Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại Protein, tARN hay rARN. "
=> Hình như có nhiều gen không mang thông tin di truyền mã hóa cho Protein, tARN hay rARN đâu: đn này không hợp lý lắm

"Gen tổng hợp nên các phân tử mARN sau đó tùy điều kiện sinh lí trong cấu trúc tế bào mà mARN biến đổi cấu trúc tạo ?các phân tử ARN khác "
=>mỗi phân tử có cấu trúc ,chức năng chuyên biệt.
<Tùy điều kiện sinh lý>=> Nếu tb tổng hợp mRNA chẳng lẻ không cần đến tRNA và ngược lại???
<ak, mình chỉ đang nói về quá trình sinh tổng hợp protein theo chương trình phổ thông thui còn RNAvirut/retrovirut tái bản vật chất di truyền của nó như thê nào thì bàn sau>
=> Cũng có khi (Idea***) hì.. biết đâu mRNA còn được tổng hợp để làm gì khác không cần đến tRNA ?mà người ta chưa biết đến thì sao ?nhỉ!

"Theo mình thì không phải vậy. tARN có nhiều khác biệt so với mARN như chiều dài ngắn hơn nhiều, tuổi thọ dài hơn. mARN có tuổi thọ rất ngắn nên nó không thể tồn tại lâu để mà chờ "điều kiện sinh lý thích hợp" rồi biến đổi được "
=> Nếu giải thích như vậy thì không ổn. theo mình thời gian tồn tại của những phân tử này còn phụ thuộc nhiều yếu tố , nhất là cần liên hệ cấu trúc_ chức năng

Các bác về nhà đọc thêm sách xem sao...
 
1.Về cái định nghĩa ở trên thì là định nghĩa cho gen cấu trúc, mình ghi thiếu, xin lỗi mọi người.
2. Enzim tổng hợp tARN là loại III, còn enzim tổng hợp mARN là loại II , Hồng nói đúng. Mình cũng biết điều này nhưng bạn Nguyễn Lan Chi chỉ hỏi: "tARN được tổng hợp từ đâu?", mà không hỏi nó được tạo thành như thế nào, nên mình chỉ cũng chỉ trả lời ở cấp độ đơn giản thôi, định nghĩa mình cũng lấy từ SGK phổ thông.
3.Cái vụ mARN biến đổi thành tARN thì chưa nghe thấy bao giờ. Ai nghĩ là có vụ đó thì thử nêu lý do xem sao.
Bạn Kim bảo tui là tuổi thọ của mARN và tARN phụ thuộc vào cấu trúc và chức năng >> thì đương nhiên nó phụ thuộc vào cấu trúc và chức năng rồi. Thế bạn nghĩ do đâu mà nó có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như thế >> phải có gen chuyên biệt mã hóa nó chứ còn gì nữa. Đây, bạn vào link này mà đọc:
http://en.wikipedia.org/wiki/Transfer_RNA
Chú ý: Dẫn chứng về cấu trúc và chức năng chuyên biệt của ARN
1. tRNA có 3 thùy với 3 chức năng khác nhau, trật tự các Nu được sắp xếp rất chặt chẽ để tạo ra những đoạn liên kết được với nhau theo NTBS, những đoạn không liên kết phình lên tạo thành thùy, vị trí bộ ba đối mã, ...
2. tRNA có các ribonu mà mARN không có (do các ribonu này có bazo nitric lạ, gọi là metyl adezonin)
3. tRNA có đầu 3' luôn tận cùng bằng 3 ribonu CCA có vai trò giúp các enzim đặc hiệu nhận ra, hình như tARN cũng không có mã mở đầu AUG nữa.

P/S: Có lẽ bạn Kim cũng nên đọc thêm sách?
 
Biiết đâu mRNA còn được tổng hợp để làm gì khác không cần đến tRNA  mà người ta chưa biết đến thì sao  nhỉ!  (Nguyễn hoàng bảo kim)

===> Giữ vững tư tưởng ấy em có thể tiến xa hơn đó. Ngày trước, tư tưởng " luyện đá thành vàng" bị cho là điên rồ, là phù phép của các đạo sỹ, phù thủy. Phù thủy phải bị đưa lên giàn hỏa thiêu, tương tự người đưa ra khái niệm nguyên tử bị chính thầy mình mạt sát không chịu nổi đã tự vẫn. Dám lật lại những điều đương nhiên, công khai chống lại lý thuyết đương thời cũng nên biết mình sẽ bị chọi đá vào đầu, bị coi như kẻ hành khất (mà trong lễ bổ nhiệm bang chủ cái bang bị phun nước bọt vào mặt)... Bây giờ, ai dám nói trái đất là ?trung tâm vũ trụ, ai dám nói không thể luyện kim thành vàng...Ngày ấy, cuôn sách "The double helix" (đường xoắn kép) của Jame Watson bị gièm pha hết mực...

Cái vụ mARN biến đổi thành tARN thì chưa nghe thấy bao giờ. Ai nghĩ là có vụ đó thì thử nêu lý do xem sao

===> Long đã không đọc kỹ bài của Kim nhưng cũng vì thế có một ý kiến rất hay.  DNA khác mRNA ở chỗ chúng chứa U thay vì T, tRNA khác mRNA ở chỗ nó chứa U giả thay vì U.  Các nhà bác học có thể SÁNG TẠO nguyên tố mới, nên tôi nghĩ việc nhỏ hơn là BIẾN ĐỔI phân tử này thành phân tử khác (như mRNA--->tRNA chẳng hạn) là khả thi. Thủa lớp 9 và SGK phổ thông hiện nay HS nào dám nói A liên kết được với G, C liên kết được với T. Bị "gõ đầu trẻ" cho điểm kém ngay. Khoa học mãi mãi là khoa học, rồi sự thật ấy cũng dần dần phơi bày trước mắt, "có lẽ sau này mình là nhà nghiên cứu mình sẽ làm sáng tỏ cơ chế" (What mad pursuit). Ngay từ lớp ba  cậu học trò Francis Harry Compton Crick đã tự nhủ. Điều này hẳn là  một khác biệt so với HS cùng thời và cả ngày nay, tương lai nữa.

Tất cả những gì ảnh hưởng tới sự sống đều là sự sắp đặt ở mức phân tử, và nếu không thấu hiểu các phân tử chúng ta chỉ có thể sở hữu những hiểu biết rất sơ sài về bản thân sự sống. (Francis Harry Compton Crick- người đồng khám phá cấu trúc DNA).

Đôi lời dài dòng, tôi đến với sinh học không phải vì tôi thích nó, nói ra hồi nhỏ tôi quá trẻ con, chữ đầu tiên học trong đời là chữ O, môn học bị điểm kém đầu tiên là môn Sinh với điểm 0. Tôi ghét sinh như ăn cơm phải nuốt xương. Cũng từ dạo ấy tôi thích sinh.

Tôi tin rằng không gì là không thể, sự kiên nhẫn làm nên tất cả. "Thiên tài là sự kiên nhẫn của trí tuệ" (Issac Newton).

Tôi mong rằng qua bài viết này, Kim, Long và nhiều người nữa, đặc biệt các HS PT tìm thấy một điều gì đó giúp các bạn khám phá sâu hơn về môn khoa học sự sống. Chúc mọi người đạt nhiều sở nguyện.

Kính bút: người hết lòng khâm phục Francis Harry Compton Crick qua chữ kí  dưới mỗi bài viết. Tôi tin vào niềm tin của "thầy" Crick sự sống đến từ ngoài trái đất.

Trân trọng các ý kiến của các bạn.
 
Quan điểm của mình trong mọi vấn đề luôn đặt sự hợp lý và lôgic lên hàng đầu, chứ ý tưởng điên rồ thì mình không thiếu đâu ?:D , thỉnh thoảng lại nghĩ ra 1 cái, nếu thống kê lại chắc cũng được 1 quyển vở ?:D
Khi bạn Thản nói ra ý kiến mARN biến đổi thành tARN mình cũng có nghĩ đến khả năng: liệu có thể tách 1 phân tử mARN thành nhiều tARN mà vẫn đáp ứng cấu trúc đặc thù của tARN không? ví dụ như ta cắt mARN ở những đoạn có bộ 3 CCA chẳng hạn, rồi cố gắng cắt mARN sao cho cũng có những đoạn các Ribonu bổ sung được với nhau >> theo đó ta cũng có thể tạo ra 1 phân tử tương tự tARN.
 
Câu hỏi quá nhiều, câu trả lời lại rất ít. Câu trả lời có làm thỏa mãn một người nào đó hay không cũng rất khó. Có lẽ một câu hỏi là đủ. Nhiều câu trả lời mới quan trọng. Một câu hỏi đủ ám ảnh cả đời người.

Hi vọng rằng SHVN sẽ có người phát minh ra hiện tượng mới. Mong rằng một cuốn sách trong tương lai được xuất bản với nhan đề (vd) "từ một đơn tiến gần về một kép" (bởi tRNAs không hoàn toàn là kép) hoặc "từ đơn và từ kép" (nếu có người khám phá cái tRNA mới này hoàn toàn là kép).

Quay lại chủ đề chút đi. Chúng ta đi hơi xa rồi đấy.


8)
 


"tRNA có đầu 3' luôn tận cùng bằng 3 ribonu CCA có vai trò giúp các enzim đặc hiệu nhận ra, hình như tARN cũng không có mã mở đầu AUG nữa"<Nguyễn Thế Long>
=> Bác đang đọc mã bộ ba trên tRNA theo chiều từ 5'-3'.
"tRNA có đầu 3' luôn tận cùng bằng 3 ribonu CCA "=> cái này thì không phải bàn ,chỉ có điều mã trên tRNA đọc như thế nào hình như là không được ổn lắm
?Theo quy ước mã di truyền đọc theo chiều 5'-3' trên mRNA. thế còn trên tRNA thì sao?
Phần lớn images tRNA thì CCA theo chiều từ 5'-3'. Nhưng sách Hồ Huỳnh Thùy Dương (sinh học phân tử) thì là theo chiều 3'-5'< số ít cứ coi như là không biết đến(!!!)><mà sách Đỗ Lê Thăng cũng viết thế (tham khảo HHTD => không biết luôn)>
? "For example, one codon for lysine is AAA; the anticodon of a lysine tRNA might be UUU"
mã gốc: 3' TTT 5'
mã sao: 5' AAA 3'
đối mã: ?3' UUU 5'
? không có gì để nói, vậy nếu có ai hỏi mã sao là CUA thì đối mã là ? theo em ?em sẽ trả lời là GAU nếu như cứ:
mã gốc: 3' GAT 5'
mã sao: 5' CUA 3'
đối mã: ?3' GAU 5' => em cũng đọc theo chiều 3'-5' mất rồi
? (chắc không phải là đọc tùm lum chứ???)

? ?Các bác GS,PGS,TS,PTS viết sách chắc cũng phải có cân nhắc và tham khảo nhiều sách mới viết chứ nhỉ? Chứ chẳng lẽ bê y nguyên vào không cần biết đúng hay sai?
? ?Nhắc đến vụ này mới nhớ,cho em viết ké vài dòng, số lượng SSB trên chạc tái bản có số lượng xác định không? sách Lê Đình Lương-Phan Cự Nhân: khoảng hơn 250, sách Phan Cự Nhân (chủ biên):250( không thấy chữ khoảng hơn nữa) Đúng là" tam sao thất bản", chẳng biết đúng hay sai nữa...

 
Tất cả những người viết sách đấy không nhầm lẫn gì cả, bởi lẽ bộ 3 đối mã không phụ thuộc vào chiều. Nếu tARN có bộ 3 đối mã là AUU chẳng hạn, thì bạn thử xoay phân tử tARN đấy 180 độ >> xem nó biến thành bộ 3 gì? Nếu chú ý 1 chút bạn sẽ hiểu ra điều này.
Còn mã trên ARN (dù là loại nào) cũng được đọc theo chiều 5' đến 3'.
Dù sao hình vẽ về quá trình tổng hợp tARN cũng rất đẹp, mình cũng biết thêm nhiều điều qua hình vẽ đó, cảm ơn.
 
:cry: ? :wink: ?anh nói gì vậy? em vẫn chưa hiểu ra gì cả
nếu em có xoay đi đâu thì nó vẫn là nó, vì vốn dĩ nó là nó mà.hì...

"bởi lẽ bộ 3 đối mã không phụ thuộc vào chiều"=> em chưa nghe thấy bao giờ? < chắc hiểu biết còn hạn hẹp.> cho em hỏi anh tham khảo hay tự nghĩ ra vậy?

"Còn mã trên ARN (dù là loại nào) cũng được đọc theo chiều 5' đến 3'. "=> sách HHTD đọc theo chiều 3'-5'=> dậy ?là sai rồi ?:o ?"Tất cả những người viết sách đấy không nhầm lẫn gì cả"
=> anh bị mâu thuẫn rồi... :?:

như thế thì vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Đương nhiên chẳng thể mắt thấy tai nghe được nên cũng chẳng biết ai đúng ai sai.
 
ADN ? ?5' AGTCATCGA 3'
ARN ? ?3' UCAGUAGCU 5'

viết lại

5' UCGAUGACU 3'

Vì sao phải viết lại ? Đọc xuôi theo sơ đồ từ 3'-5' chứ ? Nhớ lại, áp dụng qui luật cuộc sống vào sinh học, trẻ em coi phim hoạt hình có bao giờ nó coi thời sự họp quốc hội đâu. Nó chỉ coi cái mà nó quan tâm, đọc cái mà nó muốn đọc. Suy ra, protein chỉ đọc cái mà nó quan tâm, đọc cái nó muốn đọc. Nó đọc theo cách của nó, từ 5'-3' do đó phải viết lại theo chiều 5'-3' hấp dẫn như phim hoạt hình. Còn cái tRNA và rRNA đối với nó chả khác mấy thời sự họp quôc hội. Những trẻ em vi mô như nó đọc làm gì, người lớn ta đọc cái vĩ mô như tRNA và rRNA cơ. Ta thấy sơ đồ ban đầu ?ARN (nói chung cho cả mRNA, tRNA, rRNA) là 3'-5' thì ta cứ đọc theo 3'-5', sách Sinh học phân tử của Hồ Huỳnh Thùy Dương viết quả không sai. Khéo các bác ạ, người Nhật đọc từ phải qua trái nên đọc theo chiều 5'-3'===> người Nhật con nít. Oái, oái, không dám nói nữa kẻo bị keo dán sắt.

Chúc vui.
 
Mình tự suy luận ra thôi. Phân tử tARN không giống mARN, trong khi ở mARN thì hầu hết các bộ 3 đều được sử dụng và có vai trò mã hóa Aa thì tARN chỉ có bộ 3 đối mã, bộ 3 tận cùng đầu 3', 1 số Ribonu đặc biệt tạo cấu trúc không gian, là liên quan đến chức năng của tARN.
Trong ví dụ mình nêu, nếu bạn nhìn mặt trước, bộ 3 đối mã là AUU, nhưng nếu bạn nhìn từ đằng sau thì nó bộ 3 đấy lại là UUA. Vì vậy, mình cho rằng 2 bộ 3 đối mã đó là tương đương nhau. Nhưng có lẽ mình nghĩ sai rồi, Ribosom có lẽ được thiết kế để chỉ khớp với tARN theo 1 chiều mà thôi, do đó 2 bộ 3 đối mã AUU và UUA là không tương đương.
Bạn thông cảm, mình thuộc dạng chỉ tin những gì mà thấy là điều đó là logic, hợp lý; còn sách vở, thầy cô đều có thể nhầm, không thể tin tưởng tuyệt đối được ?:D .
Nhưng theo mình, phương án 5' >>3' có vẻ nhiều người tán đồng hơn, hơn nữa, thực tế là ARN-polymeraza bám vào đầu 3' và mạch ARN được kéo dài theo chiều 5' đến 3'
 
Trả lời

Mọi người cần lưu ý về sự tạo Hydrogen bond giữa rNu của tARN và rNu trên mARN trong quá trình dịch mã, ?nó phụ thuộc vào chiều của các bazơ nitơ .
 
uhm... Theo em chân lí chỉ có một, nhưng trong quá trình nghiên cứu khoa học đã phát sinh nhiều quan điểm khác nhau.
nếu ?chỉ có 1 nhà sinh học nghiên cứu về sinh học phân tử thì đã không có gì phải bàn cải , nhưng nêu vậy thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm ra được chân lí khoa học . chắc hẳn trước đây đã từng có nhiều người phải cải nhau về cách đọc mã di truyền ( nên người ta mới phải quy ước 5'-3' mRNA). Nên chắc cũng đã phải quy ước cho tRNA cho dễ đọc chứ nhỉ??? ( hay vì không sách nào nói rõ ràng nên mình không biết).
?Hay nhất là đa số các sách đều đọc mã CCA nhưng hình vẽ thì khác nhau=> chiều khác nhau.
Quá trình nghiên cứu ra sẽ phải trải qua : thực nghiệm ( quan sát hay gì đó tương tự) -> đặt chiều cho nó (5'-3' hoặc ngược lại) ->rồi đọc theo chiều đã chọn-> viết sách
giả thuyết của em là vì các bác nhà ta nghiên cứu theo kênh thông tin chữ không có hình nên tự ?đặt ra chiều cho nó như thế và ?viết sách ( có hình theo chiều mình chọn)
5'-3': theo chiều này có lẽ là do
? ? ? 1. cái quy ước 5'-3' trên mRNA
(như bác Long nói"Còn mã trên ARN (dù là loại nào) cũng được đọc theo chiều 5' đến 3'. ")
? ? ? 2.trước đây người ta đọc theo 3'-5' mạch gốc DNA =>nên mới có cái quy ước 5'-3' trên mRNA . tRNA thì cũng sao mã mà ra nên cũng như thế luôn.
3'-5':vì cái đối mã bổ sung với mã sao=> đọc thế này cho thuận.
còn mỗi sách nói mỗi khác chác vì toàn là tài liệu cũ cho nên có sách " hơi sai"
==> thế nên mới cần phải quy ước để khỏi phải cải nhau cho mệt ...
Nếu không sẽ gây ra một đống rắc rối.Giống như câu trắc nghiệm mà em đã hỏi:
" Bộ ba trên tRNA ở đầu 3' gắn vs a amin là
A. ACC
B. CCA
C...
D..."
=> đương nhiên đáp án là B nhưng nếu có người cứ bảo là A thì làm thế nào khi không thống nhất chiều trên tRNA???
 
Đáp án là b. Dòng thông tin đi từ 5'-3' trên ADN cũng vậy, mà RNA cũng vậy. Muốn có chiều phải có căn cừ tính chiều. ?DNA polymerase, RNA polymerase, Ribosome. Chiều đọc ai đọc sao thì đọc, ý nghĩa của chiều đọc ấy mới quan trọng. Như trên đã nói ta đọc 5'-3', vì ta đọc trái qua phải, bọn Nhật sẽ đọc là ?3-'5'. Tuy nhiên, bọn Nhật vẫn đọc là 5'-3'. Giả sử trong hai mạch DNA, em biết mạch nào sẽ chọn làm mạch gốc không ? Nếu là mạch 3'-5' thì sao ? Đùng tự nhốt mình vào những cơ chế quyến rũ mà phức tạp ấy.
 

Facebook

Top