What's new

Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.
Mình không hiểu vì sao nó lại tương tự phép nhân nữa :mrgreen:
Theo ý kiến mình:
xét 11 22' 33 44 55 66' 77 88 nếu như cặp 22' và 66' sau lần phân bào I của GP mà ở trong hai tế bào thì sẽ tạo ra 4 giao tử mang NST đột biến (cái này là tối đa có thể tạo được nhé)
Mình chỉ suy luận thế thôi
Mà nếu như suy luận như bạn thì mình thấy cũng không đúng, vì rõ rang bài này đáp án 1/4 mà suy luận như bạn thì ra sai mất rồi.
p/s: Mời các bro vào giải thích cụ thể ạ :eek:
Oh, mình thì gà sinh nhưng mình nghĩ cũng không có gì rắc rồi ở đây cả.
Có lẽ bạn nhầm lẫn vs đột biến số lượng NST. Đây là đột biến cấu trúc
ta không quan tâm tới việc xảy ra ở lần giảm phân nào cả??
Mỗi lần giảm phân. Cặp NST tương đồng sẽ chia làm 2
như vậy các bộ (1+1) hay (3+3) cho cái nào (1 trong 2) đều không phân biệt
nhưng cặp mang đột biên sẽ khác (2+2')(6+6') =2.6 +2'.2+6'.6+2'.6' ===> Trong 4 giao tử chỉ có duy nhất anh 2.6 là bình thường, các thằng khác đều bị đột biến ==> Bình thường =1/4 và bệnh = 3/4
Hoàn toàn dễ hiểu
 

dentist

Member
Oh, mình thì gà sinh nhưng mình nghĩ cũng không có gì rắc rồi ở đây cả.
Có lẽ bạn nhầm lẫn vs đột biến số lượng NST. Đây là đột biến cấu trúc
ta không quan tâm tới việc xảy ra ở lần giảm phân nào cả??
Mỗi lần giảm phân. Cặp NST tương đồng sẽ chia làm 2
như vậy các bộ (1+1) hay (3+3) cho cái nào (1 trong 2) đều không phân biệt
nhưng cặp mang đột biên sẽ khác (2+2')(6+6') =2.6 +2'.2+6'.6+2'.6' ===> Trong 4 giao tử chỉ có duy nhất anh 2.6 là bình thường, các thằng khác đều bị đột biến ==> Bình thường =1/4 và bệnh = 3/4
Hoàn toàn dễ hiểu
mình nghĩ giống bạn
 
Last edited:

pdn

Pham Duy Nghia
Mình thì k thấy cái đề đâu cả, đọc qua loa chắc là có 2 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp có 1 NST bị đột biến, khi GP thì tỉ lệ giao tử đột biến = ? đúng k nhỉ
Vì các NST PLĐL, xét riêng từng cặp NST khi GP sẽ cho 1/2 giao tử bình thường và 1/2 giao tử đột biến.
Khi xét nhiều cặp NST thì giao tử bình thường là giao tử k mang bất kì NST đb nào, còn giao tử đột biến chỉ cần mang ít nhất 1 NST đb -> tỉ lệ giao tử hoàn toàn bình thường là (1/2) mũ n [n là số cặp NST đang xét] và tỉ lệ giao tử đb là 1 - Ans
 

kt1996

Member
Mình thì k thấy cái đề đâu cả, đọc qua loa chắc là có 2 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp có 1 NST bị đột biến, khi GP thì tỉ lệ giao tử đột biến = ? đúng k nhỉ
Vì các NST PLĐL, xét riêng từng cặp NST khi GP sẽ cho 1/2 giao tử bình thường và 1/2 giao tử đột biến.
Khi xét nhiều cặp NST thì giao tử bình thường là giao tử k mang bất kì NST đb nào, còn giao tử đột biến chỉ cần mang ít nhất 1 NST đb -> tỉ lệ giao tử hoàn toàn bình thường là (1/2) mũ n [n là số cặp NST đang xét] và tỉ lệ giao tử đb là 1 - Ans
Vậy là đáp của hocmai câu đó là 1/4 vậy là sai rồi hả? :twisted:
 

pdn

Pham Duy Nghia
Vậy là đáp của hocmai câu đó là 1/4 vậy là sai rồi hả? :twisted:
Có lẽ là thế đấy, ví dụ coi 2 cặp NST số 2 và số 6 đó ứng với kiểu gen AaBb trong đó a và b là 2 NST đột biến ở 2 cặp tương ứng.
Trong số 4 loại giao tử tạo ra chỉ có AB là giao tử bình thường, còn Ab, aB, ab đều được coi là giao tử mang NST đột biến, chiếm tỉ lệ 3/4.
 

thanhbuu

Member
Câu 23: Gen ban đầu có trình tự nucleotit:
1 3 6 9 12 15 18
5’ A T G G X A T A A G G A G G A A A T … 3’
3’ T A X X G T A T T X X T X X T T T A … 5’
Gen bị đột biến do tác nhân 5-BU tác động. Trường hợp xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. Cặp số 9 B. Cặp số 15 C. Cặp số 6 D. Cặp số 12

Câu 50: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là:
A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử.
 
Last edited:

gacon94

Member
Câu 23: Gen ban đầu có trình tự nucleotit:
1 3 6 9 12 15 18
5’ A T G G X A T A A G G A G G A A A T … 3’
3’ T A X X G T A T T X X T X X T T T A … 5’
Gen bị đột biến do tác nhân 5-BU tác động. Trường hợp xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. Cặp số 9 B. Cặp số 15 C. Cặp số 6 D. Cặp số 12

Câu 50: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là:
A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử.
Câu 23: C Câu 50:(14,892*10000*8*2*2)/(3.4*146)=9600phân tử!
 

thanhbuu

Member
Câu 23: C Câu 50:(14,892*10000*8*2*2)/(3.4*146)=9600phân tử!
Đáp án đúng rồi! Cho em hỏi chỗ: (14,892*10000*8*2)/(3,4*146) thì em hiểu rồi (nghĩa là tính số CẶP NU mạch gốc rồi chia 146 CẶP NU của 8 phân tử protein histon) nhưng còn nhân 2 trên tử nữa là gì vậy?
 
Last edited:

pdn

Pham Duy Nghia
Câu 23: Gen ban đầu có trình tự nucleotit:
1 3 6 9 12 15 18
5’ ATG|GXA|TAA|GGA|GGA|AAT … 3’
3’ TAX|XGT|ATT|XXT|XXT|TTA … 5’
Gen bị đột biến do tác nhân 5-BU tác động. Trường hợp xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. Cặp số 9 B. Cặp số 15 C. Cặp số 6 D. Cặp số 12
Câu này có vấn đề, chọn đáp án rồi giải thích nữa!

Đáp án đúng rồi! Cho em hỏi chỗ: (14,892*10000*8*2)/(3,4*146) thì em hiểu rồi (nghĩa là tính số CẶP NU mạch gốc rồi chia 146 CẶP NU của 8 phân tử protein histon) nhưng còn nhân 2 trên tử nữa là gì vậy?
Kì giữa cặp NST tương đồng nhân đôi, nên số histon x2 x2
 
Last edited:

thanhbuu

Member
À quên, hồi nãy mình hỏi nhầm, mình quên ghi đã biết ở kì giữa nst nhân đôi, đọc kĩ lại mới thấy nó cho đơn, hỏi cặp. Cám ơn mọi người!
 

minhmlml

New member
Câu 24: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện
miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5% B. 49,5 %. C.98,02%. D. 1,98 %.
__________
giải chi tiêt cho em nhe!!!
 

dinhhai1308

Member
Câu 24: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện
miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5% B. 49,5 %. C.98,02%. D. 1,98 %.
__________
giải chi tiêt cho em nhe!!!
tính tần số a=0.01;==> A=0.99
Dị hợp sẽ là 0.99*0.01*2=kết quả
 

minhmlml

New member
CÂU 46 Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3 locut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18. B. 27.
C. 36. D. 30.
 

minhmlml

New member
CÂU 47 Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị
hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về
các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 16.
C. 192. D. 24.
(y)
 

gacon94

Member
CÂU 46 Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3 locut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18. B. 27.
C. 36. D. 30.
CÂU 47 Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị
hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về
các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 16.
C. 192. D. 24.
Câu 46: ta có 6+6+6C2=27(cái này có CT)
Câu 47: 3cặp thường và 1 cặp giới tính! nên là 4*4*4*3(con đực)=192
 

minhmlml

New member
Câu 46: ta có 6+6+6C2=27(cái này có CT)
Câu 47: 3cặp thường và 1 cặp giới tính! nên là 4*4*4*3(con đực)=192
Anh/Chị có thể giải chi tiết hơn và nêu bản chất sinh học của nó được không????
(y)
 

pdn

Pham Duy Nghia
Anh/Chị có thể giải chi tiết hơn và nêu bản chất sinh học của nó được không????
(y)
Bản chất của bài xác định số kiểu gen ( số loại giao tử) chính là tìm số loại NST chứa những gen đang xét, tham khảo thêm ở topic này Xác định số KG??????
câu 46, locus 1 có 3 alen, locus 2 có 2 alen đều nằm trên X -> có 3x2= 6 loại NST X, và chỉ có 1 loại NST Y
số kiểu gen XX đồng hợp, dị hợp, XY lần lượt là 6 ; 6C2 ; 6 x 1
câu 47, mỗi cặp NST thường chứa 2 cặp gen dị hợp ( 2 locus, mỗi locus có 2 alen cùng nằm trên NST thường) -> có 2 x2 = 4 loại NST thường ứng với 4 loại giao tử.
trên NST X có 1 locus với 2 alen -> có 2 loại NST X, và chỉ có 1 loại NST Y ứng với 2+1=3 loại giao tử
Có 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính, số loại giao tử là 4x4x4x3

@thanhbuu: bạn xem lại câu 5-BU dạng đột biến gây hậu quả nghiêm trọng nhất xem câu đó có đúng C k?
 

hongmieu

New member
Câu 48: Một phân tử ARN nhân tạo có 3 nucleotit với tỉ lệ G :A :X = 2: 3: 5. TỶ lệ mã di truyền có đủ 3 loại nucleotit nói trên là
A. 20%
B.
12%
C. 18%
D. 50%
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Top