What's new

Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.

pdn

Pham Duy Nghia
F1 trắng dài x trắng dài -> F2 : ...
Thực tế:F2 có
+ 6 trắng : 1 đen : 1 xám -> F1 AaBb x Aabb
+ 1 dài : 1 ngắn -> F1: Dd x dd
-> hoán vị gen, F1 Aa,Bb,Dd x Aa,bb,dd
Ta có 2 TH sau ( làm tự luận k dựa vào đáp án): xám ngắn aa,bb,dd chiếm 1/40
1) B và D cùng nằm trên 1 NST -> F1 Aa (BD/bd hoặc Bd/bd) x Aa bd/bd
aa bd/bd =1/40 -> bd/bd = 1/10 -> bd F1 phía trái = 1/10 -> dị chéo, hoán vị 20% -> đáp án C
2) A và D cùng nằm trên 1 NST -> F1 (AD/ad hoặc Ad/aD) Bb x Ad/ad bb
ad/ad bb =1/40 -> ad/ad = 1/20 -> ad F1 bên trái = 1/10 -> dị chéo, hoán vị 20%.
 

thanhbuu

Member
F1 dị các cặp gen, KH hoa đỏ, lá dài x cá thể KG chưa biết, thế hệ lai 8 kiểu TH: 3 đỏ dài: 3 trắng dài: 2 trắng ngắn. Tính trạng chiều dài lá do gen D, d quy định.
a) Tìm KG F1 và cá thể lai với F1.
b) Tính tần số hoán vị nếu có (câu này do mình thêm vào)
 
F1 dị các cặp gen, KH hoa đỏ, lá dài x cá thể KG chưa biết, thế hệ lai 8 kiểu TH: 3 đỏ dài: 3 trắng dài: 2 trắng ngắn. Tính trạng chiều dài lá do gen D, d quy định.
a) Tìm KG F1 và cá thể lai với F1.
b) Tính tần số hoán vị nếu có (câu này do mình thêm vào)
AD/ad Bb x AD/ad bb đúng không bạn :) mình nghĩ mấy bài thi đại học đã có tương tác kiểu này không có hvg đâu mà toàn liên kết hoàn toàn thôi.
 

thanhbuu

Member
AD/ad Bb x AD/ad bb đúng không bạn :) mình nghĩ mấy bài thi đại học đã có tương tác kiểu này không có hvg đâu mà toàn liên kết hoàn toàn thôi.
cậu làm đúng rồi, những bài tìm ts hvg nếu như cmt số #443 đề bài cho đồng hợp lặn 2 tính là một kiểu hình riêng thì dễ tính dc f nhưng nếu như nó nằm trong những KG khác (không phải đồng hợp lặn 2 tính) thì sao? mọi người có bài tập tương tự không? giúp mình với :)
 
Thì bạn gọi x là tần số hoán vị gene, tính tần số kiểu hình cho trong giả thiết theo x, lập được 1 pt (cùng lắm là bậc 2) ẩn x, giải được x.
Mình chưa gặp loại này bao giờ :D
 

pdn

Pham Duy Nghia
Xác định giúp mình KG và ts hoán vị nhé mọi người :)

1) F2 lý thuyết (1:1)(1:1)(1:1), thực tế 4:4:4:4:1:1:1:1, trong đó 2 tính trạng hình dạng và chín là 4:4:1:1 nên B và D liên kết.
thấp,dài, muộn 0,05 aa bd/bd -> bd/bd =0,1 -> bd cây dị hợp =0,1 -> dị chéo, f=20% ->B
2) nhóm A truyền được cho nhóm A và nhóm AB
 
dòng thuần chủng là sinh vật thuần chủng về một loài nào đó , nghĩa là nếu cho lai các dòng thuần chủng với nhau tính ổn định sẽ rất cao cụ thể là khi lai các dòng thuần chủng đỏ *đỏ ( AA*AA) dù cho đến đời F1 hay Fn=> vẫn là 100% đỏ
Còn giốg thuần chủng là giống cho lai với nhau phục vụ cho lợi ích kinh tế ( đc qua quá trình chọn lọc , bạn xem ở bài chọn giống ...SGK) . Từ các cây ban đầu người ta chọn các kiểu hình mong muốn sau đó cho tự thụ => các dòng thuần chủng mang các ưu điểm riêng . Cho các dòng thuần lai với nhau ( mục đích là để tổ hợp các kiểu hình có lợi lại với nhau ) . Sau đó từ mang các ưu điểm có lợi ( AaBbCcDd... ) người ta tiếp tục cho tự thụ lúc này tạo ra các giống thuần

Hy vọng nói bạn hiểu , nếu bạn chưa hiểu có thể đọc thêm SGK , hoặc nếu vẫn chưa hiểu chỗ nào mình sẽ giải thích giúp bạn :sexy:
Nhưng cô giáo mình nói giống là gồm nhiều dòng, còn cách giải thích của bạn có lẽ ngược lại thì phải?
 

kt1996

Member
Anh pdn giải thích rõ cho em chỗ này với:
Nếu bố và mẹ mỗi bên đều mang hai cặp gen dị hợp (Aa và Bb ), bất luận cơ sở tế bào học như thế nào, tần số hoán vị gen bao nhiêu, ta luôn nhận được ở đời con F1 có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình thoả mãn các hệ thức toán học sau :
Em chưa hiểu rõ câu nói đó lắm.
_ngu muội_ :mrgreen:
 

thanhbuu

Member
bài phả hệ hay

Bệnh do gen trội quy định, không liên quan đến giới tính. Nếu 1 lập gia đình với 1 người bệnh, xác suất để họ có 1 con trai bệnh và 1 con gái bình thường?

A. 1/64 B.1/32 C.1/32 D.1/16
 

pdn

Pham Duy Nghia
Anh pdn giải thích rõ cho em chỗ này với:


Em chưa hiểu rõ câu nói đó lắm.
_ngu muội_ :mrgreen:
Anh nghĩ là bất chấp quy luật di truyền đó, chỉ cần bố mẹ dị hợp 2 cặp gen là được, còn PLĐL, liên kết gen, hoán vị gen đều k ảnh hưởng. Em thử mà xem, PLĐL nhìn cái thấy ngay...
 
Bệnh do gen trội quy định, không liên quan đến giới tính. Nếu 1 lập gia đình với 1 người bệnh, xác suất để họ có 1 con trai bệnh và 1 con gái bình thường?

A. 1/64 B.1/32 C.1/32 D.1/16
Người 1 có kg aa. Để sinh ra con bt thì 1 phải lấy vợ Aa. Giả sử xác suất gặp Aa và AA là như nhau thì xác suất gặp Aa là 0.5.
Xác suất đẻ 1 con trai bệnh 0.5/2=0.25
Xác suất đẻ 1 con gái bt 0.25
Xác suất đẻ 1 con trai bệnh và 1 con gái bt 0.25*0.25*2=0.125.
Vậy xác suất cần tìm là 0.5*0.125=1/16.
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Top