What's new

Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.
Giải giúp mình câu này với

Gen B và D đều tổng hợp được 1 chuỗi polipeptit. Số phân tử nước được giải phóng khi hoàn tất quá trình tổng hợp 2 chuỗi polipeptit là 494. Số lượt tARN tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit B (của gen B) nhiều hơn chuỗi polipeptit D (của gen D) là 100 a.a. Số Nu của gen B và C lần lượt là bao nhiêu?
 
Last edited:

kt1996

Member
bạn giải thích cho mình sao lại ra 1/18 được không ?
Người chồng bình thường mà có chị gái bị bệnh => bố mẹ có KG dị hợp Aa
=>XS người chồng có KG Aa là 2/3
Người vợ có KH bình thường mà có em trai bị bệnh => bố mẹ có KG dị hợp Aa
=>XS người vợ có KG Aa là 2/3
XS người con sinh ra mắc bệnh khi bố mẹ có KG dị hợp là 1/4
=>xác suất con trai đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng này : 2/3 x 2/3 x 1/4 x 1/2 = 1/18
p/s: Bạn xem đúng kết quả của bài hk vậy?
 
Last edited:

pdn

Pham Duy Nghia
Người ta đâu có hỏi xác suất sinh con trai đầu lòng và bị bệnh nhỉ ? :sexy:
 

kt1996

Member
Giải giúp mình câu này với

Gen B và D đều tổng hợp được 1 chuỗi polipeptit. Số phân tử nước được giải phóng khi hoàn tất quá trình tổng hợp 2 chuỗi polipeptit là 494. Số lượt tARN tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit B (của gen B) nhiều hơn chuỗi polipeptit D (của gen D) là 100 a.a. Số Nu của gen B và C lần lượt là bao nhiêu?
Câu này ra đáp án là gen B có 1794 (Nu), gen D có 1194 (Nu) phải không bạn?:???:
 
Last edited:
đề thiếu bạn ơi. Ở chỗ "có KG'' ấy,ko có KG làm sao mà làm đây:botay:
Mình sưa lại rồi kiều gen AB/ab ( KB.2010 ) mà :D
Nhưng mình không hiểu chỗ tỉ lệ 1:1:1:1 và khác biệt giữa giao tử hoán vị của cơ thể và giao tử hoán vị của tế bào.
Bạn giải thích kĩ giúp mình .(y)
 

khoihuynhi8

Member
Mình sưa lại rồi kiều gen AB/ab ( KB.2010 ) mà :D
Nhưng mình không hiểu chỗ tỉ lệ 1:1:1:1 và khác biệt giữa giao tử hoán vị của cơ thể và giao tử hoán vị của tế bào.
Bạn giải thích kĩ giúp mình .(y)
Với 1 cơ thể hoặc rất nhiều tế bào, sẽ tạo ra 4 loại giao tử và tỉ lệ các loại phụ thuộc vào f. Nhưng với 1 tế bào sinh tinh, sẽ có 4 tinh trùng tạo ra. Nếu có hoán vị thì đó là 4 tinh trùng khác nhau (AB, Ab, aB và ab). Số lượng của mỗi loại là 1 nên có thể coi tỉ lệ của 4 tinh trùng đó là 1 : 1 : 1 : 1, chả cần xét f ở đây.
 
Với 1 cơ thể hoặc rất nhiều tế bào, sẽ tạo ra 4 loại giao tử và tỉ lệ các loại phụ thuộc vào f. Nhưng với 1 tế bào sinh tinh, sẽ có 4 tinh trùng tạo ra. Nếu có hoán vị thì đó là 4 tinh trùng khác nhau (AB, Ab, aB và ab). Số lượng của mỗi loại là 1 nên có thể coi tỉ lệ của 4 tinh trùng đó là 1 : 1 : 1 : 1, chả cần xét f ở đây.
Em cảm ơn, anh cho e hỏi thêm khoảng cách giữa các gen/ NST có liên quan gì đến số tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen mà từ 2 cái đó đều tính được 1 tần số f ạ???
 
Câu hỏi: Lai cá vảy đỏ thuần chủng vs cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 tỉ lệ 3 đỏ :1 trắng, trong đỏ vảy trắng toàn con cái
a. Giải thích ? Sơ đồ lai ?
b. Có bạn học sinh cho rằng: gen quy định tính trạng vảy ở cá là nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính ? Hãy nêu nhận định của em về cách làm của bạn học sinh này ?

P/s: chính em cũng không rõ lắm câu b, nên các bạn giúp mình nhé ^^ tks
 
Last edited:

pdn

Pham Duy Nghia
Câu hỏi: Lai cá vảy đỏ thuần chủng vs cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 tỉ lệ 3 đỏ :1 trắng, trong đỏ vảy trắng toàn con cái
a. Giải thích ? Sơ đồ lai ?
b. Có bạn học sinh cho rằng: gen quy định tính trạng vảy ở cá là nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính ? Hãy nêu nhận định của em về cách làm của bạn học sinh này ?

P/s: chính em cũng không rõ lắm câu b, nên các bạn giúp mình nhé ^^ tks
Bạn ấy nhận định thế k sai, cả 2 trường hợp đó đều thỏa mãn.
Kết quả kiểu hình của 2 tiến trình:p XAXA x XaY và XAXA x XaYa là tương tự nhau.
 

khoihuynhi8

Member
Em cảm ơn, anh cho e hỏi thêm khoảng cách giữa các gen/ NST có liên quan gì đến số tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen mà từ 2 cái đó đều tính được 1 tần số f ạ???
Chính xác là khoảng cách giữa 2 gen tính theo cM không phải là khoảng cách vật lý, tức không thể đổi ra m, cm, km được. Khoảng cách đó chỉ biểu thị sự cách xa nhau giữa 2 gen 1 cách tương đối và biểu thị khả năng dễ xảy ra trao đổi chéo hay không.

Tần số trao đổi chéo được tính bằng số giao tử có hoán vị trên tổng số giao tử được tạo thành, tức tính thông qua số tế bào có xảy ra hoán vị. Khi tính được f rồi thì có thể coi đó như khoảng cách giữa các gen, ví dụ f = 20% thì khoảng cách bằng 20cM.

Vì vậy khi có khoảng cách và đổi ra f thì phải hiểu f đã được tìm ra từ trước đó. Còn khi cho số tế bào hoặc số giao tử có hoán vị để tìm f thì có thể hiểu f giờ mới được xác định.
 

gacon94

Member
ở một loài thực vật A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với a quy định hạt dài , B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hạt trắng. Khi thu hoạch thống kê ở một quần thể ,người ta thu được 4 loại kiểu kình khác nhau trong đó tỉ lệ kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỉ lệ 4 % biết rằng tỉ lệ hạt tròn trằng khác tỉ lệ hạt dài đỏ . Tỉ lệ kiểu hình hạt tròn đỏ đồng hợp trong quần thể là :
A:54% B: 1% C:9% C:63%
 

pdn

Pham Duy Nghia
ở một loài thực vật A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với a quy định hạt dài , B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hạt trắng. Khi thu hoạch thống kê ở một quần thể ,người ta thu được 4 loại kiểu kình khác nhau trong đó tỉ lệ kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỉ lệ 4 % biết rằng tỉ lệ hạt tròn trằng khác tỉ lệ hạt dài đỏ . Tỉ lệ kiểu hình hạt tròn đỏ đồng hợp trong quần thể là :
A:54% B: 1% C:9% C:63%
Gọi tần số alen a,b là q1,q2, ta có q1 bình x q2 bình = 4% -> q1.q2= 0,2
tỉ lệ tròn đỏ đồng hợp = (1-q1) bình x ( 1-q2) bình = [(1-q1)(1-q2)] bình = m, thử lần lượt 4 đáp án thấy có 9% thỏa mãn.
Mình thử biến đổi [(1-q1)(1-q2)] và dùng Viet với q1.q2=0,2 thì chứng minh được m < 9,34% , còn 2 đáp án B và C đỡ mất công hơn chút.
 

kt1996

Member
Trong quá trình phát sinh trứng của người mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào trứng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 còn các cặp nhiễm sắc thể khác thì nhân đôi và phân li bình thường. Quá trình phát sinh giao tử của người bố diễn ra bình thường. Trong trường hợp trên, cặp vợ chồng này sinh con, xác suất để đứa con mắc hội chứng Đao là:
A. 12,5%
B. 100%
C. 25%
D. 50%
Câu này theo em là 50% nhưng xem đáp án của bộ thì là 100%. Tại sao thế nhỉ???:ah:
 

gacon94

Member
Gọi tần số alen a,b là q1,q2, ta có q1 bình x q2 bình = 4% -> q1.q2= 0,2
tỉ lệ tròn đỏ đồng hợp = (1-q1) bình x ( 1-q2) bình = [(1-q1)(1-q2)] bình = m, thử lần lượt 4 đáp án thấy có 9% thỏa mãn.
Mình thử biến đổi [(1-q1)(1-q2)] và dùng Viet với q1.q2=0,2 thì chứng minh được m < 9,34% , còn 2 đáp án B và C đỡ mất công hơn chút.
Trước hết tks bạn đã giúp!
Mình thấy một số bạn có cách tính như sau: để ý thất 0.04=0.16*0.25! nên ta có 0.6^2*0.5^2=0.09! bạn nghĩ gì về cái này?
 

pdn

Pham Duy Nghia
Trước hết tks bạn đã giúp!
Mình thấy một số bạn có cách tính như sau: để ý thất 0.04=0.16*0.25! nên ta có 0.6^2*0.5^2=0.09! bạn nghĩ gì về cái này?
Để ý = làm mò thôi :grin:
Bạn lắp 9% vào giải hệ cũng ra tần số alen như vậy thôi. Mấy câu kiểu này mình nghĩ k thi đâu vì từ đáp án suy ra cho phù hợp chứ k có 1 đáp án duy nhất. Miễn số nào < 9,34% và thỏa mãn hệ PT thì đều có thể là kết quả, trong 4 đáp án này thì có mỗi 9% là được.
 

kt1996

Member
Trong quá trình phát sinh trứng của người mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào trứng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 còn các cặp nhiễm sắc thể khác thì nhân đôi và phân li bình thường. Quá trình phát sinh giao tử của người bố diễn ra bình thường. Trong trường hợp trên, cặp vợ chồng này sinh con, xác suất để đứa con mắc hội chứng Đao là:
A. 12,5%
B. 100%
C. 25%
D. 50%
Câu này theo em là 50% nhưng xem đáp án của bộ thì là 100%. Tại sao thế nhỉ???:ah:
Có phải là đề đã đánh lừa ta khi đề đã cho ta biết rằng trứng tạo ra là có chứa 2 NST số 21 nên khi kết hợp với tinh trùng bthường của bố thì luôn cho con mắc bệnh đao (100%) phải không nhỉ? :please:
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Top