What's new

Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

kt1996

Member
#1
:welcome:MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ CỦA CÁC THÀNH VIÊN:welcome:

Topic này chỉ dành cho việc trao đổi lí thuyết thôi nhé, còn nếu cần trao đổi về bài tập mời các bạn sang topic này: Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập


''Các bài viết chưa nhận được giải đáp yêu cầu các thành viên xóa bài viết cũ và đăng lại để đưa bài lên đầu, không đăng nhiều bài viết trùng nội dung.''
Viết bởi pdn
 
Last edited by a moderator:

Nhi Sa

Member
Mình có câu này thắc mắc:
Khoảng cách giữa các gen càng xa nhau, tần số gen càng lớn vì:
A.Các gen có lực liên kết yếu, dễ trao đổi đoạn
B.Số tế bào xảy ra hoán vị gen càng lớn
C.Lúc đó tất cả các tế bào đều xảy ra hoán vị gen
D. Câu A và B đúng
Đáp án nó khác với đáp án mình chọn!
Cho mình hỏi các gen tương tác bổ sung có tạo ra biến dị tổ hợp không? Ai cho mình định nghĩa chính xác về biến dị tổ hợp được không ạ? :rose:
 

kt1996

Member
Mình có câu này thắc mắc:
Khoảng cách giữa các gen càng xa nhau, tần số gen càng lớn vì:
A.Các gen có lực liên kết yếu, dễ trao đổi đoạn
B.Số tế bào xảy ra hoán vị gen càng lớn
C.Lúc đó tất cả các tế bào đều xảy ra hoán vị gen
D. Câu A và B đúng
Đáp án nó khác với đáp án mình chọn!
Cho mình hỏi các gen tương tác bổ sung có tạo ra biến dị tổ hợp không? Ai cho mình định nghĩa chính xác về biến dị tổ hợp được không ạ? :rose:
Theo mình thì tương tác bổ sung vẫn tạo ra biến dị tổ hợp.
K/n:Biến dị tổ hợp là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp vật chất di truyền.:)
 

Nhi Sa

Member
Mình cũng chọn a như bạn, mà đáp án nó để B mới ác chớ!
Cô mình cho kn biến dị tổ hợp là sự tổ hợp các tính trạng của đời bố mẹ P,nên nghĩ là không cho ra biến dị tổ hợp. Chừ thì rõ rồi :rose:
 

kt1996

Member
Mình cũng chọn a như bạn, mà đáp án nó để B mới ác chớ!
Cô mình cho kn biến dị tổ hợp là sự tổ hợp các tính trạng của đời bố mẹ P,nên nghĩ là không cho ra biến dị tổ hợp. Chừ thì rõ rồi :rose:
-Mình nghĩ chắc đáp án có gì rồi, nếu đáp án chọn Đ thì có khi mình nghĩ mình sai nhưng câu này à chọn B thì không hợp lí.
-Mình cũng có thấy kn về biến dị tổ hợp như vậy rồi bạn à, nhưng bạn xem lại cơ sở tế bào học của biến dị tổ hợp thì sẽ thấy ngay:
*Cơ sở tế bào học:
- Trong giảm phân có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và sự tổ hợp tự do giữa chúng cộng với sự tiếp hợp và bắt chéo xảy ra ở kì đầu của giảm phân 1 (có thể có) tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái tạo ra các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhua về nguồn gốc.
=>Xuất hiện biến dị tổ hợp
 

Nhi Sa

Member
Mọi người cho mình hỏi hiện tượng di truyền và quy luật di truyền khác nhau ở chỗ mô, vì có một đề bài như sau:
Hiện tượng di truyền làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật:
A. liên kết gen
B. hoán vị gen
C. phân li độc lập
D. tương tác gen
Mới nhìn vào ta sẽ chọn ngay đáp án A là liên kết gen, nhưng nghĩ lại, liên kết gen bao gồm cả liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. Mình cần tham khảo ý kiến của mọi người :rose:
 

kt1996

Member
Mọi người cho mình hỏi hiện tượng di truyền và quy luật di truyền khác nhau ở chỗ mô, vì có một đề bài như sau:
Hiện tượng di truyền làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật:
A. liên kết gen
B. hoán vị gen
C. phân li độc lập
D. tương tác gen
Mới nhìn vào ta sẽ chọn ngay đáp án A là liên kết gen, nhưng nghĩ lại, liên kết gen bao gồm cả liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. Mình cần tham khảo ý kiến của mọi người :rose:
Mình nghĩ ở đây đề nói liên kết gen là nói đến liên kết hoàn toàn vì phía dưới đề đã đề cập riêng đến hoán vị gen đấy thôi. :mrgreen:
Nếu sai thì góp ý nhá, mấy câu lí thuyết này nguy hiểm quá :mrgreen:
 
Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số con cá Edriolychunus schmidti kí sinh trên con cá cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A ức chế cảm nhiễm
B cạnh tranh cùng loài
C hỗ trợ cùng loài
D kí sinh - vật chủ
P/s: giải thích hộ mình
 

kt1996

Member
Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số con cá Edriolychunus schmidti kí sinh trên con cá cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A ức chế cảm nhiễm
B cạnh tranh cùng loài
C hỗ trợ cùng loài
D kí sinh - vật chủ
P/s: giải thích hộ mình
Xem SGK cơ bản trang 160 (Phần đọc thêm)
 

thanhta92

Member
Theo mình thì tương tác bổ sung vẫn tạo ra biến dị tổ hợp.
K/n:Biến dị tổ hợp là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp vật chất di truyền.:)
K/n: Biến dị tổ hợp là những tổ hợp sinh ra có kiểu gen khác với bố mẹ !
 

thanhta92

Member
Mình có câu này thắc mắc:
Khoảng cách giữa các gen càng xa nhau, tần số gen càng lớn vì:
A.Các gen có lực liên kết yếu, dễ trao đổi đoạn
B.Số tế bào xảy ra hoán vị gen càng lớn
C.Lúc đó tất cả các tế bào đều xảy ra hoán vị gen
D. Câu A và B đúng
Đáp án nó khác với đáp án mình chọn!
Cho mình hỏi các gen tương tác bổ sung có tạo ra biến dị tổ hợp không? Ai cho mình định nghĩa chính xác về biến dị tổ hợp được không ạ? :rose:
Mới đọc vào thì dễ chọn D, vì A,B đều đúng, nhưng đọc kĩ lại, thì câu A nó chưa đúng. Vì lực liên kết các gen nó không phụ thuộc vào khoảng cách các gen, vì trên ADN có hàng triệu gen thì không lẻ lực liên kết chỉ xét 2 gen thôi sao.
Thật ra Hoán Vị Gen nó phụ thuộc vào khoảng cách là vì bạn cứ nghĩ vậy nha: Khi 2 gen ở xa nhau thì đoạn NST đó nó dễ cong lại và xảy ra trao đổi chéo hay tiếp hợp, 2 gen quá gần nhau thì đoạn NST nó khó có thể cong lại và tiếp hợp trao đổi chéo ( bạn hiểu ý mình chứ ), Vì cậy khoảng cách càng lớn tần số xảy ra HVG càng cao. Chứ câu A giải thích lực liên kết thì không đúng cho lắm. Thật ra câu B cũng không thuyết phục cho lắm ! Nhưng câu B nó "được" hơn 4 câu còn lại.
(Bạn nào thắc mắc thì có thể mua bộ sách Sinh học giành cho THPT Chuyên mới phát hành năm 2010 tham khảo thêm nha, nói rỏ lắm)

BIẾN DỊ TỔ HỢP: là những tổ hợp sinh ra "khác" với "bố và mẹ" của chúng, cái khác ở đây chủ yếu là khác Kiểu Hình, vì thực tế người ta quan sát kết quả thực nghiệm bằng kiểu hình chứ không phải kiểu gen (không tính Thường biến hay ảnh hưởng môi trường hay nhiệt độ, giới tính...)
Các quy luật như Phân Li, phân li độc lập, hóan vị gen, tương tác gen thì tồn tại phép lai tạo biến dị tổ hợp, còn Liên Kết Gen thì không tạo ra biến dị tổ hợp.
Thấy co ích thì (y) nhá :)
 

Nhi Sa

Member
Mới đọc vào thì dễ chọn D, vì A,B đều đúng, nhưng đọc kĩ lại, thì câu A nó chưa đúng. Vì lực liên kết các gen nó không phụ thuộc vào khoảng cách các gen, vì trên ADN có hàng triệu gen thì không lẻ lực liên kết chỉ xét 2 gen thôi sao.
Thấy co ích thì (y) nhá :)
Cảm ơn bạn vì những thông tin có ích, và cho mình hỏi, lực liên kết gen không phụ thuộc vào khoảng cách các gen thì nó phụ thuộc vào cái gì? Bạn nói luôn chỗ ni cho mình biết với:rose:
 

Nhi Sa

Member
Mình thấy mấy câu này câu hỏi nó cũng bấp bênh quá! Các bạn xem nhé:
1/Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin:
A. mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN
B.qui định cơ chế duy truyền
C.qui định cấu trúc của một phân tử protein
D. mã hóa các axit amin
2/Hoạt động nào không đúng với enzim ARN polimeraza thực hiện phiên mã:
A. ARN polimerazr trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung theo nguyên tắc bổ sung (A-U,T-A,G-X,X-G) theo chiều 3'-5'
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
C. ARN polimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thức thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng
D. ARN polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch
3/Trong quá trình phiên mã của một gen:
A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào
C.nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các riboxom phục vụ cho quá trính dịch mã
D. có thể có nhiều mẢRN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào
4/ Phiên mã kết thúc khi enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp:
A, bộ 3 kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5'
B. bộ 3 kết thucstreen mạch mã gốc ở đầu 3'
C. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5'
D tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3'
 

Nhi Sa

Member
5/Nội dung nào dưới đây là không đúng:
A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ,tARN mang aa ở đầu là foocmin metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã
B. Khi dịch mã đã ngừng lại,riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã
C.Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã
D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit
6/Khái niệm nào sau đây sai:
A. sự truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN( sự tổng hop ARN) gọi là phiên mã
B. Mã di truyền trong mARN được chuyển thành trình tự các axit amin trong protein gọi là dịch mã
C. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã, dịch mã hay không.
D. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực được hiểu là gen có được phiên mã hay không.
 

kt1996

Member
Mình thấy mấy câu này câu hỏi nó cũng bấp bênh quá! Các bạn xem nhé:
1/Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin:
A. mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN
B.qui định cơ chế duy truyền
C.qui định cấu trúc của một phân tử protein
D. mã hóa các axit amin
2/Hoạt động nào không đúng với enzim ARN polimeraza thực hiện phiên mã:
A. ARN polimerazr trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung theo nguyên tắc bổ sung (A-U,T-A,G-X,X-G) theo chiều 3'-5'
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
C. ARN polimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thức thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng
D. ARN polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch
3/Trong quá trình phiên mã của một gen:
A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào
C.nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các riboxom phục vụ cho quá trính dịch mã
D. có thể có nhiều mẢRN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào
4/ Phiên mã kết thúc khi enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp:
A, bộ 3 kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5'
B. bộ 3 kết thucstreen mạch mã gốc ở đầu 3'
C. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5'
D tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3'
Câu 3 mình chưa chắc được nên không biết chọn cái nào?
 

kt1996

Member
5/Nội dung nào dưới đây là không đúng:
A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ,tARN mang aa ở đầu là foocmin metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã
B. Khi dịch mã đã ngừng lại,riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã
C.Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã
D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit
6/Khái niệm nào sau đây sai:
A. sự truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN( sự tổng hop ARN) gọi là phiên mã
B. Mã di truyền trong mARN được chuyển thành trình tự các axit amin trong protein gọi là dịch mã
C. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã, dịch mã hay không.
D. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực được hiểu là gen có được phiên mã hay không.
Câu 6 mình không chắc lắm nhưng theo mình nghĩ là đúng. :mrgreen:
 

Facebook

Top