What's new

Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

kt1996

Member
Mấy câu đó mình chọn bừa cả, bạn có thể nói lí do bạn chọn đáp án đó không? :rose:
Mấy câu này chỉ là lí thuyết trong SGK thôi mà cậu, cậu cứ xem kĩ trong SGK là có thôi.
Còn câu 6 mình cho rằng ý D sai là vì ở sinh vật nhân chuẩn việc điều hòa họat động của gen được hiểu là gen có được phiên mã, dịch mã hay không.
 
Câu 1 của bạn Nhi Sa mình dùng phương pháp loại trừ thì chọn B vì 1 gen có thể qui định nhiều chuỗi polipeptit.
 
Câu 3 chắc là D do mấy câu trên đều khẳng định là nhiều hoặc chỉ có, nhưng ai mà biết được chính xác tạo ra ARN nào và nhiều hay ít nên chọn D là có thể.
 

Nhi Sa

Member
Ở câu 4, Tại sao mình không chọn bộ kết thúc ở đầu 5', chẳng phải là bộ 3 kết thúc mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. SGK có ghi:"Quá trình phiên mã tiến hành từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen trên ADN"
Câu số 5 B. Khi dịch mã đã ngừng lại,riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã. SGK có câu:"các riboxom được sử dụng qua vài thế hệ tế bào.." vậy có thể là câu này đâu có hoàn toàn sai nhỉ? (Mặc dù các câu kia có có vẻ đúng hơn)
Câu số 6: Tại sao mình không chọn C, vì mình được biết:" Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã hay không"
 

kt1996

Member
Ở câu 4, Tại sao mình không chọn bộ kết thúc ở đầu 5', chẳng phải là bộ 3 kết thúc mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. SGK có ghi:"Quá trình phiên mã tiến hành từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen trên ADN"
Bạn đọc thêm SGK cơ bản trang 12 sẽ thấy nguyên văn phần này, mình nghĩ rằng trong quá trình phiên mã thì các nu được lắp ráp tuần tự và từng nu một nên việc bộ ba kết thúc là gì cũng không có ý nghĩa, nó chỉ sao chép lần lượt đến khi nào hết chiều dài của mạch gốc thì dừng quá trình phiên mã.

Câu số 5 B. Khi dịch mã đã ngừng lại,riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã. SGK có câu:"các riboxom được sử dụng qua vài thế hệ tế bào.." vậy có thể là câu này đâu có hoàn toàn sai nhỉ? (Mặc dù các câu kia có có vẻ đúng hơn)
Tuy ribosome có khả năng tồn tại qua vài thế hệ nhưng khi sau phiên mã thì chúng lại tách nhau ra, vì thông thường ribosome ở dạng các tiểu phần tách riêng nhau và khi sinh tổng hợp protein thì mới ghép lại với nhau tạo thành một cấu trúc ribosome hoàn chỉnh và tham gia dịch mã

Câu số 6: Tại sao mình không chọn C, vì mình được biết:" Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã hay không"
Thế theo bạn điều hòa ở sinh vật nhân sơ có thể hiểu là có được dịch mã hay không? :???:
 

Nhi Sa

Member
Bạn đọc thêm SGK cơ bản trang 12 sẽ thấy nguyên văn phần này, mình nghĩ rằng trong quá trình phiên mã thì các nu được lắp ráp tuần tự và từng nu một nên việc bộ ba kết thúc là gì cũng không có ý nghĩa, nó chỉ sao chép lần lượt đến khi nào hết chiều dài của mạch gốc thì dừng quá trình phiên mã.


Tuy ribosome có khả năng tồn tại qua vài thế hệ nhưng khi sau phiên mã thì chúng lại tách nhau ra, vì thông thường ribosome ở dạng các tiểu phần tách riêng nhau và khi sinh tổng hợp protein thì mới ghép lại với nhau tạo thành một cấu trúc ribosome hoàn chỉnh và tham gia dịch mã


Thế theo bạn điều hòa ở sinh vật nhân sơ có thể hiểu là có được dịch mã hay không? :???:
Cảm ơn bạn vì những giải thích ở trên đã rất rõ, ở vấn đề cuối mình nghĩ: nếu không phiên mã thì không xảy ra dịch mã nhưng nếu nói luôn cả dịch mà thì mình theo mình nếu so với sinh vật nhân thực là có được phiên mã, dịch mã hay không thấy nó cũng không ổn!
 
Last edited:
Cảm ơn bạn vì những giải thích ở trên đã rất rõ, ở vấn đề cuối mình nghĩ: nếu không phiên mã thì không xảy ra dịch mã nhưng nếu nói luôn cả dịch mà thì mình theo mình nếu so với sinh vật nhân thực là có được phiên mã, dịch mã hay không thấy nó cũng không ổn!
Mình nghĩ kết thúc phiên mã ko phụ thuộc vào bộ ba kết thúc lắm, mình nghĩ nó chỉ phụ thuộc vào vùng kết thúc thôi, ví dụ như ở Operon Lac mỗi gen Z,Y,A đều có bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc riêng nhưng khi ARN pol trược qua bộ ba kết thúc của Z thì nó vẫn tiếp tục tổng hợp tỉnh bơ đó thôi, đến cuối Operon gặp vùng kết thúc mới chịu thôi( ý kiến cá nhân). Còn cái câu sinh vật nhân thực điều hòa gen nghĩa là có được phiên mã, dịch mã thì mình ko rõ nhưng rõ ràng sau dịch mã vẫn còn cơ chế điều hòa hoạt động gen mà.
 
Mình không rõ là nhân đôi khi nào và cơ chế ra sao nhưng chắc chắn một điều nó nhân đôi độc lập với ADN trong nhân bạn ạ.
Chuyện là như này
Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân ( trong các bào quan ti thể, lục lạp) có đặc điểm.
A. phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân
B. diễn ra cùng thời điểm với sự nhân đôi của ADN trong nhân
C. độc lập với sự nhân đôi ADN trong nhân
D. phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào.
Ở đây có thể tréo lụi 1 phát là C nhưng ko biết câu D sao mà sai. Các bạn giải thích giùm minh.
 

thanhta92

Member
Cảm ơn bạn vì những thông tin có ích, và cho mình hỏi, lực liên kết gen không phụ thuộc vào khoảng cách các gen thì nó phụ thuộc vào cái gì? Bạn nói luôn chỗ ni cho mình biết với:rose:
À mình ghi nhầm, "nó không phụ thuộc vào lực liên kết các gen" chứ không phải nó "không phụ thuộc vào khoảng cách gen" :) ! Tần số HVG nó phụ thuộc vào khoảng cách các gen mới đúng, mình giải thích trên rồi đó:)
 

thanhta92

Member
Câu 3 mình chưa chắc được nên không biết chọn cái nào?
Câu 3 chọn D đó ! khi phiên mã thực ra chỉ tạo mARN , còn tARN với rARN là đi từ mARN mà ra ! chỉ khác về chức năng và cấu tạo thôi @@
tùy theo nhu cầu cở thể mà mARN đc SX ra nhìu hay ít
 

vitcon

Member
Ở câu 4, Tại sao mình không chọn bộ kết thúc ở đầu 5', chẳng phải là bộ 3 kết thúc mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. SGK có ghi:"Quá trình phiên mã tiến hành từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen trên ADN"
Bạn Nhi sa giống mình hồi đó, mình cũng rối lung tung lên giống vầy nè.

Bạn đọc thêm SGK cơ bản trang 12 sẽ thấy nguyên văn phần này, mình nghĩ rằng trong quá trình phiên mã thì các nu được lắp ráp tuần tự và từng nu một nên việc bộ ba kết thúc là gì cũng không có ý nghĩa, nó chỉ sao chép lần lượt đến khi nào hết chiều dài của mạch gốc thì dừng quá trình phiên mã.
Bạn kt1996 nói đúng đó, bộ mã kết thúc trong phiên mã cũng chỉ là 1 bộ ba bình thường giống các bộ ba mã hóa thôi. Phiên mã kết thúc khi gặp "tín hiệu kết thúc", cái "tín hiệu kết thúc" này nằm sau bộ mã kết thúc 1 đoạn.

Hì, có lẽ các bạn cũng nhầm lẫn giống mình ngày trước, tại SGK nói không rõ ràng nên mình nhắc lại chút xíu về kết thúc phiên mãkết thúc dịch mã, vị trí của "tín hiệu mở đầu" và "tín hiệu kết thúc" trong phiên mã. :)

Vùng mã hóa của gen chỉ được tính từ bộ mã mở đầu TAX cho tới bộ mã mã hóa nằm trước bộ kết thúc do bộ kết thúc không mã hóa axit amin trong protein nên không được tính trong vùng mã hóa, và cũng không nằm trong vùng kết thúc của gen. Bộ mã kết thúc nằm giữa 2 vùng này.

Bộ mã mở đầu, bộ mã kết thúc mang tín hiệu khởi động, kết thúc dịch mã.

Còn điểm khởi đầu và kết thúc của phiên mã thì lại khác.

Điểm khởi đầu phiên mã là vị trí +1 (vị trí này phải chạy điện di hay gì đó mới xác định được) nằm trước bộ mã mở đầu TAX 1 đoạn nu, cái đoạn này được phiên mã ra để khi dịch mã, riboxom có cái mà gắn vào mARN trước khi dịch mã. Vị trí +1 này (là cái mà SGK gọi là "vị trí đặc hiệu" mà mARN bắt đầu được tổng hợp) cũng không nằm trong vùng điều hòa hay mã hóa của gen, mà nằm giữa 2 vùng này.

Điểm kết thúc phiên mã là vị trí mà SGK gọi đó là "vị trí đặc hiệu", nó không phải là bộ mã kết thúc mà nằm sau bộ kết thúc 1 đoạn, vị trí này thuộc vùng kết thúc của gen. :mrgreen:

Nói lung tung vậy cuối cùng túm lại là:
Thứ nhất, mARN được bắt đầu tổng hợp tại vị trí +1 nằm giữa vùng điều hòa và mã hóa trên gen (không thuộc 2 vùng này).
Thứ 2, phiên mã kết thúc khi gặp "tín hiệu kết thúc", vị trí này nằm trên vùng kết thúc của gen. :mrgreen:

Mình nghĩ kết thúc phiên mã ko phụ thuộc vào bộ ba kết thúc lắm, mình nghĩ nó chỉ phụ thuộc vào vùng kết thúc thôi, ví dụ như ở Operon Lac mỗi gen Z,Y,A đều có bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc riêng nhưng khi ARN pol trược qua bộ ba kết thúc của Z thì nó vẫn tiếp tục tổng hợp tỉnh bơ đó thôi, đến cuối Operon gặp vùng kết thúc mới chịu thôi( ý kiến cá nhân). Còn cái câu sinh vật nhân thực điều hòa gen nghĩa là có được phiên mã, dịch mã thì mình ko rõ nhưng rõ ràng sau dịch mã vẫn còn cơ chế điều hòa hoạt động gen mà.
"Ý kiến cá nhân" này của bạn hay nè, bạn lấy ví dụ về điều hòa hoạt động gen này được đó :hoanho:
Còn về điều hòa, theo mình hiểu do nhu cầu của cơ thể mà có rất nhiều mức độ điều hòa, ở đây chỉ nói mức độ phân tử thôi. Tức là kiểu như mARN được tạo thành xong rồi mà tế bào chưa có cần protein đó thì qua điều hòa sẽ hoãn dịch mã lại, nên là được phiên mã rồi chưa chắc đã được dịch mã :mrgreen:
 

pdn

Pham Duy Nghia
Câu 3 chọn D đó ! khi phiên mã thực ra chỉ tạo mARN , còn tARN với rARN là đi từ mARN mà ra ! chỉ khác về chức năng và cấu tạo thôi @@
tùy theo nhu cầu cở thể mà mARN đc SX ra nhìu hay ít
Nói như vậy dễ khiến người ta hiểu lầm, phiên mã sẽ tạo ra các chuỗi polyribonu - ban đầu luôn là mạch đơn thẳng giống như cấu tạo mARN, chứ không phải luôn tạo mARN trước rồi biến thành 2 loại kia, việc polyribonu sẽ biến đổi thành loài nào phụ thuộc vào chức năng của gen đó. mARN có cấu tạo mạch thẳng chứ k phải mọi ARN có cấu tạo mạch thẳng đều là mARN.
 

Nhi Sa

Member
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Mình chọn D, nhưng đáp án lại là C. Lạ quá :rose:
 

Nhi Sa

Member
Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực.
 
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Mình chọn D, nhưng đáp án lại là C. Lạ quá :rose:
mình nghĩ là việc biểu hiện thành tính trạng chỉ cần 1 mạch khuôn của gen tiến hành phiên mã để truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, sau đó tiến hành dịch mã để tạo chuỗi polipeptit-> tạo prôtêin qui định tính trạng, việc nhân đôi hình như không cần thiết ^^! đó là suy nghĩ của mình, không biết đúng không nữa. :hum:
 

kt1996

Member
Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực.
Câu B :):):)
 

Facebook

Top