What's new

Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

son_gohan

Member
đề thi thử của trường em, đáp án cũng của trường lun.
Mình cũng vừa gặp câu này có ý đó. Khá là phân vân:
Câu 9:Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá.
B. Axitamin Triptôphan chỉdo một bộba duy nhất mã hoá là 5’UGG3’, nếu đột biến thay thếmột cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba này sẽ tạo ra một bộ ba mã hóa cho một axitamin khác hoặc tạo ra bộ ba kết thúc.
C. Nếu bộ ba UUU ở người mã hoá cho axit amin Phêninalanin thì ở vi khuẩn E. Coli cũng mã hoá cho axitamin Phêninalanin.
D. Bộ ba mở đầu ở hầu hết các sinh vật là AUG.

Đề thi thử lần 1 chuyên Vinh
 

vuadamlay

Member
Mình cũng vừa gặp câu này có ý đó. Khá là phân vân:
Câu 9:Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá.
B. Axitamin Triptôphan chỉdo một bộba duy nhất mã hoá là 5’UGG3’, nếu đột biến thay thếmột cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba này sẽ tạo ra một bộ ba mã hóa cho một axitamin khác hoặc tạo ra bộ ba kết thúc.
C. Nếu bộ ba UUU ở người mã hoá cho axit amin Phêninalanin thì ở vi khuẩn E. Coli cũng mã hoá cho axitamin Phêninalanin.
D. Bộ ba mở đầu ở hầu hết các sinh vật là AUG.

Đề thi thử lần 1 chuyên Vinh
@@ y chang lun.
Em làm đúng câu này vì chắc chắn 3 cái còn lại đúng thui.
Anh chị, thầy cô vào giúp câu này với!
 

thanhta92

Member
@@ y chang lun.
Em làm đúng câu này vì chắc chắn 3 cái còn lại đúng thui.
Anh chị, thầy cô vào giúp câu này với!
Anh cũng đã đọc cái đề trường Chuyên ĐH Vinh. Anh có một vài nhận xét thế này nhá !
Thứ nhất, khi đọc câu này thì ta thấy cả 4 đáp án đều có thể đúng, đúng không ? Tuy nhiên, khi em đọc kỹ đề chuyên ĐH Vinh thì thấy người ra đề rất quan tâm đến chiều của bộ ba mã hóa. Ở câu này tác giả chọn D là vì bộ ba mở đầu AUG là chưa thật sự chính xác, mà phải là 5' AUG 3' ! Theo anh quan sát cái đề này thì tác giả rất quan tâm đến chiều của bộ ba mã hóa. Vì vậy nếu chọn D là câu sai hợp lý nhất, tác giả có quan điểm riêng của họ (mà anh thấy nếu người ta bắt bẽ kỹ thì chọn D la đúng đó )!
Ai có ý kiến hay thì góp ý nhé ! :wink::xinkieu:
 

son_gohan

Member
Anh cũng đã đọc cái đề trường Chuyên ĐH Vinh. Anh có một vài nhận xét thế này nhá !
Thứ nhất, khi đọc câu này thì ta thấy cả 4 đáp án đều có thể đúng, đúng không ? Tuy nhiên, khi em đọc kỹ đề chuyên ĐH Vinh thì thấy người ra đề rất quan tâm đến chiều của bộ ba mã hóa. Ở câu này tác giả chọn D là vì bộ ba mở đầu AUG là chưa thật sự chính xác, mà phải là 5' AUG 3' ! Theo anh quan sát cái đề này thì tác giả rất quan tâm đến chiều của bộ ba mã hóa. Vì vậy nếu chọn D là câu sai hợp lý nhất, tác giả có quan điểm riêng của họ (mà anh thấy nếu người ta bắt bẽ kỹ thì chọn D la đúng đó )!
Ai có ý kiến hay thì góp ý nhé ! :wink::xinkieu:
Em không tìm được đáp án nên không rõ là tác giả đặt đáp án là D không? Tuy nhiên theo em thì D là khẳng định đúng. Vì trong SKG có câu: Bộ ba AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin (ở sịnh vật nhân sơ là foocmin metionin) :hum:
 

vuadamlay

Member
Em không tìm được đáp án nên không rõ là tác giả đặt đáp án là D không? Tuy nhiên theo em thì D là khẳng định đúng. Vì trong SKG có câu: Bộ ba AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin (ở sịnh vật nhân sơ là foocmin metionin) :hum:
tên gọi thui cũng là AUG cả mà!
 
Các bạn giải thích dùm mình chỗ này với: Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một số gen.
 

son_gohan

Member
Các bạn giải thích dùm mình chỗ này với: Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một số gen.
Theo mình hiểu là: Ví dụ 1 quần thể: Xét 1 gen có 2 alen A và a thì sẽ không bao giờ CLTN thay thế hoàn toàn A bằng a (hoặc ngược lại) cho dù môi trường có cực kỳ thuận lợi cho cá thể có kiểu AA (hoặc aa). Mà CLTN sẽ ưu tiên duy trì cá thể có KG Aa vì chúng có sức sống, sinh sản tốt hơn. :mrgreen:
 

son_gohan

Member
Các bạn giải thích giúp mình câu này:
Cho các quy luật di truyền sau đây:
1. Quy luật phân li
2. Quy luật phân li độc lập.
3. Quy luật tương tác gen.
4. Quy luật liên kết gen.
5. Quy luật hoán vị gen.
Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ?
A. 1,2,4,5. B. 2, 4,5. C. 2, 5. D. 2,3,5.

Cho mình hỏi là:
Tổ hợp lại các tính trạng ở bố mẹ ở đây nghĩa là phải tạo ra con lai có KH giống cả bố và mẹ hay giống bố hoặc mẹ đều được? (y)
 

kt1996

Member
Các bạn giải thích giúp mình câu này:
Cho các quy luật di truyền sau đây:
1. Quy luật phân li
2. Quy luật phân li độc lập.
3. Quy luật tương tác gen.
4. Quy luật liên kết gen.
5. Quy luật hoán vị gen.
Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ?
A. 1,2,4,5. B. 2, 4,5. C. 2, 5. D. 2,3,5.

Cho mình hỏi là:
Tổ hợp lại các tính trạng ở bố mẹ ở đây nghĩa là phải tạo ra con lai có KH giống cả bố và mẹ hay giống bố hoặc mẹ đều được? (y)
MÌnh nghĩ là câu C.
Theo mình có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ có nghĩa là ở đời con chỉ xuất hiện những tính trạng mà đã có ở bố hoặc mẹ, chẳng qua là ở đời con có sự tổ hợp ngẫu nhiên lại. Mình không chọn tương tác gen vì ở trường hợp này con có thể có tính trạng mà ở bố mẹ chưa có.
 

son_gohan

Member
MÌnh nghĩ là câu C.
Theo mình có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ có nghĩa là ở đời con chỉ xuất hiện những tính trạng mà đã có ở bố hoặc mẹ, chẳng qua là ở đời con có sự tổ hợp ngẫu nhiên lại. Mình không chọn tương tác gen vì ở trường hợp này con có thể có tính trạng mà ở bố mẹ chưa có.
Đáp án là B đó bạn.
 
mọi người cho mình hỏi Giao phối không ngẫu nhiên có được coi là nhân tố tiến hoá có hướng không vậy?
 

pdn

Pham Duy Nghia
Các bạn giải thích giúp mình câu này:
Cho các quy luật di truyền sau đây:
1. Quy luật phân li
2. Quy luật phân li độc lập.
3. Quy luật tương tác gen.
4. Quy luật liên kết gen.
5. Quy luật hoán vị gen.
Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ?
A. 1,2,4,5. B. 2, 4,5. C. 2, 5. D. 2,3,5.

Cho mình hỏi là:
Tổ hợp lại các tính trạng ở bố mẹ ở đây nghĩa là phải tạo ra con lai có KH giống cả bố và mẹ hay giống bố hoặc mẹ đều được? (y)
Các bạn lưu ý ngoài hiện tượng tương tác gen là đề cập tới quá trình hình thành kiểu hình từ tác động giữa các locus, các quy luật còn lại về bản chất đều nhắm tới sự phân bố của locus, đề cập về kiểu gen và k liên quan đến kiểu hình. Thực tế là hiện tượng tương tác gen hoàn toàn có thể đc nhận thấy đối với các locus di truyền theo cả 3 QL PLĐL, LKG,HVG. Cách hỏi trong câu này rất có vấn đề, các quy luật này chẳng phản ánh gì hết, có chăng là hiện tượng tổ hợp lại các tính trạng ở F1 có thể tuân theo các quy luật này, nhưng trong điều kiện cụ thể, như là tính trạng do 1 locus quy định.
 

vuadamlay

Member
Mình làm bài tập bài tập gặp câu như vậy: nguyên nhân làm cho sinh giới phát triển nhanh chóng, đáp án là các mối quan hệ sinh thái.
Thứ nhất em chả hiểu mối quan hệ sinh thái là gì? và vì sao nó là nguyên nhân?
lên google thì kiếm được đoạn này
chọn lọc đã diễn ra theo con đường phân ly, một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. Tốc độ biến dổi của các loài phụ thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của CLTN chứ không phải vào sự thay đổi các điều kiện khí hậu địa chất. Các nhóm xuất hiện sau đã kế thừa các biến đổi có lợi trên cơ thể của nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn và phát triển nhanh hơn.
ủa chứ ko phải điều kiện khí hậu quy định cường độ hoạt động của CLTN hay sao? chọn lọc tự nhiên thì chính là tự nhiên chọn lọc, mà tự nhiên không phải là khí hậu, địa chất à?
Thiệt tình là câu này làm em đau đầu lắm! Mấy anh chị giúp dùm!
 

pdn

Pham Duy Nghia
Mình làm bài tập bài tập gặp câu như vậy: nguyên nhân làm cho sinh giới phát triển nhanh chóng, đáp án là các mối quan hệ sinh thái.
Thứ nhất em chả hiểu mối quan hệ sinh thái là gì? và vì sao nó là nguyên nhân?
lên google thì kiếm được đoạn này

ủa chứ ko phải điều kiện khí hậu quy định cường độ hoạt động của CLTN hay sao? chọn lọc tự nhiên thì chính là tự nhiên chọn lọc, mà tự nhiên không phải là khí hậu, địa chất à?
Thiệt tình là câu này làm em đau đầu lắm! Mấy anh chị giúp dùm!
Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi cũng là một mối quan hệ sinh thái, kết quả của mqh này dẫn đến sự đồng tiến hóa của cả 2 loài ( vật ăn thịt tăng các đặc điểm như giác quan nhạy bén, có móng vuốt sắc nhọn, có nọc độc... để bắt mồi, còn con mồi lại tích lũy các đặc điểm để tự vệ, chạy trốn...) - trong trường hợp này, cái đc coi là CLTN đối với QT con mồi k phải đc tạo ra từ điều kiện khí hậu, địa chất, mà là mối quan hệ sinh thái.
 

vuadamlay

Member
Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi cũng là một mối quan hệ sinh thái, kết quả của mqh này dẫn đến sự đồng tiến hóa của cả 2 loài ( vật ăn thịt tăng các đặc điểm như giác quan nhạy bén, có móng vuốt sắc nhọn, có nọc độc... để bắt mồi, còn con mồi lại tích lũy các đặc điểm để tự vệ, chạy trốn...) - trong trường hợp này, cái đc coi là CLTN đối với QT con mồi k phải đc tạo ra từ điều kiện khí hậu, địa chất, mà là mối quan hệ sinh thái.
@@ trời mình thiệt khờ quá!:akay:
 

vuadamlay

Member
1/Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật -> thỏ -> người. B. thực vật ->người.
C. thực vật ->động vật phù du ->cá ->người. D. thực vật-> cá ->vịt ->trứng vịt ->người.

2/

Tại sao số 2 sai ạ?
 
Last edited:

pdn

Pham Duy Nghia
1/Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật -> thỏ -> người. B. thực vật  ->người.
C. thực vật -> động vật phù du ->cá  ->người. D. thực vật->  cá  ->vịt  ->trứng vịt  ->người.

2/

Tại sao số 2 sai ạ?
1. Chuối ngắn nhất thì năng lượng hao hụt qua các bậc dinh dưỡng ít hơn, người nhận đc nhiều năng lượng hơn.
2. Đề chả nói là tháp loại gì nhỉ :D
Tháp số 2 làm mình nghĩ tới tháp sinh khối của hệ sinh thái thủy sinh với sinh khối thực vật nổi luôn nhỏ hơn động vật nổi tại một thời điểm nhất định. Bạn xem thêm sgk phần tháp sinh thái có ví dụ này, mình k nhớ sách CB hay NC.
 

Facebook

Top