What's new

Vài câu hỏi về tiến hoá

JasonMraz

Member
#1
Câu 1: Đối với 2 loài thân thuộc sinh sản hữu tính thì tiêu chuẩn nào thường dùng để phân biệt 2 loài thân thuộc.
A. Hoá sinh
B. Cách li sinh sản
C. Hình thái
D. Hình thái và hoá sinh

Câu 2: Hiện tượng làm tăng cá thể màu bướm màu đen trên cây bạch dương ở vùng CN nc Anh không phụ thuộc vào:
A t/đ của đột biến
B. t/đ của giao phối
C. t/đ của CLTN
D. ảnh hưởng của môi trường có bụi than.

Câu 3:
Cho chuỗi thức ăn sau:
Lúa -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn -> Đại bàng
Tiêu diệt mắt xích nào thì gây hậu quả lớn nhất cho quần xã?
A. Lúa và đại bàng
B. Ếch
C. Rắn và châu chấu
D. Châu chấu

Mọi người làm nhanh giúp tui nha. Thanks trc :)
 

JasonMraz

Member
Theo mình thì :1B.2A.3A
Giải thích hộ mình với zuz. Mình đọc trên sgk người ta bảo thông thường thì dùng hình thái là đc. Câu 2 thì mình thiên về ảnh hưởng của môi trường có bụi than hơn. Câu 3 thì mình hơi đắn đo vì chưa chắc đã có đại bàng, sợ đề sai
 

hoaitran

Member
Theo mình thì :1B.2A.3A
theo mình thì câu 2 phải là D. vì đây là một kiểu hình thành quần thể thích nghi. đầu tiên phải có đột biến để xuất hiện cá thể mài đen. sau đó dưới tác động của chọn lọc tự nhiên đào thải cá thể khác màu đen, đồng thời các cá thể màu đen giao phối với nhau tạo quần thể bướm màu đen. trường hợp này không hề liên quan đến môi trường, khói bụi than.
trường hợp này cũng giống trường hợp sâu ăn rau tại sao lại có màu xanh.
 

zuz

Member
theo mình thì câu 2 phải là D. vì đây là một kiểu hình thành quần thể thích nghi. đầu tiên phải có đột biến để xuất hiện cá thể mài đen. sau đó dưới tác động của chọn lọc tự nhiên đào thải cá thể khác màu đen, đồng thời các cá thể màu đen giao phối với nhau tạo quần thể bướm màu đen. trường hợp này không hề liên quan đến môi trường, khói bụi than.
trường hợp này cũng giống trường hợp sâu ăn rau tại sao lại có màu xanh.
Theo mình nghĩ đề bảo là tăng số lượng cá thể bướm màu đen.Tác dụng của đột biến đã tác động có nghĩa là đã xuất hiện kh bướm đen=> dưới ảnh hưởng của mt có bụi than=> chọn lọc tự nhiên theo hướng đào thải cá thể kém thích nghi=> quá trình giao phối làm tăng số lượng cá thể thích nghi hơn=> tăng số lượng cá thể bướm màu đen.
Vậy thì t/d của đột biến đâu có tham gia vào quá trình này.
 

zoo_ht

Member
Câu 2: Hiện tượng làm tăng cá thể màu bướm màu đen trên cây bạch dương ở vùng CN nc Anh không phụ thuộc vào:
A t/đ của đột biến
B. t/đ của giao phối
C. t/đ của CLTN
D. ảnh hưởng của môi trường có bụi than.

Mình nghĩ là 2A.
Vì trước đó quần thể bướm này là 1 quần thể đa hình, vừa có loại bướm đen, vừa bướm trắng. Nhưng do mt không có bụi than thì bướm trắng chiếm ưu thế nên st và p triển hơn, Đến khi mt có bụi than thì bướm trắng kém ưu thế, bướm đen chiếm ưu thế nên được CLTN tích lũy dần.Đột biến không có tác dụng trong việc làm xuất hiện hay tăng cá thể bướm đen.
Điểm quan trọng là k phải do mt có bụi than nên bướm trắng mới đột biến thành bướm đen.
 

JasonMraz

Member
uk. bài này thầy tớ cũng chữa là A :cry: ai cũng điền thế, đành chấp nhận vậy, lúc đầu tớ thì thiên về D hơn. Nhưng đó là sự hình thành đặc điểm thích nghi, còn đây đề hỏi là làm tăng.
 
Câu 2: Hiện tượng làm tăng cá thể màu bướm màu đen trên cây bạch dương ở vùng CN nc Anh không phụ thuộc vào:
A t/đ của đột biến
B. t/đ của giao phối
C. t/đ của CLTN
D. ảnh hưởng của môi trường có bụi than.

Mình nghĩ là 2A.
Vì trước đó quần thể bướm này là 1 quần thể đa hình, vừa có loại bướm đen, vừa bướm trắng. Nhưng do mt không có bụi than thì bướm trắng chiếm ưu thế nên st và p triển hơn, Đến khi mt có bụi than thì bướm trắng kém ưu thế, bướm đen chiếm ưu thế nên được CLTN tích lũy dần.Đột biến không có tác dụng trong việc làm xuất hiện hay tăng cá thể bướm đen.
Điểm quan trọng là k phải do mt có bụi than nên bướm trắng mới đột biến thành bướm đen.
Đáp án A là đúng rồi. Một nhân tố vô cùng quan trọng ở trong trường hợp này là chim. Chim là nhân tố chọn lọc chính trong trường hợp này. Bướm màu trắng hay màu đen liên quan đến khả năng ngụy trang của nó trong môi trường để giảm tỉ lệ bị các loài chim ăn chúng phát hiện ra.

Nếu sau này các bạn học sâu hơn nữa về tiến hóa thì câu chuyện kô chỉ đơn giản là hai loại bướm trắng và đen đậu trên cây bạch dương (màu trắng) hoặc cây bạch dương dính khói bụi (màu đen) mà còn liên quan đến loại địa y trên vỏ bạch dương và khả năng nhìn của loại chim ăn thịt những con bướm này (nó có khả năng nhìn khác với khả năng nhìn của con người, đặc biệt là khả năng phát hiện ra các ánh sáng vùng tím hoặc tử ngoại)
 

Facebook

Top