What's new

Vai trò của các chất Detergent trong quy trình tách chiết DNA?

#1
Vai trò của các chất Detergent trong quy trình tách

Xin chào mọi người.
? Mong mọi người góp ý cho vấn đề "Vai trò của các chất Detergent (Ví dụ: SDS, Triton X-100, CTAB....) trong quy trình tách chiết DNA?".
? ?Mọi ý kiến đóng góp của các bạn đều có một ý nghĩa rất lớn.
?Thân
 
Chào Tuệ.
?Câu trả lời rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên, sẽ có người hỏi: Cơ chế tác dụng của các detergent như thế nào?
?Mỗi bài viết của chúng ta đều có giá trị tham khảo, do đó các bạn nên viết bài viết chi tiết và cụ thể hơn nhé.
Thanks
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Luyện Quốc Hải said:
Chào Tuệ.
 Câu trả lời rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên, sẽ có người hỏi: Cơ chế tác dụng của các detergent như thế nào?
 Mỗi bài viết của chúng ta đều có giá trị tham khảo, do đó các bạn nên viết bài viết chi tiết và cụ thể hơn nhé.
Thanks
Nghĩa tiếng Anh của từ detetgent khá rộng = các chất tẩy rửa, trong khi đó phạm vi câu hỏi của bạn khu trú ở "các chất hoạt động (hóa) bề mặt". Hãy tham khảo ở Wikipedia tiếng Anh và nếu có thể thì dịch tiếp sang tiếng Việt

http://en.wikipedia.org/wiki/Surfactant

Chất hoạt hóa bề mặt
 
Các chất Detergent có tính kiềm. pH kiềm làm thay đổi điện tích, tính acid base... của các đơn phân amino acid nên có thể làm đứt gãy các liên kết trong phân tử protein (cầu nối disulfide, liên kết peptide, liên kết hydro, liên kết Van de Waals), dẫn tới làm mất cấu hình của nó hoặc làm đứt gãy mạch polypeptide. Các enzyme khi đó sẽ bị mất chức năng .Còn các protein màng sẽ bị biến tính dẫn tới cấu trúc màng bị "lỏng hơn" và kết quả là màng bị phá.
 
Em không rõ Detergent là cái gì( anh Hải có thể giải thích thêm được không? :roll: ). Theo như anh Tuệ thì Detergent có tính kiềm. Em nghĩ Detergent có tác dụng phá vỡ màng tế bào đơn giản là vì: trong các chất tẩy rửa có chứa NaOH, các chất kiềm có khả năng thủy phân lipit( hóa học 8). Mà cấu tạo màng tế bào chủ yếu là lớp photpholipit kép.
=> ?màng TB bị phá.
có lẽ đây là nguyên nhân chính chứ như anh Tuệ nói:
"các protein màng sẽ bị biến tính dẫn tới cấu trúc màng bị "lỏng hơn" và kết quả là màng bị phá."
chỉ là nguyên nhân phụ thôi.
 
Em không rõ Detergent là cái gì( anh Hải có thể giải thích thêm được không? :roll: ). Theo như anh Tuệ thì Detergent có tính kiềm. Em nghĩ Detergent có tác dụng phá vỡ màng tế bào đơn giản là vì: trong các chất tẩy rửa có chứa NaOH, các chất kiềm có khả năng thủy phân lipit. Mà cấu tạo màng tế bào chủ yếu là lớp photpholipit kép.
=>  màng TB bị phá.
có lẽ đây là nguyên nhân chính chứ như anh Tuệ nói:
"các protein màng sẽ bị biến tính dẫn tới cấu trúc màng bị "lỏng hơn" và kết quả là màng bị phá."
chỉ là nguyên nhân phụ thôi.
 
Detergent tiếng Anh nghĩa là chất tẩy, như nước javel chẳng hạn.
Thực chất, lớp phospholipid trên màng không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chất detergent đâu. Chính các protein màng mới bị ảnh hưởng làm cấu trúc màng bị rời rạc ra và dẫn tới màng bị phá vỡ.
Have a nice day!!!
 
Hồng cũng nghĩ như bạn Nhung : vì trong detergent có chứa NaOH nên nó hỗ trợ quá trình phân giải tế bào bằng cách loại bỏ các phân tử lipid , làm cho màng tế bào bị phá vỡ . ?:)
VD: Dùng SDS để phân giải tế bào của E.coli và những vi khuẩn liên quan .
Một số detetgent còn giúp tủa DNA bằng cách hình thành một phức hợp không tan với các nucleic acids.
VD: Khi CTAB được thêm vào để ly trích tế bào thực vật thì phức hợp nucleic acid-CTAB sẽ lắng xuống do quá trình ly tâm , còn các carbohydrate , protein và những tạp chất khác thì nổi trên bề mặt , người ta thu nhận phức hợp nucleic acid – CTAB và sau đó cho chúng kết thành viên tái lơ lửng trong dung dịch NaCl 1 M . Dung dịch này có tác dụng phá vỡ phức hợp . Sau đó, các nucleic acids được cô đặc bằng cồn , còn RNA bị phân giải bằng cách thêm vào ribonuclease .
Ngoài ra ,trong quá trình tách DNA plasmid khỏi DNA vi khuẩn , đối với phương pháp phân tách theo kích thước , người ta cho non-ironic detergent để phân giải tế bào ( như : Triton X-100 , chứ không dùng ironic detergent , như SDS , vì chất này làm phá vỡ nhiễm sắc thể vi khuẩn) . Nhờ vậy , có rất ít DNA vi khuẩn bị vỡ , sau đó, đem ly tâm , ta sẽ thu được một dịch tan , bao gồm những plasmids gần như nguyên vẹn lơ lửng trong dung dịch , còn các phân đoạn DNA lớn và những mảnh vụn tế bào thì lắng xuống đáy tube.
Đó là những gì mình biết , còn cơ chế làm biến tính các enzyme nội bào của detergent thì mình chưa rõ , mong mọi người giải thích giúp ?:) . Thanks a lot ? :p
Have a nice day , everbody .
 

junmy95010

New member
Em cũng đang vật vã với mấy cái câu hỏi về tách chiết ADN trong sách sinh học lớp 10 nâng cao bảo là kiềm(chất tẩy rửa) dùng để phá vỡ màng tế bào và màng nhân nhưng em không biết cơ chế ra sao trong hoá học lớp 9 có nói là lipit bị thuỷ phân do kiềm (hay còn gọi là phản ứng xà phòng hoá)nhưng phản ứng này phải có nhiệt xúc tác cơ còn cái chất tẩy rửa phá vỡ các liên kết trong protein làm biến tính protein thì em chưa biết thế nào
 

Facebook

Top