What's new

Vấn đề về công thức tính hệ số trùng hợp (hoán vị gen)

Mr Zek

Member
Ui anh ơi, sao khó quá vậy, em đọc mà chả hiểu gì hết anh ạ. Anh ơi, bao giờ thì mới học tới những cái đó vậy?:cry:
 
Khi tính khoảng cách giữa v và b đề lại dùng công thức:
[(37+33+11+9)/500].100% = 18% = 18cM
Nhưng theo quyển học thay sách của cô thì khoảng cách trên phải tính là:
[(37+33+(11+9)/2)/500].100% = 16% = 16 cM
Và khoảng cách giữa b và lg là:
[(64+56+(11+9)/2)/500].100% = 26% = 26 cM
Như vậy thì v 16 b 26 lg và v 42 lg.
Ta có tỷ lệ của các cá thể mang gen liên kết:
(165+125)/500.100% = 58%
=> Khoảng cách v-lg là 100%-58% = 42% (rất logic)
Trở lại cái đề, nếu v 18 b 28 lg và v 46 lg
100%-58% = 42% = 46% ?????????:please::mygod::botay::???:
Tui thấy rất là phi logic.
Làm rõ chuyện này nhe!
Đây là đề tui lấy từ http://www.chuyenquangtrung.com.vn/ đó!
 

Mr Zek

Member
Anh ơi, bao giờ mới học tới những thứ này vậy hả anh? Trả lời giùm em đi, em cũng muốn đi thi đội tuyển quốc gia để thử sức mình, em mới học lớp 10 thui.
 

yueyukito

Member
mình cũng hok bik giải thích sao về trường hợp này nhưng mà theo mình nếu bạn tính khoảng cách giửa hai gen như thế thì phải chứ xét luôn cặp gen trao đổi chéo kép chứ vì theo lí thuyết thì chúng vẫn đi chung với nhau trên một NST nên vẫn dc gọi là LK=> cách tính khoảng cách giữa 2 gen v và lg bạn không thể tính theo cách thông thường như thế dc :mrgreen:.Đấy chỉ là suy nghĩ của mình thui nếu sai mong các bạn góp ý.
 
mình cũng hok bik giải thích sao về trường hợp này nhưng mà theo mình nếu bạn tính khoảng cách giửa hai gen như thế thì phải chứ xét luôn cặp gen trao đổi chéo kép chứ vì theo lí thuyết thì chúng vẫn đi chung với nhau trên một NST nên vẫn dc gọi là LK=> cách tính khoảng cách giữa 2 gen v và lg bạn không thể tính theo cách thông thường như thế dc :mrgreen:.Đấy chỉ là suy nghĩ của mình thui nếu sai mong các bạn góp ý.
Như vậy khi tính khoảng cách v-b và b-lg có phải nên lấy (11+9)/2 hay lấy 11+9 thôi. Theo bạn thì sao?:???:
 

huyền my

Member
Cái này bác Lưu giải thích là do hiện tượng nhiễu nghĩa là trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm trên nst ngăn cản các trao đổi chéo khác ở những điểm lân cận, đại lượng nhiễu ấy chính là cái hệ số trùng lặp.
 

yueyukito

Member
Vậy theo bạn vấn đề này suy nghĩ làm sao? cái bài giải cáio đúng hay là bạn Silver Dragon nói đúng
 
Em xin giải thích thêm nha:
Muốn tính tần số TĐC giữa b và v ta phải sử dụng tất cả các tổ hợp chứa b và v; và chứa +, + chứ không phải đem chia cho 2 đâu. Cái này mọi người muốn rõ thì xem trong cuốn "Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập DI TRUYỀN HỌC" của thầy Đỗ Lê Thăng thì sẽ rõ hơn nhiều.:???:
 
Em xin giải thích thêm nha:
Muốn tính tần số TĐC giữa b và v ta phải sử dụng tất cả các tổ hợp chứa b và v; và chứa +, + chứ không phải đem chia cho 2 đâu. Cái này mọi người muốn rõ thì xem trong cuốn "Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập DI TRUYỀN HỌC" của thầy Đỗ Lê Thăng thì sẽ rõ hơn nhiều.:???:
Bạn xem kỹ bài viết của tui đi. Tui đã nêu rõ điểm không hợp lý trong việc tính khoảng cách giữa b v rồi đó. Vả lại cách tính đem chia cho 2 là theo tài liệu học thay sách của cô dạy đội tuyển (của Bộ GD&ĐT đàng hoàng), không phải tui tự chế đâu!!!:mygod:
 

yueyukito

Member
Nếu vậy thì tại sao bạn không thử tìm hiểu cuốn sách đó thử xem nó giải thích như thế nào. SGK của bộ đôi lúc còn có chỗ bất câp nữa mà (nói nhỏ thui nha hi):):mrgreen:
 
Cái chỗ đó phải tính như sau mới đúng:
Tần số trao đổi chéo kép là:(11+9)/500=4%
Lại có: tần số trao đổi chéo=tần số trao đổi chéo kép+ tổng tần số trao đổi chéo đơn
Suy ra: 46%= 100%- 58%+ 4%
Đúng không nào?:hoanho::hoanho:
Cái mà bạn tính như vậy là đã thiếu hẳn mất cái tần số trao đổi chéo kép rùi còn gì.:botay:
 

Facebook

Top