What's new

Vi khuẩn E.Coli và sự sao mã...

Nhân đôi 40 phút một lần mà phân chia 22 phút một lần thì đúng là vô lý thật.
Nhưng mà lại có lý mới hay: thật ra E.coli nó có thể chứa nhiều NST đã hoặc đồng thời đang nhân đôi (dồn lại từ trước), do đó có thể phân chia nhanh hơn thời gian nhân đôi trong pha hàm mũ. Nhưng khi xài hết đồ dự trữ đó, hoặc trước khi có hàm mũ, thì E.coli lại nhân đôi rất chậm. Do đó nếu tính số lượng E.coli thu được sau một khoảng thời gian thì không thể chia cho con số 20 phút được.

(Prescott et al, Microbiology)
 
Nhân đôi 40 phút một lần mà phân chia 22 phút một lần thì đúng là vô lý thật.
Nhưng mà lại có lý mới hay: thật ra E.coli nó có thể chứa nhiều NST đã hoặc đồng thời đang nhân đôi (dồn lại từ trước), do đó có thể phân chia nhanh hơn thời gian nhân đôi trong pha hàm mũ. Nhưng khi xài hết đồ dự trữ đó, hoặc trước khi có hàm mũ, thì E.coli lại nhân đôi rất chậm. Do đó nếu tính số lượng E.coli thu được sau một khoảng thời gian thì không thể chia cho con số 20 phút được.

(Prescott et al, Microbiology)
Hic, em không hiểu lắm, anh có thể nói rõ hơn không?
 
Dễ hiểu mà. Tốc độ phân chia 20 phút/lần là tốc độ phân chia trong pha log (dịch là pha hàm mũ đấy). Sở dĩ có được tốc độ phân chia này là do trước đó trong pha lag, con E.coli đã phân chia rất chậm và có nhiều trường hợp thay vì chứa 1 NST dạng vòng thì nó chứa tới 4 hoặc 5 NST dạng vòng như vậy, và đặc biệt hơn là tất cả, hoặc một số NST này đồng thời đang nhân đôi. Sự tích lũy này dẫn đến phân chia bùng nổ trong pha log, nhưng chỉ kéo dài được một thời gian vì sẽ có lúc mỗi con E.coli chỉ còn lại đúng duy nhất 1 NST. Lúc đó tốc độ phân chia của nó không thể lớn hơn tốc độ nhân đôi của NST của nó được.
Đáp án của bạn lucky_boy hơi máy móc và sẽ dấn tới nhiều thắc mắc nữa.
 
Có nghĩa là trong pha lag, E.coli nhân thêm NST nhưng lại không phân chia nên đến pha log có thể giảm bớt thời gian (hoặc bỏ qua) giai đoạn tự nhân đôi của NST. Điều này dẫn đến thời gian nhân đôi tế bào giảm. Phải không ạ?
 

Facebook

Top