What's new

Xin tài liệu về toán di truyền

00792

Moderator
Liên kết gen và hoán vị!

Câu 1: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Câu 2: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen.

Câu 3: Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3 B. 10 C. 9 D. 4

Câu 4: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.
C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài. D. giao tử của loài.

Câu 5: Bằng chứng của sự liên kết gen là
A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử.
B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
C. hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân.
D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng.

Câu 6: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.

Câu 7: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn.
C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

Câu 9: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là
A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II
C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I
D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân

Câu 10: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác gen. D. hoán vị gen.

Câu 11: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ
A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục.
B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn.
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.

Câu 12: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.

Câu 13: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn. Nếu có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21% thì hai tính trạng đó di truyền
A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết hoàn toàn.

Câu 14: Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?
A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.

Câu 15: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen Ab/aB. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
D. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ.

Câu 16: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

Câu 17: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?
A.AB/ab B.Ab/Ab C. Aa/bb D.Ab/ab

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 19: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
B. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.
C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
D. các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Câu 20: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 21: Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì
A. đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.
B. giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.
C. trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%.
D. tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.

Câu 22: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ. B. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ. D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
 

00792

Moderator
1.Ở ruồi giấm, than xám trội so với than đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài
thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân
đen, cánh cụt thu được tỉ lệ :
A.4 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
B.3 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
C.2 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
D.1 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
2.Điều nào sao đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50% :
A.Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.
B.Các gen có xu hướng lien kết là chủ yếu.
C.Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi cromatit của cặp tương đồng.
D.Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
3.Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là :
A.Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.
B.Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C.Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D.Các gen trong nhón liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
4.Điều nào không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị :
A. Để xác định sự tương tác giữa các gen.
B. Để xác định trình tự các gen trên cùng NST.
C. Để lập bản đồ di truyền NST.
D. Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST.
5.Khi lai ruồi giấm thân xám cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen cánh cụt thu được F1 toàn thân xám cánh
dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen cánh cụt thu được tỉ lệ : 1 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
Để giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng :
A.Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST.
B.Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn.
C.Màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định.
D.Do tác động đa hiệu của gen.
6.Khi lai ruồi giấm thân xám cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen cánh cụt được F1 toàn thân xám cánh dài.
Cho con cái F1 lai với con đực thân đen cánh cụt thu được tỉ lệ : 0,415 xám dài : 0,415 đen cụt : 0,085 xám cụt :
0,085 đen dài. Để giải thích kết qua phép lai, Moocgan cho rằng :
A.Có sự hoán vị giữa 2 gen không tương ứng.
B.Có sự phân li độc lập của hai cặp gen trong giảm phân.
C.Có sự phân li không đồng đều của hai cặp gen trong giảm phân.
D.Có sự hoán vị giữa 2 gen tương ứng.
7.Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hính ở ruồi F2 như thế nào :
A.3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
C.1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
C.3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
D.3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực).
8.Hoán vị gen có hiệu quả đối với với kiểu gen nào :
A.Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
B.Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C.Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
D.Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.

9.Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là :
A.Sự trao đổi chéo những đoạn không tương ứng của cặp NST tương đồng đưa đến sự hoán vị các gen alen.
B.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng đưa đến sự hoán vị các gen
C.Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 cromatit của cùng một NST.
D.Sự trao đổi chéo những đoạn không tương ứng của cặp NST tương đồng.
10.Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn :
A.Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp.
B.Tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các lời sinh sản hữu tính
C.Tạo được nhiều alen mới
D.Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
11.Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì :
A.Để xác định số nhóm gen liên kết.
B.Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C.Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị.
D.Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
12.Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết :
A.Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen lien kết.
B.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
C.Số nhóm gen lien kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.
D.Số nhóm tính trạng di truyền lien kết tương ứng với số nhóm gen lien kết.
 

00792

Moderator
Quy luật liên kết giới tính

1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST) quy định tính trạng thường:
A. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX
B. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
C. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY
D. Có hiện tượng di truyền chéo

2. Bệnh di truyền nào dưới đây cho phép người bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường:
A. Bệnh máu khó đông
B. Bệnh teo cơ
C. Bệnh mù màu
D. Bệnh huyết cầu đỏ hình liềm

3. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi:
A. Oatxơn và Cric
B. Menđen
C. Coren và Bo
D. Moocgan

4. Bệnh nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể Y:
A. Máu khó đông
B. Tật dính ngón tay số 2 và số 3
C. Bệnh teo cơ
D. Mù màu

5. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là:
A. Luôn di truyền theo dòng bố.
B. Chỉ biểu hiện ở con đực
C. Được di truyền ở giới dị giao tử
D. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn

6. Hiện tượng con đực mang cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở:
A. Chim, bướm và một số loài cá
B. Động vật có vú
C. Bọ nhậy
D. Châu chấu, rệp

7. Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính :
A. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính
B. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen
C. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X
D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính

8. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân?
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai
B. bố di truyền tính trạng cho con trai.
C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.
D.Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ

9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể (NST) giới tính X ở người:
A. Bố mang gen sẽ di truyền gen bệnh cho một nữa số con gái
B. Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện người nữ mắc bệnh
C. Bệnh khó biểu hiện ở nữ do đa số ở trạng thái dị hợp
D. Bệnh dễ biểu hiện ở người nam

10. Trong di truyền qua tế bào chất
A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau
B.Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục đực
C. Vai trò của cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đóng vai trò quyết định
D. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái

11. sự di truyền của các bệnh tật được quy định bởi gen đột biến trên NST Y ở người có đặc điểm như thế nào?
A. Tính chất trội hoặc lặn của gen đột biến không có ý nghĩa
B.Bố luôn truyền bệnh cho con trai
C. Chỉ biểu hiện ở người nam
D. Tất cả đều đúng

12. Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X
B. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường
C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y
D. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính

13. ADN ngoài nhân có cấu trúc tương tự:
A. rARN
B. ADN của vi khuẩn hoặc virut
C. ADN ở vùng nhân con
D. ADN trong nhân

14. Ý nghĩa trong của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là đối với y học là
A. Giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền liên kết với giới tính
B. Giúp hạn chế sự xuất hiện trong trường hợp bất thường của cặp NST giới tính
C. Giúp hiểu được nguyên nhân và cơ chế gây ra các trường hợp bất thường về số lượng của cặp NST giới tính
D. Giúp phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm

15. Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?
A. Thân cao x thân thấp và con 50% thân cao: 50% thân thấp
B. Bố: Hồng cầu hình liềm nhẹ x Mẹ bình thường và con: 50% hồng cầu hình liềm nhẹ: 50% bình thường.
C. Ruồi cái mắt trắng lai với ruồi đực mắt đỏ và con: 50% ruồi đực mắt trắng: 50% ruồi cái mắt đỏ.
D. Cả A, B, C.

16. Ở một loài, có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn nhưng tỉ lệ này không phân bố đều ở cá thể đực và cái. Tỉ lệ này xảy ra trong trường hợp :
A. Các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường, gen trội át chế hoàn toàn gen lặn
B. Gen nằm ngoài nhân
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y
D. Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, gen trội là trội hoàn toàn

17. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y
B. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể thường
C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y
D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính

18. Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là gì?
A. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai.
B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân.
C. Phát hiện các gen di truyền liên kết với giới tính.
D. Cả A, B, C.

19. Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Di truyền qua NST do gen trong nhân quy định.
B. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền
C. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST.
D.Đột biến gen có thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất.

20. Những tế bào nào dưới đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng
A. Các tế bào sinh tinh, sinh trứng ở giai đoạn sinh trưởng
B. Giao tử bất thường dạng n + 1
C. Tế bào bình thường lưỡng bội
D. Giao tử bất thường dạng n - 1

21. Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do:
A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân.
B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp
C. Đb bạch tạng do gen trong ti thể
D. ĐB bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh.

22. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
A. Hội chúng Tớcnơ
B. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm
C. Bệnh teo cơ
D. Hội chứng Claiphentơ

23. Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào?
A. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
B. Có hiện tượng di truyền chéo
C. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái
D. chỉ biểu hiện ở cơ thể XY


24. Hiện tượng di truyền lạp thể đã được phát hiện bởi:
A. Đacuyn
B. Moocgan
C. Coren và Bo
D. Menđen

25. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi:
A. Menđen
B. Moocgan
C. Coren và Bo
D. Oatxơn và Cric

26. Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể Y là:
A. Có hiện tượng di truyền chéo
B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY
C. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
D. Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp ở cơ thể XX

27. người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:
A. bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X
B. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
C. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X
D. bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y

28. Trong trường hợp di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên các NST giới tính X, kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau do:
A. Do có hiện tượng di truyền thẳng, cơ thể XY sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau
B. Do sự khác biệt trong cặp NST giới tính ở cơ thể bố và mẹ nên bố mẹ không đóng vai trò như nhau trong quá trình di truyền các tính trạng
C. Có sự thay đổi quá trình làm bố, làm mẹ trong quá trình lai
D. Do có hiện tượng di truyền chéo, cơ thể XX sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau

29. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X:
A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
B. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau
C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
D. Có hiện di truyền chéo

30. Để phân biệt hiện tượng di truyền qua các gen nằm trên NST thường với hiện tượng di truyền liên kết với NST giới tính X người ta dựa vào các đặc điểm nào?
A. Gen trên NST thường không có hiện tượng di truyền chéo
B. Gen trên NST thường cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch
C. Gen trên NST thường luôn luôn biểu hiện giống nhau ở cả hai giới
D. Tất cả đều đúng

31. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:
A. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện ở một nửa số con trai
B. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp
C. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế
D. Bố mẹ mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái

32. Bệnh nào dưới đây của người bệnh là do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
A. Hội chứng Tơcnơ
B. Bệnh mù màu
C. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm
D. Hội chứng Claiphentơ

33. Bệnh máu khó đông ở người rất khó gặp ở nữ do:
A. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới tính X, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải ở trạng thái đồng hợp. Người nam XY do chỉ có một NST giới tính X nên chỉ cần một gen là đủ để gây bệnh
B. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới t ính X, người nữ mắc bệnh sẽ có biểu hiện nặng nề hơn so với người nam do đó bị chết sớm dẫn đến kết quả là bệnh ít gặp ở người nữ hơn so với nam
C. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới t ínhY nên chỉ biểu hiện ở người nam, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải xảy ra đột biến chuyển đoạn NST mang gen đột biến qua NST X
D. A và C đúng

34. Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm
B. Tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai
C. chọn đôi giao phối thích hợp dể tạo ra các biến dị tổ hợp monhgmuốn
D. tất cả đều đúng

35. Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST Giới tính X ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do:
A. Ở người nam gen lặn biểu hiện trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế
B. Do trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh cho con trai
C. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không gây biểu hiện ở người nữ XX
D. Ở người nam gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh

36. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Ở đa số loài, giới tính hình thành do sự phân hóa các loại trứng hoặc chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
B. Môi trường hoàn toàn không đóng vai trò gì trong quá trình hình thành giới tính.
C. Ở hầu hết các loài, giới tính do cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX và XY quy định
D. Ở một số ít loài, giới tính có thể được xác định trước khi thụ tinh hoặc sau khi thụ tinh.

37. Bản chất của gen ngoài nhiễm sắc thể là :
A. Phagờ
B. Prôtêin
C. ADN
D. ARN
 

Khackhiempk

Member
23. Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào?
A. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
B. Có hiện tượng di truyền chéo
C. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái
D. chỉ biểu hiện ở cơ thể XY
vậy bạn cho mình hỏi cơ thể XXY có biểu hiện được không
 

Khackhiempk

Member
22. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
A. Hội chúng Tớcnơ
B. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm
C. Bệnh teo cơ
D. Hội chứng Claiphentơ
bệnh này nếu mình hiểu không nhầm thì là thiếu máu hồng cầu hình liềm đúng không, nếu thế thì là do đột biến gen trội nha, nó là do đột biến HbA-> HbS
2. Bệnh di truyền nào dưới đây cho phép người bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường:
A. Bệnh máu khó đông
B. Bệnh teo cơ
C. Bệnh mù màu
D. Bệnh huyết cầu đỏ hình liềm
câu này theo mình là bệnh máu khó đông, mù màu ảnh hưởng đến thị giác, tácđộng trực tiếp đến sinh hoạt của bệnh nhân, máu khó đông chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân nếu như chẳng may người đó bị thương, chảy máu, hoặc trong các ca mổ.... -> cuộc sống của họ gần như bình thường
 
bệnh này nếu mình hiểu không nhầm thì là thiếu máu hồng cầu hình liềm đúng không, nếu thế thì là do đột biến gen trội nha, nó là do đột biến HbA-> HbS
thứ nhất đây là đột biến trội như cậu nói, thứ 2 là gen này nằm trên NST thường
-->chỉ có thể là bệnh teo cơ-->đáp án C

câu này theo mình là bệnh máu khó đông, mù màu ảnh hưởng đến thị giác, tácđộng trực tiếp đến sinh hoạt của bệnh nhân, máu khó đông chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân nếu như chẳng may người đó bị thương, chảy máu, hoặc trong các ca mổ.... -> cuộc sống của họ gần như bình thường
tớ nghĩ bệnh mù màu là đúng rồi,người ta nói là gần như mà, hằng ngày thì việc va chạm, chảy máu có thể xảy ra lắm chứ-->khó mà sống bt đc.^^
 

Babyphong

Member
thứ nhất đây là đột biến trội như cậu nói, thứ 2 là gen này nằm trên NST thường
-->chỉ có thể là bệnh teo cơ-->đáp án C


tớ nghĩ bệnh mù màu là đúng rồi,người ta nói là gần như mà, hằng ngày thì việc va chạm, chảy máu có thể xảy ra lắm chứ-->khó mà sống bt đc.^^
Theo mình là bệnh mù màu.Vì bệnh này chẳng qua là nhìn mọi vật như...tivi đen trắng nên ko ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Còn bệnh máu khó đông thì cực kủng. Ta k0 thể tránh đc bị chảy máu. Dù 1 vết xước nhỏ đủ dể làm ng bị máu khó đông lo sốt vó lên
 

Babyphong

Member
mình nói thật mình chỉ làm những bài có sẵn đáp án thui.Mấy bài ko có đa ko biết đâu mà mò, cứ mù mắt mà làm sai thì sao.:phipheo:
Đây mình có bài tập và lời giải chi tiết mọi ng cùng xem:wink::wink:
 

Attachments

Similar threads

Facebook

Top